Lựa chọn các hình thức xuất khẩu của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn Thiện Việc Hoạch Định Chiến Lược Marketing Xuất Khẩu Lâm Sản Của Tổng Công Ty Lâm Nghiệp Việt Nam (Trang 40 - 41)

Trước kia, hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty chủ yếu theo hình thức xuất khẩu uỷ thác. Xuất khẩu theo hình thức này có ưu điểm và tiện lợi: Tiền được thanh toán ngay trong nươc, không phải tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hoá, rủi ro về tín dụng ít hơn. Tuỳ nhiên, phương pháp này có hạn chế: Tổng công ty có sự kiểm soát rất mong manh với hoạt động Marketing xuất khẩu các sản phẩm của Tổng công ty.

- Trong một số năm gần đây, Tổng công ty đã được phép xuất khẩu trực tiếp cho người nhập khẩu. Với hình thức xuất khẩu này Tổng công ty có thể kiểm soát được thông số Marketing xuất khẩu, kiểm soát được chi phí và lợi nhuận. Tổng công ty sẽ nhận được toàn bộ lợi nhuận từ việc bán hàng xuất khẩu mà không phải phân chia với các tổ chức khách. Tổng công ty không bị lãng quên rong việc thực hiện tích cực chức năng bán, tạo điều kiện cho Tổng công ty

hiểu biết thấu đáo hơn thị trường nước ngoài do đó có thể quyết định một cách nhanh chóng xem sản phẩm của mình phải hoàn thiện như thế nào để đáp ứng mong đợi của người mua ở thị trường nước ngoài. Việc xuất khẩu trực tiếp cũng thiết lập được tính ổn định của các kênh bán hàng xuất khẩu và chi phí trên một đơn vị tăng do lượng bán hàng. Tuy nhiên, hình thức xuất khẩu trực tiếp có những mặt hạn chế: Chi phí ban đầu bỏ ra để gây dựng được một thị trưòng xuất khẩu có thể quá lớn so với lượng bán. Tổng công ty luôn phải đương đầu với những rửi ro về tài chính hoặc những thay đổi bất thường về chế độ ưu đãi. Ngoài ra, sự thành công của Marketing xuất khẩu đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao vì kỹ xảo Marketing và chế độ quản lý tài chính khác căn bản với bán hàng ở thị trường nội địa.

- Hình thức gia công hàng xuất khẩu cũng được Tổng công ty áp dụng và đẩy mạnh trong những năm gần đây. Những lợi ích của việc gia công hàng hoá xuất khẩu đối với Tổng công ty: tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty, tăng nguồn thu ngoại tệ đảm bảo cho việc nhập khẩu hàng hoá, tạo điều kiện thâm nhập thị trường các nươc tránh được những hạn chế nhập khẩu do các nước đề ra, thúc đẩy các cơ sở sản xuất của Tổng công ty, nhanh chóng với những đòi hỏi của thị trường thế giới, góp phần cải tiến quy trình sản xuất trong nước, theo kịp trình độ quốc tế, khắc phục tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài.

Trên đây là các phương thức xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty và các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã đánh giá sự phù hợp của nó với quy mô và trình độ phát triển của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn Thiện Việc Hoạch Định Chiến Lược Marketing Xuất Khẩu Lâm Sản Của Tổng Công Ty Lâm Nghiệp Việt Nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w