sản xuất nông nghiệp của ngƣời Dao ở Lục Nam
Trƣớc đây, ngƣời Dao nói chung và ngƣời Dao ở huyện Lục Nam nói riêng chủ yếu sống bằng nƣơng rẫy, lệ thuộc vào tự nhiên. Vì vậy, quá trình sản xuất nảy sinh nhiều kinh nghiệm quí báu phù hợp với điều kiện của địa phƣơng song nó cũng làm xuất hiện những tập quán, tín ngƣỡng lạc hậu. Lƣơng thực sinh sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên khiến cho ngƣời dân rơi vào tình trạng một năm đủ nhiều năm thiếu, cuộc sống thật là khó khăn. Muốn có cuộc sống no đủ không còn cách nào khác là phải từ bỏ những thói quen cũ trong sản xuất nhƣng dƣới sự thống trị của thực dân phong kiến cùng với chiến tranh kéo dài thực hiện đƣợc điều đó là vô cùng khó khăn. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng bào mới có điều kiện để đổi mới. Sự đổi mới trong tri thức sản xuất nông nghiệp của ngƣời Dao ở Lục Nam có nhiều yếu tố tác động:
Thứ nhất, do chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đối với các vùng dân tộc thiểu số
Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, mọi chính sách về miền núi, dân tộc chủ yếu phục vụ mục tiêu đảm bảo khối đại đoàn kết dân tộc. Hiện nay, khi cả nƣớc bƣớc vào nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, "khoảng cách" giàu và nghèo, giữa miền núi - miền xuôi ngày càng rộng ra. Nhu cầu bình đẳng trong phát triển gắn liền với quá trình dân chủ hoá trên các lĩnh vực đời sống xã hội của mỗi vùng, mỗi ngƣời ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
càng tăng. Chính vì vậy, yêu cầu bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ bản sắc văn hoá và những giá trị truyền thống cũng tăng lên. Cạnh tranh về các nguồn lực cho phát triển cũng trở nên gay gắt. Hơn bao giờ hết vấn đề "Bình đẳng, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc, giữa các vùng miền" lại càng bức thiết.
Ngày 05/3/2007, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quyết định số 33/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cƣ cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010. Chính sách này áp dụng cho việc thực hiện định canh, định cƣ đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cƣ thuộc vùng khó khăn quy định tại quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/207 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn. Đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng chính sách là hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cƣ không có đất sản xuất ổn định thuộc quyền sử dụng của hộ theo quy định; nơi ở không ổn định, xa điểm dân cƣ, di chuyển chỗ ở theo nơi sản xuất và chƣa đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ tƣơng tự của Nhà nƣớc. Mục tiêu chung của chính sách là nhằm tạo điều kiện cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cƣ có nơi ở ổn định, có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo; góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phƣơng. Mục tiêu cụ thể của chính sách là phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành cơ bản việc định canh định cƣ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh du cƣ trên phạm vi cả nƣớc; 70% số điểm định canh định cƣ tập trung (thôn, bản) có đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phù hợp quy hoạch; 100% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh du cƣ đƣợc tổ chức định canh định cƣ theo quy hoạch, có nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nƣớc sinh hoạt, tại các điểm định canh định cƣ không còn hộ đói; mỗi năm giảm 2-3% số hộ nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cùng với chính sách định canh, định cƣ, công tác di dân xây dựng kinh tế mới cũng đƣợc đẩy mạnh. Xây dựng các vùng kinh tế mới là chính sách của Chính phủ nhằm tổ chức, phân bố lại lao động và dân cƣ trong cả nƣớc, chuyển một khối lƣợng lớn dân cƣ từ các vùng đồng bằng và thành phố tới các vùng trung du, miền núi, biên giới, hải đảo. Chính sách nhằm sử dụng hết mọi lực lƣợng lao động xã hội; tổ chức và quản lý tốt lao động, phân bố lại lao động giữa các vùng và các ngành nhằm tăng rõ rệt năng suất lao động xã hội; phân bố hợp lý sức sản xuất ở đồng bằng, trung du và miền núi, điều chỉnh sức ngƣời giữa các vùng, quy hoạch từng bƣớc các vùng kinh tế, thực hiện sự phân công phối hợp giữa các vùng kinh tế với nhau. Chính sách này đƣợc triển khai tại miền Bắc từ năm 1961 và trên toàn quốc từ sau khi đất nƣớc thống nhất cho đến tận năm 1998. Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm thay đổi tri thức sản xuất trong nông nghiệp của ngƣời Dao ở huyện Lục Nam.
