Tìm hiểu thực trạng dạy học bài tập vật lí ở một số trường THPT miền núi

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực , tự lực của học sinh miền núi khi dạy học bài tập vật lý (Trang 29 - 35)

TRƢỜNG THPT MIỀN NÚI

1.6.1. Mục đích

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi điều tra, khảo sát thực trạng dạy học bài tập Vật lí với mục đích:

- Tìm hiểu về cơ sở vật chất phục vụ dạy học;

- Tìm hiểu việc sử dụng các phương pháp dạy học bài tập Vật lí, những thuận lợi và khó khăn trong dạy và học bài tập vật lí của giáo viên và học sinh THPT miền núi;

- Tìm hiểu tính tích cực và tự lực giải bài tập vật lí của học sinh miền núi; - Trên cơ sở điều tra thực tế, phân tích hạn chế, khó khăn để tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục nhằm phát huy tính tích cực và tính tự lực học tập của học sinh qua các giờ giải bài tập Vật lí.

Tư duy giải bài

toán vật lí Phân tích Phương pháp giải bài toán cụ thề Mục đích sư phạm Xác định kiểu hướng dẫn Phương pháp hướng dẫn giải bài toán cụ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.6.2. Phƣơng pháp

Để đạt được mục đích nói trên, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:

- Điều tra qua giáo viên: Trao đổi trực tiếp, dùng phiếu điều tra, hỏi ý kiến, xem giáo án, dự giờ;

- Trao đổi với lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn, tham quan các phòng dạy học bộ môn;

- Điều tra qua học sinh: trao đổi trực tiếp, dùng phiếu điều tra.

1.6.3. Kết quả điều tra

Chúng tôi đã thực hiện điều tra, trao đổi với giáo viên và học sinh lớp 12 THPT ở các trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang: Trường THPT Tân Yên số 1; Trường THPT Sơn Động số 1; Trường THPT Lục Nam. Căn cứ vào thông tin thu nhận được qua điều tra, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:

1.6.3.1. Cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học

- Nhìn chung cả ba trường chúng tôi điều tra đều thiếu phòng học vì thế học sinh phải học hai ca.

- Về phòng thí nghiệm và dụng cụ thí nghiệm vật lí cơ bản đầy đủ và đồng bộ, nhưng ít được sử dụng và nếu sử dụng chưa đem lại hiệu quả cao vì các nguyên nhân sau:

+ Giáo viên chưa được tập huấn đầy đủ về cách sử dụng các thiết bị thí nghiệm nên chưa khai thác hết được tác dụng của thí nghiệm và đôi khi làm thí nghiệm chưa khớp với nội dung lí thuyết.

+ Chưa có cán bộ chuyên trách phòng thí nghiệm.

+ Giáo viên các trường thường phải làm thêm giờ, dạy hai ca nên không có đủ thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị thí nghiệm cho tiết học. Do đó nếu sử dụng cũng không đem lại hiệu quả mong muốn.

- Về phòng học bộ môn và thiết bị dạy học hiện đại: các trường đều có phòng học chuyên môn, mỗi trường đều có hai phòng học chung (phòng học giáo án điện tử). Các trường đều được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại như máy vi tính, máy chiếu projector, máy chiếu vật thể (camera), các phần mềm dạy học… Nhưng việc sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng các thiết bị vẫn chưa thường xuyên và chưa đem lại hiệu quả cao do giáo viên miền núi còn hạn chế về tin học và không có đủ thời gian thích đáng để nghiên cứu ứng dụng tin học trong dạy học.

- Về SGK và tài liệu tham khảo: học sinh các trường đều có đủ SGK, SBT và cũng có đến 40% số học sinh được hỏi là có sách tham khảo môn vật lí để phục vụ cho việc học tập và ôn luyện thi.

1.6.3.2. Tình hình học tập của học sinh:

Qua điều tra bằng phiếu thăm dò, tham khảo các sổ điểm, các bài kiểm tra chất lượng của học sinh, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh và dự giờ chúng tôi thu được những kết quả sau:

Chất lượng học tập các môn của học sinh miền núi tương đối thấp, trong đó chất lượng môn vật lí rất thấp, điều đó thể hiện rõ qua tỉ lệ chất lượng bộ môn: tỉ lệ khá, giỏi chỉ chiếm khoảng 10%, số học sinh giỏi chiếm tỉ lệ rất ít; 50% trung bình, còn lại là yếu kém.

Tìm hiểu về những khó khăn của học sinh khi giải bài tập cho thấy: đa số học sinh được hỏi cho rằng không xác định được phương hướng giải bài tập (80%); 30% không hiểu và tóm tắt được đầu bài; 50% không nhớ lý thuyết; 60% không biết vận dụng lý thuyết vào giải bài tập; 20% gặp khó khăn trong tính toán.

