Kỹ thuật SSR (Simple Sequence Repeat – trình tự lặp lại đơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của một số giống Ngô (Trang 25 - 27)

Kỹ thuật SSR còn được gọi là kỹ thuật microsatellies (vi vệ tinh). Kỹ thuật này được Litt và Luty phát triển năm 1989 dựa trên nguyên tắc của PCR [36].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

16

Trong cấu trúc hệ gen của sinh vật nhân chuẩn tồn tại một loạt các trình tự nucleotide lặp lại, chúng đặc trưng cho loài. SSR gồm 2 - 5 nucleotide lặp lại nhiều lần. Ví dụ: (AT)n, (AG)n, (AGTC)n. SSR nằm rải rác trong hệ gen của thực vật bậc cao. Đoạn mồi được thiết kế dựa trên vùng bảo thủ ở hai đầu của đoạn SSR. Số lần lặp lại nhiều lần làm cho các phân đoạn DNA được nhân có độ dài ngắn khác nhau. Các trình tự lặp lại thường có ở vùng dị nhiễm sắc trên mỗi nhiễm sắc thể. Chúng có vai trò điều hoà hoạt động của các gen, góp phần làm tăng tính ổn định cơ học của nhiễm sắc thể trong phân bào, nó có thể mang thông tin di truyền liên quan đến sự xác định giới tính ở cả động vật và thực vật. Do sự khác nhau về số lượng nucleotide trong mỗi đơn vị lặp lại mà số đơn vị lặp lại xuất hiện sự đa hình về độ dài của SSR được nhân bản. Mức độ đa hình được xác định sau khi điện di sản phẩm trên gel agarose và gel polyacrylamide. SSR được phân tích trên nhờ PCR nên chỉ cần đòi hỏi một lượng mẫu DNA rất nhỏ. SSR là công cụ hữu ích trong phân tích hệ gen và chọn giống cây trồng vì đây là chỉ thị đồng trội có khả năng phát hiện tính đa hình rất cao. Trong thực tế chỉ thị này đã được sử dụng nghiên cứu một số tính trạng liên quan đến năng suất, bệnh dại, xác định giới tính, phân tích quan hệ di truyền, lập bản đồ gen…Song nhược điểm của chỉ thị này là sự phức tạp trong thiết kế mồi và đánh giá thiết kế mồi cao.

Kỹ thuật SSR được Qi-lun Yao và cs (2007) sử dụng để xác định khoảng cách di truyền của 54 giống ngô từ Tây Nam Trung Quốc dựa trên 42 cặp mồi SSR, tổng số alelle thu được là 256, trung bình mỗi locus có 6,1 alelle [44].

Legesse B.W. và cs (2007) cũng sử kỹ thuật này để nghiên cứu mức độ đa dạng di truyền và đánh giá cấu trúc gen của các dòng ngô lai cận huyết. Kết quả thu được 104 alelle với khoảng cách di truyền xác định được từ 0,28 đến 0,73, giá trị PIC là 0,58 [35].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

17

Sharopova N. và cs (2002) đã sử dụng kỹ thuật SSR để lập bản đồ di truyền đối với các giống ngô nhằm phân lập, chỉ rõ các đặc điểm của chúng [46].

1.2.1.4. Bản đồ QTL (Quantiative Trait loci)

Bản đồ các locut tính trạng số lượng (QTL) xác định mối liên kết giữa các phân tử với một tính trạng hình thái đang được quan tâm. Qua biểu đồ QTL có thể xác định được những vùng nhiễm sắc thể có liên quan đến một trạng thái. Để lập bản đồ QTL, cần tiến hành: (1) Xác định cặp lai; (2) Lai và tạo quần thể cho bản đồ; (3) Theo dõi sự phân ly của các chỉ thị trong quần thể; (4) Xử lý thống kê và lập bản đồ. Lập bản đồ QTL nhằm xác định vị trí, hiệu quả gen và hoạt động của các locus liên quan trong tương tác gen và tương tác QTL với môi trường, từ đó chọn lọc nhờ sự trợ giúp của chỉ thị phân tử (MAS-Marker Assisted Selection).

Kỹ thuật QTL cũng được Zhu J. và cs (2005) sử dụng để lập bản đồ cho cây ngô với mục đích nhận dạng, định lượng trạng thái locus, điều hoà độ dài của rễ phụ, xác định mức độ mềm dẻo của rễ nguyên thuỷ, xác định 6 bản đồ QTL có liên quan tới 53,1% các biến đổi phospho ở hạt [53].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của một số giống Ngô (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)