Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của Dê Beetal thế hệ thứ 5 và 6 (Trang 36 - 39)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

1.5.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới

Dê là loài gia súc nhai lại nhỏ và chúng được nuôi ở hầu khắp các châu lục từ phía Bắc bán cầu (Scandinavia) đến phía Nam bán cầu (Nam Mỹ). Chúng còn có mặt ở mọi vĩ tuyến, chúng còn có thể sống trên những đỉnh núi cao như Hymalaya hoặc trong những khu rừng ẩm ướt thuộc Tây Phi. Theo số liệu thống kê của FAO năm 2004 [39], số lượng dê trên thế giới năm 2003 như sau:

- Châu Á : 487 588 456 con - Châu Âu : 18 425 226 con - Châu Phi : 219 736 486 con

- Châu Mỹ La Tinh và Caribe : 36 713 150 con

Cũng theo FAO, 2003 [39], số lượng dê trên thế giới trong năm 2003 đạt 764 510 558 con. Trong đó đàn dê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển với số lượng 732 860 875 con (chiếm 95,86%).

Như vậy Châu Á là khu vực chăn nuôi dê khá phát triển, có tới 487 588 456 con (chiếm 63,78% tổng đàn dê của thế giới). Đặc biệt là tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển và chăn nuôi chủ yếu với qui mô nhỏ trong gia đình, tập trung ở những vùng khô cằn, nông dân nghèo.

Mahatma Gandi nhà lãnh tụ nổi tiếng ở Ấn Độ đã nói: “Dê là con bò của nhà nghèo” Peacok lại cho rằng: “Dê là ngân hàng của người nghèo”. RM Acharya Chủ tịch hội chăn nuôi dê Thế giới còn khẳng định: “Dê chính là cơ quan bảo hiểm đáng tin cậy của người nghèo”.

Qua đây, thấy được việc nuôi dê là nghề dễ phát triển kinh tế, thu lợi nhuận nhanh và cao. Chăn nuôi dê ở những nước phát triển có qui mô đàn lớn hơn và chăn nuôi theo phương thức thâm canh với mục đích lấy sữa và làm pho mát mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ở Châu Á, nước nuôi nhiều dê nhất là Trung Quốc (172 957 208 con), sau đó là Ấn Độ (124 500 000 con). Việt Nam có 780 331 con. (Số liệu năm 2003 của FAO). Năm 2004 theo số liệu của Tổng cục Thống kê (8/2007 ) thì số lượng dê cả nước đã tăng lên xấp xỉ 1 700 000 con. Dự kiến đến năm 2009 đàn dê cả nước xấp xỉ khoảng trên 2 triệu con.

Về sản lượng thịt và sữa dê, theo thông báo của R.M.Acharya (1992)[30], số lượng dê trên thế giới cũng như sản xuất thịt dê có tốc độ tăng nhanh hơn so với các loài gia súc khác, sản xuất sữa dê có tăng nhưng tốc độ chậm hơn so với sản xuất thịt. Thông báo của FAO - 2004 [39] thì trong năm 2003, sản lượng thịt các loại của toàn thế giới đạt 249 851 017 tấn. Trong đó, sản lượng thịt dê đạt 4 091 190 tấn (chiếm 1,64% tổng sản lượng). Nước sản xuất nhiều thịt dê nhất là Trung Quốc (1 518 081 tấn), sau đó là Ấn Độ (473 000 tấn), Pakistan (373 000 tấn) , Việt Nam đóng góp 15 600 tấn thịt dê cừu trong năm 2003.

Cũng theo số liệu của FAO- 2004, đối với sản lượng sữa các loại trong năm 2003, toàn thế giới đạt 600 978 420 tấn, trong đó sữa dê là 11 816 315 tấn (chiếm 1,97%). Sữa dê cũng chủ yếu do các nước đang phát triển sản xuất. Đứng đầu là Ấn Độ (2 610 000 tấn), sau đó là Bangladesh (1 312 000 tấn), Pakistan (640 000 tấn), Trung Quốc (242 000 tấn). Sản lượng sữa dê của Việt Nam không đáng kể.

Về số lượng các giống dê, theo R.M Acharya (1992)[30] cho biết, toàn thế giới có 150 giống dê, trong đó 63% giống dê hướng sữa, 27% giống dê hướng thịt, 5% giống dê kiêm dụng. Đặc biệt Châu Á là nơi có nhiều giống dê nhất, chiếm 42% số giống dê thế giới. Ấn Độ có 20 giống, Pakistan có 25 giống, Trung Quốc có 25 giống.

