Thánh địa Mỹ Sơn:

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng Tour – Tuyến (Trang 38 - 41)

- Giới thiệu khái quát:

Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng kín đáo, có đường kính chừng 2km, xung quanh là đồi núi. Với hơn 70 công

trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm suất từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ XV. Bằng vật liệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc độc đáo, liên hoàn: Đền chính thờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất. Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại đến ngày nay vẫn còn để

lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy hoàng của văn hóa kiến trúc Chămpa cũng như của Đông Nam Á. Một thời lịch sử, kiến trúc mang phong cách riêng, cũng như mỗi đền tháp thờ những vị thần, những triều vua khác nhau tạo nên đường nét kiến trúc đầy dấu ấn, nhưng nhìn chung tháp Chàm đều được xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm 3 phần: Đế tháp biểu hiện thế giới trần gian, vững chắc. Thân tháp tượng hình của thế giới thần linh , kỳ bí mê hoặc. Phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây lá, chim muông, voi, sư tử…Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới 12/1999.

- Nhận xét chung: + Tích cực:

 Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm cách Hội An 45km về phía tây, cách Đà Nẵng 70km về phía tây nam, có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi để đón tiếp du khách.

 Việc quảng bá du lịch ở khu đền tháp Mỹ Sơn cũng được UBND tỉnh và sở du lịch Quảng Nam rất quan tâm, đã có nhiều các sự kiện quan trọng diễn ra ở Mỹ Sơn trong khuôn khổ năm du lịch Quảng Nam với chủ đề “Quảng Nam – một điểm đến 2 di sản” được truyền hình trực tiếp tại 3 địa điểm là: đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, khu kinh tế mở Chu Lai; ngày 18/10/2006, các bộ trưởng trưởng đoàn Du lịch của 21 nền kinh tế thành viên APEC tham quan khu di tích Mỹ Sơn.

 Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Mỹ Sơn hết sức độc đáo, đặc biệt là kỹ thuật kết dính vật liệu trong việc xây dựng đền tháp ở Mỹ Sơn vẫn luôn là một bí ẩn kích thích không chỉ chí tò mò của du khách mà còn cả sự tìm tòi, nghiên cứu và đam mê khám phá của các nhà khoa học.

 Tại khu du lịch đền tháp Mỹ Sơn đã có bãi đỗ xe rộng rãi, khu nhà vệ sinh hiện đại, xe đưa đón khách đến khu đền tháp, nhà hướng dẫn với bản đồ trực quan, nhà biểu diễn nghệ thuật Chăm phục vụ du khách tại chỗ.

 Để nâng cao tính hấp dẫn cho khu du lịch Mỹ Sơn, từ tháng 4/2007, lần đầu tiên tỉnh Quảng Nam sẽ cho mở tour du lịch khám phá Mỹ Sơn vào ban đêm, kéo dài trong 2 ngày một đêm, kết nối hai di sản văn hoá thế giới Hội An và Mỹ Sơn cùng với du lịch làng quê. Nét đặc sắc của tuor này là ở chô sẽ cho du khách cảm nhận sự lung linh huyền ảo của khu đền tháp cổ kính với hệ thống chiếu sáng cùng với trích đoạn nhạc lễ, vũ điệu cung đình Chămpa. Chương trình du lịch này có thể làm tăng lên đáng kể tính hấp dẫn du lịch của khu đền tháp Mỹ Sơn.

+ Hạn chế:

 Chưa có nhiều sự tìm tòi nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng cho Mỹ Sơn, chương trình du lịch nói chung vẫn còn đơn giản, nghèo nàn. Lượng khách đến Mỹ Sơn tăng đều qua từng năm nhưng chủ yếu là do kết hợp với các điểm tham quan khác như Hội An, Đà Nẵng…chứ chưa thực sự tạo ra dấu ấn nổi bật thu hút du khách lưu trú qua đêm để tăng thêm doanh thu từ du lịch cho nhân dân huyện Duy Xuyên vốn còn rất nghèo.

 Dịch vụ ở đây chưa phong phú, xe chở khách vẫn còn ít làm cho khách phải chờ đợi lâu dưới trời nắng nóng, nhà chờ cho khách còn chật hẹp, các dịch vụ bổ sung hầu như không có. Những điều này cộng thêm với chương trình du lịch chưa phong phú hấp dẫn chính là nguyên nhân không thu hút được khách nghỉ qua đêm tại Mỹ Sơn.

* Nh ận xét chung:

+ Tích cực:

Quảng Nam là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn. Với 2 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, với điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Quảng Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước, đồng thời đây cũng là nơi lý tưởng để tổ chức các sự kiện lớn

mà gần đây nhất là Hội nghị bộ trưởng du lịch APEC (diễn ra vào tháng 9, 10/2006).

Bên cạnh đó tỉnh cũng rất chú trọng đến việc xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng sản phẩm mới thông qua việc tổ chức những sự kiện, hội chợ và chương trình du lịch theo chủ đề như: Quảng Nam – một điểm đến 2 di sản; “Du lịch hội mùa xuân” diễn ra ở Hội An, Mỹ Sơn, Chu Lai; Du lịch sông nước và làng nghề truyền thống; Hội An – Cảm xúc mùa hè; Du lịch khám phá văn hoá các dân tộc và đường Hồ Chí Minh huyền thoại; Chu Lai – Hành trình vùng đất mở; Năm du lịch Quảng Nam 2006 – Năm môi trường, chất lượng du lịch.

Du lịch cộng đồng được quan tâm và phát triển rất hiệu quả đặc biệt là ở Hội An.

+ Hạn chế:

Quảng Nam cần phải tập trung khai thác có hiệu quả hơn nữa khu thánh địa Mỹ Sơn, và có sự kết hợp giữ hai di sản thế giới với các cụm du lịch khác ở phía tây để tăng thêm tính hấp dẫn cho du của tỉnh, đồng thời giúp kinh tế du lịch ở vùng phía tây ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng Tour – Tuyến (Trang 38 - 41)