Đưa cây ra môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống các dòng bạch đàn (Trang 25 - 28)

Đây là giai đoạn chuyển dần cây con trong ống nghiệm ra nhà kính rồi ra ngoài trời. Cây mô được chuyển từ môi trường dị dưỡng sang môi trường tự dưỡng, nên phải tập cho cây quen dần với môi trường tự nhiên, tránh sự thay đổi đột ngột làm cây có thể bị sốc hoặc chết. Khi cây con đã cứng cáp và đạt những tiêu chuẩn nhất định về chiều cao, số lá và số rễ thì đưa ra ngoài giá thể. Giá thể tiếp nhận cây

in vitro phải đảm bảo tơi, xốp, thoáng nước và sạch bệnh. Phải giữ ẩm cho cây mới đưa từ bình nuôi ra, cần duy trì độ ẩm >50% để cây con không mất nước và làm giàn che để tránh ánh sáng quá mạnh. Sau 2-3 ngày đưa ra ngoài cây mô sẽ sinh trưởng ổn định, chăm sóc cây mô tương tự chế độ chăm sóc cây hom hoặc cây từ hạt.

Đối với nuôi cấy mô, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu của viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là Đoàn Thị Mai và cs đã sử dụng chất kích thích ra rễ IBA, IAA và NAA ở các nông độ khác nhau (để bổ sung cho môi trường MS) và đã thấy rằng khi dùng IBA ở nồng độ 2 mg/l đối với ra rễ chồi trong ống nghiệm, còn ra rễ trực tiếp bằng cách ngâm và chấm dung dịch ra rễ sử sụng nồng độ 3 ppm

đã cho tỷ lệ ra rễ cao (80-92%) ở các dòng Keo lai BV10, BV29, BV32 và BV33. Nồng độ cho tỷ lệ ra rễ cao ở dòng BV16 (65%) và BV5 (50%) là 1ppm của IBA. Đồng thời đưa cây nuôi cấy mô ra rễ trực tiếp (bằng cách chấm thuốc bột TTG1) với giá thể cát sông thực hiện thành công cho cây Lát hoa, Keo lai (Đoàn Thị Mai và cs, 2000, 2006,2008).

Tuy vậy, kết quả xử lý ra rễ cho cây mô bằng thuốc bột TTG1 1,0% trên môi trường cát sông do Lê Đình Khả cùng kỹ sư lâm nghiệp Malaysia thực hiện tại tập đoàn sản xuất gỗ dán Ta Ann ở Sarawak (Malaysia) vào ngày 1 tháng 12 năm 1999 và kiểm tra vào ngày 6 tháng 1 năm 2000 đã thấy các dòng BV5, BV10, BV16, BV32 và BV33 đều có tỷ lệ ra rễ 100%, dòng BV29 có tỷ lệ ra rễ thấp nhất cũng đạt 86,7% đến ngày 24 tháng 1 (gần 2 tháng sau khi cấy giâm) vẫn giữ được tỷ lệ sống là 81- 100% (với tỷ lệ chung là 91,51%) (Anken, 2000). Điều đó cho thấy khi giâm trên môi trường cát sông. IBA được sử dụng ở dạng thuốc bột TTG1 1% là chất kích thích có hiệu quả ra rễ cao nhất đối với các dòng keo lai đã được đánh giá và lựa chọn (Lê Đình Khả và các cộng tác viên, 2003).

Đây là giai đoạn chuyển dần cây con từ ống nghiệm ra nhà kính rồi ra ngoài trời. Cây mô được chuyển từ môi trường dị dưỡng sang môi trường tự dưỡng nên phải tập cho cây quen dần với môi trường tự nhiên, tránh sự thay đổi đột ngột làm cho cây có thể bị sốc hoặc bị chết. Khi cây con đã cứng cáp và đạt được tiêu chuẩn về chiều cao, số lá và số rễ thì đưa ra ngoài giá thể. Giá thể tiếp nhận cây nuôi cấy mô phải đảm bảo tơi, xốp, thoáng nước và sạch bệnh. Phải giữ ẩm cho cây khi mới đưa cây từ bình nuôi ra, cần duy trì độ ẩm trên 50% để cây con không mất nước và làm giàn che để tránh ánh sáng quá mạnh. Sau 2-3 tuần đưa ra ngoài cây mô sẽ sinh trưởng ổn định, chăm sóc cây mô tương tự chế độ chăm sóc cây hom hoặc cây từ hạt.

