1 Luật pháp, chính sách của nhà nước về xuất khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn Thiện Việc Hoạch Định Chiến Lược Marketing Xuất Khẩu Lâm Sản Của Tổng Công Ty Lâm Nghiệp Việt Nam (Trang 31 - 34)

Môi trường pháp lý

Trong cạnh tranh môi trường pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu môi trường pháp lý hỗ trợ cho cạnh tranh không thuận lợ, nếu cạnh tranh không công bằng, bình đẳng thì mặc dầu hàng hóa xuất khẩu có sức cạnh tranh cao, doanh nghiệp xuất khẩu có bề dày kinh nghiệm, kết quả cạnh tranh của doanh nghiệp cũng vẫn bị hạn chế.

Pháp luật kinh doanh nước ta tuy đã có những bước phát triển quan trọng nhưng còn nhược điểm là chưa đầy đủ, có một số quy định chưa thông thoáng. Đặc biệt, chế định cạnh tranh được xác lập tại luật thương mại mới mang tính định hướng, còn luật cạnh tranh và chống độc quyền đang trong quá trình xây dựng.

Sự cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh hàng xuất khẩu diễn ra trên thị trường Châu Âu, do đó cần phải nghiên cứu thị trường xuất khẩu Châu Âu của các sản phẩm Việt Nam. Vì vậy, để tạo lập môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nước ta cần có sự thỏa thuận cam kết giữa Việt Nam và chính phủ các nước EU thông qua các điều ước song phương hoặc đa phương. Việc này thuộc chức năng, trách nhiệm của nhà nước, của Chính phủ.

Chính sách cơ chế quản lý xuất khẩu

Bao gồm:

- Chính sách thị trường xuất khẩu: Phát triển thị trường, tổ chức xâm nhập thị trường, hỗ trợ về thông tin, về kết nối quan hệ bạn hàng, về đào tạo nhân lực.

- Chính sách mặt hàng xuất khẩu: Bảo đảm nguyên tắc hiệu quả quốc gia trong xuất khâu, thống nhất giữa mực tiêu nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh

tế với sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Cần khuyến khích doanh nghiệp tạo ra những mặt hàng xuất khẩu mới đạt giá trị gia tăng cao và tìm thị trương xuất khẩu cho những mặt hàng đó.

- Chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu EU thông qua sử dụng các công cụ, biện pháp kinh tế: Hỗ trợ và khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa xuất khẩu có giá trị gia tăng cao; hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường về tiếp cận thị trường và đào tạo nhân lực; hỗ trợ khuyến khích về tài chính-tín dụng thông qua sử dụng các công cụ biện pháp kinh tế như: thuế xuất khẩu, quỹ hộ trợ xuất khẩu, quỹ bảo hiểm xuất khẩu, quỹ hộ trợ xúc tiến thương mại.

Quy định cụ thể với xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ

- Bãi bỏ việc phê duyệt và phân bổ hạn mức gỗ rừng tự nhiên để sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu. Mọi dạng sản phẩm gỗ đều được phép xuất khẩu trừ gỗ tròn, gỗ xẻ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước.

- Gỗ có nguồn gốc nhập khẩu được phép xuất khẩu dưới mọi dạng sản phẩm, kể cả việc tái xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ. Gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu và sản phẩm lâm sản từ gỗ nhập khẩu khi xuất khẩu không hải chịu thuế xuất khẩu.

- Nhà nước khuyến khích xuất khẩu các loại sản phẩm gỗ có hàm lượng gia công, chế biến cao. Bộ tài chính hoàn thiện chính sách thuế để khuyến khích sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ loại này.

- Trên cơ sở chỉ tiêu khai thác gỗ tự nhiên từng khu vực đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt hàng năm, Bộ thương mại phối hợp với UBND các tỉnh thành phố trược thuộc TW ( có chỉ tiêu khai thác ) chỉ đạo ngành kiểm lâm, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác gỗ ngay tại địa phương. Việc kiểm tra nguồn gốc gỗ đối với sản phẩm gỗ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu phải được thực hiện ngay tại cơ sở sản xuất theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn; không kiểm tra nguồn gốc nhập khẩu và gỗ rừng trồng, phải xuất trình tại hải quan cửa khẩu hồ sơ hợp lệ về nguồn gốc gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục hải quan.

- Việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nước có chung đường biên phải thực hiện theo quy định của Thủ tướng chính phủ và hướng dẫn của Bộ Thương mại.

( Quy định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của TTg chính phủ về quản lý XK,NK hàng hóa )

2.2.1.2– Môi trường kinh doanh quốc tế

Điểm nổi bật nhất cảu môi trường kinh doanh quốc tế đó là xu thế tự do hóa thương mại, khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế. Đây là một trong những nhân tố tác động tích cực đến việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan… tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp và cả Vinafor khi mà EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan …là những thị trường lớn nhất.

Mục tiêu cuối cùng của tự do hoa thương mại là giảm dần và tiến tới xóa bỏ tất cả rào cản thuế quan cũng như phi thuế quan để tạo điều kiện cho hàng hóa được lưu thông tự do giữa các nước, tiến dần tới một thị trường thế giới thông nhất.Do vậy, khi tham gia vào khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế, các nước thành viên phải mở cửa thị trường, thực hiện mục tiêu của tự do hóa thương mại. Việc mở cửa thị trường là tất yếu của nền kinh tế mở, nó đòi hỏi các nước đồng thời phải xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ đắc lực cho việc đẩy mạnh giao lưu hàng hóa quốc tế. Vì vậy, xu thế tự do hóa thương mại, khu vưc hóa và toàn cầu hóa kinh tế có tác động rất lớn đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU, hay Việt Nam và Mỹ. Việt Nam có thể tận dụng được lợi

thế so sánh của mình nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường EU, My... Tuy nhiên, hàng hóa của Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên những thị trường với những hàng hóa của các quốc giá khác cũng ký hiệp định thương mại đặc biệt là Trung Quốc nới có nhiều chủng loại hàng hóa tương tự như Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn Thiện Việc Hoạch Định Chiến Lược Marketing Xuất Khẩu Lâm Sản Của Tổng Công Ty Lâm Nghiệp Việt Nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w