Nhân giống cây gỗ bằng phương pháp nuôi cấy mô ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống các dòng bạch đàn (Trang 36 - 39)

Bạch đàn là một trong các loài cây trồng rừng chính của Việt Nam, không chỉ đối với trồng rừng tập trung mà còn cả đối với trồng cây phân tán, trồng cây trong các hộ gia đình.

Cho tới trước những năm 1970 đã có trên 50 loài Bạch đàn được khảo nghiệm ở Việt Nam và từ đó đến nay đã có hàng chục loài được khảo nghiệm trên diện rộng với khá nhiều xuất xứ làm cơ sở cho chọn loài và xuất xứ sinh trưởng nhanh phục vụ trồng rừng đại trà (Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Hoàng Trương, 1993).

Những cơ sở hiện nay đang nhân giống bằng nuôi cấy mô ở quy mô lớn trong lâm nghiệp nước ta là Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc viện khoa học lâm nghiệp, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh Phú Thọ, Công ty giống lâm nghiệp trung ương, trung tâm khoa học sản xuất và ứng dụng Quảng Ninh, xí nghiệp giống Thành Phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Lâm nghiệp… Hiện nay một số tỉnh và địa phương đã thành lập phòng nuôi cấy mô để phục vụ cho công tác giống cây trồng và đã đạt được những thành công bước đầu.

Nuôi cấy mô ở nước ta đã áp dụng rộng rãi trong công tác nhân giống một số giống Bạch đàn nhập nội, các dòng vô tính Bạch đàn lai và keo lai có năng suất cao. Cùng với những kết quả về cải thiện giống Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã nghiên cứu thành công kỹ thuật nuôi cây mô tế bào cho Keo lai, Bạch đàn và một số cây rừng khác (Lê Đình khả và cs, 2003).

Ngoài những nghiên cứu nuôi cấy mô Keo lai đã được giới thiệu khi tổng kết đề tài KH03.03 năm 1996 (Lê Đình Khả, 1996) trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tân Và cs (1996), nhóm nghiên cứu nuôi cấy mô (Đoàn Thị Mai, Ngô Thị Minh Duyên, 2000) đã thực hiện một số nghiên cứu bổ sung cho một số dòng Keo lai đã được đánh giá và thu được một số kết quả như sau: khử trùng mẫu vật bằng HgCl2 0,1% với thời gian 2,4,6,8,10,12 phút trong tháng 2, 5, 8, 10 và 12 cho thấy trong 8 - 10 phút cho kết quả tốt. Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến khả năng nẩy chồi là BAP (2ppm) và BAP (2ppm) + Kn (0,05 ppm) và môi trường MS là công thức cho mẫu vật đẻ chồi nhiều nhất. Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến khả năng ra rễ của các dòng Keo lai riêng biệt là: IBA (3ppm) cho tỷ lệ ra rễ cao (80-92) đối với BV10, BV29, BV32, BV33. Nồng độ IBA 1ppm ra rễ tốt cho dòng BV16 (65%), BV5 (50%).

Dương Mộng Hùng (1993) nghiên cứu bằng nuôi cấy mô cho 2 loài Bạch đàn E. camaldulensis và E. urophylla từ cây chội của 2 loài đã tạo được một số cây mô Bạch đàn với hệ số nhân chồi là 1-2 lần.

Đoàn Thị Mai và cs (2000) đã nghiên cứu nuôi cấy mô thành công cho giống Bạch đàn lai U29C3. Kết quả cho thấy thời kỳ mẫu bị nhiễm ít nhất và có tỷ lệ bật chồi cao nhất là từ tháng 5-8. Môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l BAP cho số chồi trung bình trong mỗi cụm cao nhất (16,6 chồi/cụm). Môi trường ra rễ thích hợp là môi trường MS bổ sung 1,0 mg/l IBA cho tỷ lệ ra rễ tới 83,8 % (Đoàn Thị Mai và cs, 2000).

Mai Đình Hồng, 1995 đã đưa ra môi trường nuôi cấy mô cho cây Bạch đàn dòng U6 là: môi trường nhân chồi (MS + 3% đường + 4,5 g/l agar + 0,5 mg/l BAP + 0,25 mg/l NAA), môi trường tạo rễ (1/4 MS + 1,5 % đường + 5g/l agar + 1mg/l IBA).

Đoàn Thị Nga, thuộc viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh - Phú Thọ nghiên cứu nuôi cấy mô cây Bạch đàn dòng PN2. Tác giả cho rằng, môi trường thích hợp nhân nhanh là MS + 0,5mg/l BAP + 0,25 mg/l NAA. Môi trường ra rễ tối ưu là 1/4 MS + 1mg/l IBA.

Đoàn Thị Mai (2008) đã đưa ra môi trường nuôi cấy mô cho cây Bạch đàn dòng UE35 hoá chất khử trùng thích hợp là chất kháng sinh với nồng độ 4,5mg/l trong thời gian 25 phút, tỷ lệ bật chồi đạt 17,5% và PN3D là mẫu bật chồi đạt 17,5% HgCl2 nồng độ 0,5% trong khoảng thời gian là 12 phút. Môi trường là MS* + BAP 0,5mg/l + NAA 0,3mg/l + các phụ gia khác.

CHƢƠNG 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống các dòng bạch đàn (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)