Tóm lại, quá trình nhân giống in vitro có thể được chia thành các giai đoạn như trên nhưng kết quả của mỗi giai đoạn không tách biệt nhau mà có sự kế thừa của giai đoạn trước. Trong các giai đoạn trên thì giai đoạn chuẩn bị môi trường là

đặc biệt quan trọng, giai đoạn này ảnh hưởng xuyên suốt và quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình nhân giống.

1.6. Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla) và Bạch đàn liễu (E. exserta) 1.6.1. Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla)

Eucalyptus urophylla loài có phân bố tự nhiên ở một số đảo của phần cực Nam của quần đảo Santo - Indonesia, bao gồm các đảo: Adonara, Alor, Flores, Lomblen, Pantar Timor và Wetar. Tại đây E. urophylla xuất hiện theo dải 7030’ - 100 vĩ độ Nam. Giới hạn phía Đông và phía Tây của vùng phân bố chưa xác định rõ ràng. Hiện nay người ta chấp nhận vùng phân bố của loài Bạch đàn này là từ 122 - 1270 kinh Đông. Trong khu vực phân bố, Bạch đàn E. urophylla sống từ vùng bán sơn địa tới vùng núi, nhưng cũng thấy có hiện tượng xuất hiện loài này ở vĩ độ thấp.

Đây là loài có phân bố khá đặc biệt và đáng nhớ nhất về độ cao và nhiệt độ. E. urophylla có phân bố theo độ cao lớn nhất trong số các loài Bạch đàn (79 - 2960 m trên mặt biển). Do thay đổi về độ cao nên biến động về nhiệt độ cũng vì thế mà khá lớn. Trên cùng một đảo với khoảng cách không thấy xa nhau mà các quần thụ phải thích nghi với các điều kiện nhiệt độ rất khác nhau, từ 27 - 300C trên độ cao 400m xuống 17 - 210C trên độ cao 1900m.

Trên đảo Timor từ độ cao 1000m trở lên, ngoài lượng mưa cao (1300 - 2200 mm) còn thấy cả sương mù thường xuyên. Mặc dù phạm vi phân bố hẹp song loài bạch đàn này vẫn có lượng biến dị di truyền lớn theo độ cao được thể hiện qua các xuất xứ của loài ở nhiều nước (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2000).

Bạch đàn là nhóm cây được trồng rộng rãi ở nước ta (đặc biệt là các tỉnh miền Trung và miền Nam) để cung cấp nguyên liệu giấy và ván dăm, gỗ trụ mỏ, gỗ xây dựng và củi đun. Đây cũng là cây trồng chủ yếu trên các đường nông thôn, các bờ vùng, bờ thửa ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu và gây trồng nhiều năm qua cho thấy nhiều loài Bạch đàn được nhập vào nước ta chỉ một số loài sinh trưởng nhanh và có khả năng thích ứng lớn. Trong đó, đáng chú ý là các loài Bạch đàn uro (E. urophylla), Bạch đàn tere (E. tereticornis) và Bạch đàn caman (E. camaldulensis), Bạch đàn liễu (E. exserta). Ở những nơi thấp

Bạch đàn E. urophylla có thể mọc lẫn với Bạch đàn E. alba (Martin and Cossalater, 1975 - 1976). Bạch đàn urô là cây thích hợp với các lập địa có đất sâu ẩm ở các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Các xuất xứ có triển vọng nhất cho vùng trung tâm miền Bắc là Lewotobi và Egor Flores (Nguyễn Dương Tài, 1994; Lê Đình Khả, 1996). Egor Flores cũng là một trong những suất xứ có triển vọng nhất ở Mang Linh và Lang Hanh của vùng Đà Lạt (Lê Đình Khả, 1996, Phạm Văn Tuấn và cs, 2001).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống các dòng bạch đàn (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)