Ngay từ khi Việt Nam giành đƣợc độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo nhƣ là một thứ "giặc", cũng nhƣ giặc dốt, giặc ngoại xâm, nên đã đƣa ra mục tiêu phấn đấu để nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi ngƣời có công ăn, việc làm, ấm no và đời sống hạnh phúc. Giảm đói nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ bản, đƣợc Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm, mà còn là một bộ phận quan trọng của mục tiêu phát triển. Chính sách ƣu tiên đầu tƣ phát triển cho kinh tế miền núi của Đảng và Nhà nƣớc xác định nhƣ một chiến lƣợc cho đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Dao ở Lục Nam nói riêng. Đói nghèo mang tính chất vùng rất rõ rệt. Các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời sinh sống, có tỷ lệ đói nghèo khá cao. Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở rất kém phát triển, điều kiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai xảy ra thƣờng xuyên. Mục tiêu tổng quát trong giai đoạn 2001 - 2010 là cải thiện đáng kể đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hình thành thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên và văn hóa dân tộc cho thế hệ mai sau. Để đạt đƣợc những mục tiêu này, cần phải tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hƣớng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, tăng cƣờng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cải tiến hệ thống giáo dục, đào tạo để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Tăng cƣờng các lợi thế cạnh tranh trong các cam kết thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng nhằm chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Tăng trƣởng phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trƣờng nhằm tạo thêm việc làm, cải thiện sức khỏe cộng đồng, xóa đói giảm nghèo và ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả các tệ nạn xã hội. Tăng trƣởng kinh tế sẽ tạo ra nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo, đồng thời phải có các chính sách phân bổ nguồn lực và chính sách xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nghèo tiếp cận đƣợc các cơ hội cải thiện cuộc sống của mình, tăng thêm nhận thức và nỗ lực vƣơn lên tự thoát nghèo. Xóa đói giảm nghèo không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động mà phải tạo ra động lực tăng trƣởng tại chỗ, chủ động tự vƣơn lên thoát nghèo. Đồng thời không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trƣởng kinh tế đối với các đối tƣợng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tƣơng đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lƣợng sản xuất dồi dào và bảo đảm sự ổn định cho giai đoạn “cất cánh”. Vấn đề đã đƣợc cụ thể hoá bằng các chƣơng trình, dự án đƣợc triển khai, đƣợc giám sát và đánh giá thƣờng xuyên. Các nghiên cứu đã lập đƣợc bản đồ phân bố đói nghèo đến từng xã, từng hộ. Với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những mục tiêu cơ bản là xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói, đạt phổ cập giáo dục tiểu học, đảm bảo bền vững môi trƣờng. Nhiều chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng, giáo dục, y tế đƣợc thực hiện làm thay đổi đáng kể tình hình kinh tế ở các xã vùng sâu có ngƣời Dao sinh sống của huyện Lục Nam.
Đời sống đồng bào Dao ở Lục Nam từng bƣớc thay đổi chuyển mình về mọi mặt. Song sự chuyển mình mạnh mẽ nhất, sự thay đổi có tính chất nhƣ một bƣớc ngoặt đối với đồng bào là sau Chỉ thị 10 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế khoán trong nông lâm nghiệp ra đời, nó giúp cho ngƣời dân nhận đất rừng yên tâm đầu tƣ vốn, lao động và kinh doanh rừng. Những diện tích đất trống đồi trọc đƣợc đƣa vào sử dụng ngày càng tăng, các mô hình nông lâm kết hợp, các trang trại phổ biến ở nhiều nơi.
Năm 1992 Hiến pháp mới ra đời làm cơ sở cho việc xây dựng Luật đất đai sửa đổi ngày 14/07/1993. Luật đất đai năm 1993 nhằm đổi mới cơ chế quản lý đất đai nói chung và ngành nông lâm nghiệp nói riêng đồng thời phổ biến việc giao đất giao rừng. Tiếp đó là các nghị định: Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 quy định về giao đất nông nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định 02/CP ban hành ngày 15/01/1995 về việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp; Nghị định 01/CP ban hành ngày 04/10/1995 về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nƣớc. Các tổ chức hợp tác xã bị giải thể, thay vào đó là kinh tế hộ gia đình. Gia đình trở thành một đơn vị kinh tế độc lập, kinh tế hộ gia đình đã kích thích sự chủ động sáng tạo trong sản xuất, nâng cao tính năng động cá nhân, khắc phục tính ỷ lại phân chia sản xuất theo kiểu bình quân. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã tăng cƣờng khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
triển kinh tế - xã hội vùng cao, tập trung đầu tƣ xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh sản xuất, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập và mức sống của đồng bào các dân tộc, nâng cao dân trí và phúc lợi xã hội.
