TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜ

Một phần của tài liệu phan 4 - lap ke hoach to chuc noi dung giao duc.doc (Trang 41 - 42)

Môi trường ở ngoài lớp học rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập, vui chơi của trẻ. Chơi ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội vận động tòan thân, phát triển kĩ năng vận động thô như : đi, chạy, nhảy, leo trèo, giữ thăng bằng, sự kết hợp với các giác quan và việc tiếp nhận cảm giác.

Hoạt động ngoài trời rất đa dạng và có thể thực hiện ở các khu vực khác nhau :

- Khu vực cây bóng mát, góc thiên nhiên, bãi cỏ : Khu vực này cần có ghế cho trẻ ngồi nghỉ, nghe kể chuyện..., các nhà chòi, nhà lợp lá, nhà búp bê, nhà chơi với bóng tạo điều kiện khuyến khích trẻ chơi với nhau, ôn lại những bài hát, điệu múa đã học, chơi các trò chơi vận động,...tạo cảm xúc vui vẻ, thư giản, thoải mái, tiếp xúc với không khí trong lành, chăm sóc cây cối, con vật...

Nên bố trí một góc sân trường các lồng chim, các con vật nuôi mà trẻ yêu thích ( thỏ, khỉ, chim, vẹt), các chậu cây cảnh, các chấu có đất để có thể gieo hạt, trồng cây..., một số đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ phù hợp với hoạt động ở góc thiên nhiên (cào, xẻng nhỏ, bình tưới nước,...). Ở khu vực này cô nên khuyến khích luân phiên các nhóm trẻ cùng được tham gia vào các hoạt động chăm sóc ở góc thiên nhiên, tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm các cảm xúc của mình.

- Khu vực các thiết bị đồ chơi ngoài trời : Dụng cụ leo trèo : cầu trượt, đu quay, thăng bằng, đường ống để chui qua, thang bằng dây thừng, lốp ô tô dựng đứng để chui qua, bóng, ô tô, xe đạp ba bánh,...có địa hình mấp mô cho trẻ đi, leo trèo. Cô khuyến khích trẻ hợp tác với nhau, thay phiên nhau chơi với các thiết bị. Những hoạt động này khuyến khích phát triển kĩ năng vận động thô của cơ bắp, các tố chất nhanh, mạnh khéo léo, thăng bằng, phối hợp nhịp nhàng tay mắt,...

- Khu vực chơi với cát, nước các vật liệu thiên nhiên : hố cát, bể nước và các vật liệu như xẻng, chai lọ, hộp, ô tô tải, rổ, thìa, bát, cân, xà phòng, giấy gấp thuyền, phẩm màu, khuôn, xốp... Ở khu vực này,cô cần tạo điều kiệ cho trẻ được đong đo với nước thể nghệim vật chìm – nổi, khô – ướt, nặng – nhẹ, ...xây lâu đài bằng cát, đào xới, vẽ ngón tay trên cát, in dâu, tạo sản phẩm bằng khuôn,...

- Khi chơi ngoài trời giáo viên chỉ nên giới thiệu các khu chơi và ý tưởng chung, sau đó để trẻ tùy ý lựa chọn trò chơi, địa điểm chơi và cách hơi. Cô gợi ý lựa chọn các trò chơi, tổ chức các hoạt động ngoài trời gắn với nội dung triển khai trong ngày và chủ đề. Cô cần bao quát, quan sát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Một phần của tài liệu phan 4 - lap ke hoach to chuc noi dung giao duc.doc (Trang 41 - 42)