Tìm hiểu về mức độ tích cực, tự lực học môn vật lí và giải bài tập vật lí:

+ Nhiều học sinh cho rằng chỉ học bài khi giáo viên cho biết trước là sẽ có bài kiểm tra, hoặc chuẩn bị thi học kì (60%); 45% chỉ học tối hôm trước nếu hôm sau có giờ vật lí; không có học sinh nào học thường xuyên vào các buổi trong tuần.

+ Có 15% học sinh đánh giá khả năng tự lực học của mình ở mức khá hoặc tốt; 40% cho là trung bình; còn lại tự đánh giá là yếu.

+ Đa số học sinh được hỏi đều cho rằng chỉ giải những bài tập được giao về nhà (80%); số ít cho rằng làm hết các bài tập trong SGK, SBT (5%), và cũng có những học sinh không bao giờ làm bài tập.

+ Khi gặp phải bài tập khó thì số ít cho rằng đọc kĩ lại lí thuyết rồi tiếp tục suy nghĩ, hoặc trao đổi thảo luận với bạn bè (10%); đa số học sinh thường xem

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hướng dẫn trong sách giải bài tập (40%); nhiều học sinh đợi giáo viên chữa rồi chép lại (50%).

Vấn đề học sinh quan tâm khi giải bài tập vật lí: phần lớn các em quan tâm đến việc tìm ra đáp án cho bài toán; những học sinh trung bình, yếu thì quan tâm đến độ khó hay dễ của bài toán. Số học sinh quan tâm đến tính thực tiễn của hiện tượng nêu ra trong bài toán thì không nhiều (10%).

Những điều ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của học sinh miền núi về môn vật lí, qua điều qua, trò chuyện với học sinh chúng tôi nhận thấy có nhiều yếu tố: do hoàn cảnh gia đình khó khăn, do năng lực nhận thức của bản thân còn hạn chế, khả năng tư duy trừu tượng còn kém, tính mạnh dạn hay rụt rè của bản thân,…Các em cũng rất mong muốn mình học tốt môn vật lí, giải được các bài tập để có thành tích cao trong học tập, và để hiểu được những hiện tượng trong đời sống có liên quan đến kiến thức vật lí.

Về chương Động lực học vật rắn: các em cho rằng đây là chương mới mà phải vận dụng nhiều kiến thức nên các em chỉ làm được những bài tập dễ và trả lời được những câu hỏi đơn giản, còn những bài tập phức tạp thì các em không biết cách phân tích hiện tượng xảy ra và không biết tìm phương hướng giải. Chỉ có 40% học sinh trả lời đúng các câu hỏi đưa ra trong phiếu thăm dò, còn lại các em cũng trả lời được 2 đến 3 câu.

1.6.3.3. Tình hình dạy của giáo viên

Các giáo viên vật lí khi được hỏi ý kiến đều cho biết là đã có sự tìm hiểu và vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh như vấn đáp-đàm thoại, phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm nhỏ,…Tuy nhiên, tuỳ theo năng lực sư phạm mà khả năng vận dụng đem lại hiệu quả là khác nhau. Các đồng chí cũng cho biết là phương pháp diễn giảng, thuyết trình - hỏi đáp vẫn sử dụng chủ yếu vì như vậy mới truyền tải hết nội dung kiến thức trong một bài học cho học sinh.

Tìm hiểu về mục đích chính của giờ bài tập: đa số các giáo viên đều cho là nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức lí thuyết, và rèn luyện phương pháp giải bài tập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhưng thực tế cho thấy việc lựa chọn bài tập của giáo viên cũng chưa có mục đích rõ ràng, chưa đầu tư đúng mức cho việc lựa chọn hệ thống bài tập, thường chỉ lấy ngay những bài tập trong SGK, và số ít trong SBT để cho học sinh làm.

Về hình thức tổ chức giải bài tập trong các giờ lên lớp: 30% cho biết là giáo viên chữa bài, học sinh ghi chép; 50% cho biết là một học sinh chữa bài, giáo viên nhận xét, cả lớp chép. Còn hình thức giáo viên nêu bài toán, cho học sinh suy nghĩ, thảo luận, phân tích để giải chỉ khoảng 20%. Điều đó cho thấy quá trình giải bài tập chưa phải là quá trình hướng dẫn học sinh giải bài tập, chưa phát huy được tính tích cực và tự lực giải bài tập của học sinh. Trong quá trình giáo viên chữa bài cho học sinh thì thông thường giáo viên chỉ giải thích cách làm của mình mà không chú ý đến phát triển năng lực tự lực giải quyết vấn đề của học sinh, hoặc chỉ hướng dẫn theo kinh nghiệm chứ không theo một kế hoạch nào.

