Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của Dê Beetal thế hệ thứ 5 và 6 (Trang 48 - 50)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phương pháp bố trí theo dõi, thu thập số liệu

* Sử dụng một số phương pháp thông thường như:

Quan sát lập sổ và ghi chép hàng ngày, được sử dụng để theo dõi đánh giá các đặc điểm, khả năng sinh sản, sức chống chịu bệnh tật. Dê cái động dục được phối giống bằng dê đực nhảy trực tiếp, được lập sổ và theo dõi cá thể.

* Phương pháp cân, đo, đếm:

- Phương pháp cân được sử dụng để theo dõi khả năng sinh sản, sinh trưởng định kỳ hàng tháng vào buổi sáng tuần sinh trong tháng.

- Sản lượng sữa được theo dõi định kỳ 3 ngày liên tục/1 tuần bằng phương pháp tách con - vắt mẹ - cân con trước và sau khi bú mẹ (2 lần /ngày). - Dê mẹ được cạn sữa khi sản lượng sữa hàng ngày ≤ 30% sản lượng sữa tháng thứ nhất. Vào thời điểm cạn sữa dê mẹ không được ăn thức ăn tinh.

- Khối lượng dê mẹ được cân vào ngày thứ 5 - 8 sau khi đẻ.

- Tiêu tốn thức ăn/kg sữa: 10 dê cái sinh sản lứa đẻ thứ 2 - 3 sẽ được

theo dõi để xác định tiêu tốn thức ăn vào tuần thứ 4 - 8. Số lượng thức ăn cho ăn và thừa ra sẽ được theo dõi bằng cân lại hàng ngày để xác định lượng thức ăn ăn vào. Mẫu thức ăn được phân tích thành phần dinh dưỡng tại phòng Phân tích - Viện Chăn Nuôi, Hà Nội.

* Phương pháp mổ khảo sát: Được tiến hành theo phương pháp mổ khảo sát đại gia súc

- Dê đực được cân trọng lượng trước khi giết thịt.

- Cắt tiết xác định khối lượng máu (tiết).

- Lột da (cân khối lượng lông, da).

- Cắt đầu, 4 chân. (Đầu cắt tại vị trí xương át lát, chân cắt ở vị trí cổ

chân), cân xác định khối lượng đầu và chân.

- Lọc lấy thịt tinh ở 2 đùi trước, 2 đùi sau, thăn lưng và các phần còn lại. Cân khối lượng thịt tinh và khối lượng xương.

* Phương pháp so sánh được dùng để so sánh khả năng sản xuất của dê Beetal nuôi tại các thế hệ, các lứa đẻ... khác nhau.

* Phương pháp lấy mẫu phân tích ngẫu nhiên để lấy mẫu thức ăn, sữa. Thịt được lấy ở phần thịt thăn và thịt bắp để phân tích.

* Phương pháp xác định hàm lượng Nitơ tổng số để xác định hàm lượng Protein có trong thức ăn, thịt dê và sữa dê. (Theo T.C.V.N - 4328, 1986)[27].

* Phương pháp xác định độ ẩm để xác định hàm lượng vật chất khô có trong thức ăn, thịt dê và sữa dê (Theo T.C.V.N - 4326, 1986)[28].

* Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số để xác định hàm lượng khoáng tổng số có trong thức ăn (Theo T.C.V.N - 4327, 1986)[29].

2.2.2.2. Phương pháp sử lý số liệu

- Sử dụng phương pháp thống kê sinh vật học trên các phần mềm Excel, Minitab 14,... trên máy tính. Kết quả được so sánh, đối chiếu với kết quả nghiên cứu trên đàn dê Beetal nuôi tại Việt Nam, Ấn Độ và các giống dê nhiệt đới khác đang nuôi tại Việt Nam.

- Mô hình thống kê dùng trong phân tích số liệu:

Yij = µ + Ti + L j + ε ij

Trong đó: Yij : Năng suất cá thể thế hệ i, lứa đẻ j

µ: Năng suất trung bình toàn đàn

Ti: Ảnh hưởng của thế hệ thứ i (i = 5- 6)

L j : Ảnh hưởng của lứa đẻ thứ j (j = 1- 4; lứa 1,2,3 và 4) ε ij : Sai số ngẫu nhiên

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của Dê Beetal thế hệ thứ 5 và 6 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)