Những năm qua, các cấp uỷ, chính quyền đã tích cực thực hiện các đề án, kế hoạch đề ra, quan tâm huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế, các lực lƣợng xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Đảng bộ thực hiện lồng ghép nhiều chƣơng trình, dự án đầu tƣ cho các xã đặc biệt khó khăn nhƣ Chƣơng trình 135; Dự án phát triển nông thôn tổng hợp giảm nghèo; Dự án phát triển miền núi gắn với tiêu thụ sản phẩm; các dự án phát triển lâm nghiệp, định canh định cƣ; các dự án về giáo dục, y tế, văn hóa, phát thanh - truyền hình; Chƣơng trình đƣa tiến bộ khoa học lên vùng cao; Chƣơng trình dậy nghề để giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân và thực hiện các chính sách trợ giá, trợ cƣớc, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn…. Trong 5 năm, toàn tỉnh đã huy động đƣợc 1242 tỷ đồng vốn đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, gấp 3,1 lần so với dự kiến ban đầu, đã có 46 sở, ban, ngành, doanh nghiệp, đơn vị quân đội trực tiếp giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn bằng nhiều hình thức thiết thực.
Nhờ đó, kinh tế - xã hội của khu vực miền núi tỉnh Bắc Giang đã có bƣớc khởi sắc. Giá trị tổng sản phẩm toàn vùng năm 2005 ƣớc đạt 551 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2000. Trong đó, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm 83%, công nghiệp - xây dựng cơ bản 7%, dịch vụ - thƣơng mại l0%. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong vùng bƣớc đầu chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Tổng diện tích đất canh tác đạt 30,4 nghìn ha, trong đó, cây lƣơng thực 1l,5 nghìn ha; hình thành vùng cây ăn quả tập trung với diện tích trên 2 vạn ha; chăn nuôi, thuỷ sản đƣợc quan tâm phát triển, sản lƣợng ngành chăn nuôi năm 2005 ƣớc đạt 5 ngàn tấn, tăng 50% so với năm 2000. Trong đó, đàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lợn tăng 30%, đàn bò tăng 140%, sản lƣợng cá năm 2005 tăng gấp 2,5 lần so với 2000, vƣợt mục tiêu đề ra. Qua thực hiện chính sách trợ giá, trợ cƣớc đã hỗ trợ gần 3.000 tấn giống lúa thuần, lúa lai, ngô lai; hơn 1000 lợn giống và bò giống... Cùng với việc tăng cƣờng công tác khuyến nông, mở rộng áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất, nên đã góp phần nâng cao đáng kể năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chủ lực. Lâm nghiệp đã từng bƣớc trở thành một nghề giúp bà con các dân tộc vùng núi ổn định cuộc sống và ngày một gắn bó hơn với rừng, đã xuất hiện nhiều hộ gia đình làm kinh tế trang trại, kinh doanh vƣờn, rừng đạt hiệu quả cao. Từ năm 2001 - 2005 đã trồng mới trên 19 nghìn ha rừng tập trung, đạt 95,7% mục tiêu, tỷ lệ che phủ rừng đạt 39%, tăng 8,2% so với năm 2000. Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhƣ sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, cơ khí sửa chữa, khai thác khoáng sản đƣợc hình thành và bƣớc đầu phát triển. Hoạt động thƣơng mại - dịch vụ đƣợc tăng cƣờng, đã đầu tƣ trên 28 tỷ đồng đầu tƣ xây dựng 1l trung tâm cụm - xã, 19 chợ nông thôn vùng cao, với trên 3.000 hộ hoạt động. Thị trƣờng các xã vùng cao từng bƣớc phong phú hơn, giá cả không có sự chênh lệch lớn so với vùng xuôi.
Thứ hai, do tác động của kinh tế thị trường
Trong truyền thống, ngƣời Dao ở Lục Nam đã có những trao đổi lâu đời với các dân tộc anh em trong khu vực cƣ trú và xa hơn, với hình thức trao đổi hiện vật chủ yếu là đổi trâu lấy lúa, ngô, sắn, hoặc đổi sắn lấy giầy, dép, mắm, muối… Sau đó, ngƣời Dao ở Lục Nam biết đem tới chợ bán lấy tiền mua sắm quần áo và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, từ cái kim, sợi chỉ đến lƣỡi cày, hái, liềm. Việc trao đổi, mua bán theo kiểu này bắt đầu diễn ra sôi động khi cây trồng hàng hóa xuất hiện trong đời sống kinh tế của đồng bào.
Những chuyển biến mạnh mẽ trong nền kinh tế nông nghiệp đã tác động lớn tới sự chuyển biến trong nhận thức về kinh tế thị trƣờng của ngƣời