Các giáo viên cho rằng 20% học sinh hứng thú trong giờ bài tập, 20% có khả năng tự lực giải bài tập, số học sinh giải được bài tập bằng nhiều cách rất ít, mà phần lớn là chỉ giải được khi đã chỉ rõ từng bước cần thực hiện. Trong các giờ bài tập nhiều giáo viên cho biết là học sinh không hăng hái bằng khi học lí thuyết (50%), thậm chí nhiều học sinh có tâm lí ngại học giờ bài tập vì sợ bị kiểm tra bài cũ, kiểm tra việc làm bài tập ở nhà hoặc bị gọi lên bảng giải bài tập.

Việc soạn một giáo án cho một tiết bài tập lên lớp của giáo viên đa số chỉ là giải sẵn bài tập vào giáo án chứ không có hệ thống các câu hỏi định hướng.

1.6.3.4. Phân tích những nguyên nhân và biện pháp khắc phục

* Về phía giáo viên:

- Nguyên nhân:

+ Phương pháp dạy học theo cách cũ lâu ngày, áp lực công việc nhiều gây nên tư tưởng ngại đổi mới. Thậm chí nhiều giáo viên có quan niệm sai lầm là không thể áp dụng được các phương pháp dạy học tích cực, tiên tiến đối với học sinh miền núi, vì học sinh miền núi nhận thức chậm sẽ không truyền tải được nhiều nội dung kiến thức trong một tiết học.

+ Kiến thức về phương pháp và đổi mới phương pháp dạy học còn chưa được cập nhật hoặc được cập nhật nhưng chưa biết vận dụng thực hành trong giảng dạy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Điều kiện kinh tế của giáo viên còn nhiều khó khăn, nên nhiều giáo viên ngoài giờ lên lớp phải tăng gia sản xuất hoặc làm thêm công việc khác để tăng thêm thu nhập. Bên cạnh đó do điều kiện công tác nhiều giáo viên phải làm kiêm nhiệm, làm thêm giờ.

+ Nhiều giáo viên chưa chịu khó tìm hiểu nguồn tài liệu tham khảo có liên quan đến kiến thức vật lí để đưa vào bài giảng, chưa chịu nghiên cứu thêm những dạng bài tập để bồi dưỡng cho học sinh.

- Biện pháp khắc phục:

+ Cần tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; tích cực tìm hiểu và thường xuyên ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực vào thực tế bài giảng. Học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu đối với quá trình dạy học thực tế ở trường mình công tác.

+ Tăng cường đọc và tìm hiểu các tài liệu tham khảo để thấy được ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng các kiến thức vật lí phổ thông trong đời sống, trong kĩ thuật để làm phong phú hơn cho bài giảng và tạo cho học sinh có được niềm tin và tình yêu môn vật lí. Tích cực sưu tầm và nghiên cứu những bài tập theo từng chủ đề kiến thức để tạo ra lôgic giữa các chương, các phần.

* Về phía học sinh:

- Nguyên nhân:

+ Do điều kiện kinh tế khó khăn, nên các em phải vừa học vừa làm thêm công việc nhà để giúp đỡ gia đình. Do đó thời gian và điều kiện đầu tư cho học tập không nhiều.

+ Do các em ít được giao lưu với các hoạt động xã hội, ít được có cơ hội thể hiện mình, nên các em rụt rè. Khả năng tư duy trừu tượng kém nên các em ngại làm bài tập, ngại suy nghĩ những vấn đề phức tạp.

+ Nhiều em chưa có động cơ học tập đúng đắn, chưa có biện pháp học tập phù hợp và hiệu quả.

+ Ngoài ra, còn do sự tác động mạnh mẽ của các tệ nạn xã hội, các trò chơi, giải trí trên mạng Internet đã làm phân tán về tư tưởng và về thời gian học tập của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Biện pháp khắc phục:

+ Tạo môi trường thân thiện, gần gũi, động viên khích lệ kịp thời sự cố gắng trong học tập của các em, để các em có được sự tự tin trong giao tiếp, trong học tập. Hướng dẫn cách học và ra những bài tập vừa sức với trình độ tư duy của các em để nâng cao năng lực tự lực học tập cho học sinh.

+ Tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh, phối hợp với nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội để giáo dục và giúp đỡ học sinh.

* Về phía nhà trƣờng và các cấp quản lí giáo dục:

- Cần tạo điều kiện về thời gian và kinh tế để giáo viên yên tâm công tác, học sinh chăm chỉ học tập, quan tâm đến đời sống của giáo viên và học sinh.

- Cần quan tâm đến việc bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học.

- Trang bị phòng học và phương tiện phục vụ dạy học đảm bảo cho hoạt động dạy học được thực hiện đầy đủ và có hệ thống và phù hợp với yêu cầu của bộ môn.

- Tạo môi trường sư phạm trong học đường, phối hợp với gia đình, xã hội để quản lí giáo dục, giúp đỡ học sinh. Chú trọng rèn luyện đạo đức đi đôi với học tập kiến thức.

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực , tự lực của học sinh miền núi khi dạy học bài tập vật lý (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)