Đất nước Ấn Độ có ngành chăn nuôi dê rất phát triển. Công tác nghiên

cứu về chăn nuôi dê rất được nhà nước quan tâm. Theo Livestockcesnus of

India (1951- 1982 ), P.R.Deoghare, B.V. Khan, hàng năm Ấn Độ sản xuất ra 1020 tấn sữa, 370 nghìn tấn thịt, 76 nghìn tấn da và 50 tấn lông. Tỉ lệ tăng đàn dê ở Ấn Độ hàng năm là 3,29%. Theo R.ROY, S.B.SOOD và B.V.KHAN (1991), khả năng sinh sản và sản xuất của một số giống dê Ấn Độ như sau: dê Jumnapari, Beetal, Barbarri có khả năng tăng trọng 51,5; 56,3; 45,83 gam/con/ngày, tiêu tốn VCK (vật chất khô ) thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 9,38 kg; 6,89 kg; 6,17 kg.

Ở Trung Quốc, trước năm 1970 chăn nuôi dê phát triển chậm, từ năm 1978 chính phủ bắt đầu quan tâm đến chăn nuôi dê nên tốc độ phát triển ngày càng nhanh chóng. Theo Sugangyi, Zhengming (1993)[37], Trung Quốc có 12 trại dê giống hướng sữa, điển hình là giống dê sữa Ximong Saanen có thể cho 750- 850 kg sữa / con/chu kỳ. Trung Quốc đã sử dụng giống dê này lai với dê địa phương, con lai cho năng suất sữa tăng lên từ 80% - 100% ở thế hệ thứ nhất, 200% ở thế hệ thứ hai, đạt 300 kg sữa /chu kỳ, thời gian vắt sữa là 7-8 tháng. Ngoài ra ở trại giống trường Đại học Nông nghiệp Tây Bắc, sản lượng sữa dê là 800 kg/con/chu kỳ; ở trại Xixia tỉnh Shangdong là 750 kg/con/chu kỳ. Trung Quốc cũng là nước đã sử dụng kỹ thuật cấy truyền hợp tử trên dê. Theo Wang Ruixing Zhong (1988), Trung Quốc đã có 11 dê con ra đời từ kỹ thuật tách đôi hợp tử.

Philippin, việc nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê cũng được chính phủ quan tâm. Một chương trình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê quốc

gia được thiết lập. Theo M.B Beo, Philippin hiện nay đã đưa ra và đang tiến hành một chương trình nghiên cứu toàn diện về con dê, với mục tiêu là đẩy mạnh nghành chăn nuôi dê trong tương lai.

Ở Pháp, là nước có ngành chăn nuôi dê phát triển lâu đời với các giống dê sữa đang có mặt ở khắp thế giới là Saanen, Alpine. Tổng đàn dê của Pháp là 900 nghìn con chủ yếu là nuôi lấy sữa. Toàn bộ sữa dê được chế biến thành pho mát ở gia đình hoặc ở các trang trại.

Ở Malaysia, Borhan Abu Samah (1989) cho biết, chăn nuôi dê ở đây phát triển từ năm 1976 đến 1986, về số lượng đàn dê giảm mỗi năm là 2% nhưng tiêu thụ thịt dê lại tăng lên. Giống dê ở Malaysia nhỏ, khối lượng trưởng thành chỉ đạt 20- 25 kg. Họ đã nhập tinh đông viên của các giống dê như Alpine, Saanen, Togenburg từ nước Đức để lai với giống dê địa phương ở khắp nơi trên cả nước.

Để hội tụ các nhà khoa học cùng tham gia nghiên cứu và tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê trên thế giới, hội chăn nuôi dê thế giới đã được thành lập từ năm 1976, trụ sở đặt tại Massachusest của Mỹ, cứ 4 năm họp một lần.

Khu vực Châu Á cũng thành lập tổ chức Chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ (Samall Ruminant Production System Network for Asia), địa điểm tại Indonexia với mục tiêu là góp phần đẩy mạnh trao đổi thông tin nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê, cừu trong khu vực.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của Dê Beetal thế hệ thứ 5 và 6 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)