Trang phục trong văn học dân gian

Một phần của tài liệu Trang phục cổ truyền của người phụ nữ dân tộc thái huyện thường xuân (thanh hóa) (Trang 78 - 80)

6. Bố cục của luận văn

3.1.2.Trang phục trong văn học dân gian

Là sản phẩm được tạo nên từ những con người lao động cần cù, chịu thương chịu khó, từ những bàn tay khéo léo: úp bàn tay thành hoa, ngửa bàn tay thành lá (khoẳn mư pín lai - hái mư pín boóc) của các chị, các mẹ. Trang phục của người Thái Thường Xuân là tác phẩm nghệ thuật dân gian và được xem như một bộ phận của hệ thống folklore Thái. Chính vì vậy có thể xem các bộ trang phục của người Thái như những sản phẩm của dân gian và có tính dị bản như các tác phẩm truyện thơ, ca dao, tục ngữ… dân gian Thái. Khi nghiên cứu khảo sát các câu ca dao, tục ngữ, phương ngôn, đồng dao của người Thái Thường Xuân, chúng tôi nhận thấy rất nhiều cầu bài ca dao tục

ngữ sử dụng nhiều hình ảnh liên quan đến trang phục (khăn piêu, váy) như những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, như trong bài đồng dao "Tạ Đáo" cô gái giấu miếng cau trong khăn và lá trầu trong hộp để thách đố người yêu và để đoán biết mức độ tình yêu của chàng dành cho nàng. Nếu chọn miếng cau trong khăn chàng trai đã "phải lòng" nàng còn nếu chọn lá trầu trong hộp nàng và chàng đã yêu nhau:

"Đáo lé nị đáo lơ? Đáo lé nị đáo phí

Phớ mẻn chụ kín pu cuống hốp Phớ mẻn phúa mẻn mia cú

Phớ mẻn chụ kín mác cuống khắn Hở cú phắn hín cắm nơ, cân nự (Sao xanh này sao gì

Sao xanh lè sao ma

Ai nên duyên ăn trầu trong hộp Ai nên chồng nên vợ

Phải lòng nhau ăn cau trong khăn

Hãy cho tôi đêm nay nằm mơ thấy người ấy.

Trong các câu ca dao, tục ngữ phương ngôn, trang phục cũng như cách mặc trang phục được sử dụng để khuyên răn người đời nhất là các cô gái mới lớn về cách cư xử trong sinh hoạt thường ngày cũng như trong lao động. Từ cách mặc váy trong lúc lao động, người Thái phân ra hai loại là người lười biếng và người chăm chỉ:

"Xỉn tỉn mú pi

Xỉn hí mú phan"

(Váy ngắn lợn béo Váy dài lợn gầy)

Đối với người Thái là con gái thì phải ý tứ trong giao tiếp với mọi người, đặc biệt là khi mặc váy tiếp khách:

"Nhổ nước bọt phải nhìn chỗ trống

Lúc ngồi xuống phải nhìn váy dưới bàn chân"

Làm việc gì cũng phải cẩn thận, nhìn trước nhìn sau sao cho đẹp mắt:

"Đừng phơi áo dưới đất

Đừng phơi váy trước cửa ra vào"

Bên cạnh các câu ca dao, tục ngữ, phương ngôn, đồng dao còn nhiều bài thơ hiện đại sử dụng chất liệu nghệ thuật từ chiếc khăn piêu, hoa văn trên chân váy… trong đề tài này chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu sâu hơn. Ngay cả việc sưu tầm, phân loại số lượng các câu ca dao, tục ngữ có hình ảnh trang phục cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy chúng tôi mới chỉ nghiên cứu được một số vấn đề, sau này có điều kiện và thời gian chúng tôi nghiên cứu sâu và rộng hơn.

Một phần của tài liệu Trang phục cổ truyền của người phụ nữ dân tộc thái huyện thường xuân (thanh hóa) (Trang 78 - 80)