Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính tích cực của tri thức

Một phần của tài liệu Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang (Trang 70 - 98)

dân gian trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Dao

3.3.1. Cơ sở để đưa ra giải pháp

3.3.1.1. Cơ sở khoa học

Theo “Từ điển tiếng Việt” thì “Bảo tồn” có nghĩa là giữ lại. Giáo sƣ Tô Vũ xác định“Khi nói tới bảo tồn, ta luôn nghĩ đến giữ gìn toàn bộ và nguyên vẹn đối tượng cần bảo tồn… Đối tượng bảo tồn cần thoả mãn hai điều kiện tiên quyết: Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi. Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiền năng, đứng vững lâu dài trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay với chính sách mở cửa và cơ chế thị trường” [30, tr.242]. Thứ trƣởng Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng nêu: “Nếu bảo tồn không tốt chúng ta sẽ đứt mạch với quá khứ, chúng ta sẽ bị tác động rất mạnh của cơ chế thị trường, của dòng thác văn minh của những nước phát triển hơn chúng ta về mặt kinh tế, sẽ đến lúc chúng ta sẽ mất đi chính mình”. Nên “giữ có phải là giữ nguyên trạng hay là giữ có phát triển. Giữ nguyên trạng là đóng băng sự sáng tạo, tự do thì lại phá mất gốc” [32, tr.12]. Từ những nhận định trên, có thể thấy sự phức tạp và những khó khăn đặt ra cho việc bảo tồn di sản văn hoá, đặc biệt là di sản văn hoá phi vật thể trong đó có tri thức dân gian. Mặt khác thấy đƣợc tầm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị của các tri thức dân gian trong đời sống cộng đồng tộc ngƣời. Vì vậy, từ khi tỉnh Bắc Giang đƣợc thành lập năm 1997, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo ngành Văn hóa Thông tin các huyện tập trung quan tâm chỉ đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc thông qua các văn bản pháp quy, các đề án, chƣơng trình cụ thể nhƣ:

Đề án xây dựng đời sống văn hoá cơ sở tỉnh Bắc Giang; Đề án bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang giai đoạn năm 2003- 2005; Đề án bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2003 – 2010; Kế hoạch tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Giang từ năm 2007 -2010; Chƣơng trình phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin tỉnh Bắc Giang từ năm 2007 - 2015. Các đề án, chƣơng trình, kế hoạch này đƣợc xây dựng trên cơ sở thực tiễn từ năm 1997 - 2000 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Các chủ trƣơng trên đã đƣợc phổ biến và triển khai tích cực tới toàn Đảng, toàn dân trong tỉnh và đã tạo nên một phong trào bảo tồn các giá trị di sản văn hoá các dân tộc rất tích cực trong đời sống xã hội và đạt hiệu quả tốt.

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá phi vật thể đƣợc thực hiện tốt trƣớc hết là ở sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với công tác này. Sự quan tâm đó thể hiện qua chủ trƣơng và đƣờng lối đề ra của Đảng và Nhà nƣớc ta nên đã tác động tới toàn bộ hệ thống chính trị- xã hội để tạo nên một ý thức chung của toàn Đảng toàn dân trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể. Để có đƣợc hiệu quả tốt phải có sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh thông qua các chủ trƣơng, đƣờng lối các đề án, kế hoạch, chƣơng trình tới các huyện, thành phố để toàn Đảng, toàn dân thực hiện. Phát huy cao độ, tích cực các cấp uỷ, cấp chính quyền, các đoàn thể xã hội cùng tham gia thƣờng xuyên và liên tục và coi đó là một nhiệm vụ không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thể thiếu đối với công cuộc xây dựng quê hƣơng đất nƣớc. Tạo ra một sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan với ngành Văn hoá thông tin để thực hiện các đề án, chƣơng trình, kế hoạch theo đúng lộ trình vạch ra. Xây dựng một đội ngũ những ngƣời làm công tác bảo tồn di sản văn hoá từ trên xuống cơ sở đủ để thực hiện các nhiệm vụ giao phó. Động viên tích cực tính tự giác của mỗi cán bộ công chức viên chức làm công tác bảo tồn di sản văn hoá và của mỗi ngƣời dân trong địa phƣơng thông qua các công việc bảo tồn di sản văn hoá. Gắn việc bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở để phát huy hiệu quả cao hơn.

3.3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Đồng bào Dao ở Lục Nam cƣ trú chủ yếu ở những nơi mà đồi, núi, rừng còn chiếm phần lớn diện tích, lại là những vùng sâu, vùng xa, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội đều còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Sản xuất nông nghiệp trồng trọt là hoạt động kinh tế chủ đạo, là nguồn sống chính của đồng bào. Từ thực tiễn cƣ trú nhƣ vậy, để tồn tại và phát triển đi lên ngƣời Dao ở Lục Nam vừa phải tìm cách thích ứng với việc khai khẩn đất bằng ở các thung lũng, vừa phải thích ứng với việc khai khẩn đất dốc ven các sƣờn đồi làm nƣơng, làm bãi. Trải qua bao thế hệ nối tiếp nhau không ngừng tự trau dồi, đúc rút, đồng bào đã tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc xử lý đất trồng, kỹ thuật canh tác... Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp cho đến nay vẫn đƣợc đồng bào gìn giữ và thực hiện bên cạnh các biện pháp kỹ thuật hiện đại.

Để giữ màu cho đất đồng bào có nhiều giải pháp khác nhau. Giải pháp thông thƣờng và thƣờng xuyên nhất là bón phân chuồng cho cây trồng. Các loại phân tích luỹ đƣợc trong chăn nuôi (phân trâu, lợn, gà…) đƣợc tận dụng triệt để. Cách bón phân chủ yếu là bón lót. Đối với các chân ruộng nƣớc dƣới các thung lũng đồng bào gánh phân chuồng từ nhà ra đồng để thành nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đống nhỏ trƣớc khi bừa cấy. Khi bừa cho nhuyễn đất để cấy, cũng đồng thời làm cho phân tản đều trên mặt ruộng. Đối với những loại cây trồng trên đất khô (nương, bãi) nhƣ ngô, khoai, sắn, đậu, lạc… sau khi tra hạt vào hố đồng bào rắc phân đã đƣợc ủ mục lên trên hạt rồi mới lấp đất. Để tránh các loại sâu bọ, côn trùng ăn hạt giống cây trồng, đồng bào trộn thêm tro bếp vào phân mục. Bằng cách bón phân lót khi cấy trồng, đất ruộng đƣợc bồi bổ thêm chất màu, cây trồng phát triển và sinh trƣởng tốt.

Đất bạc màu không chỉ do cây trồng lấy chất màu từ đất, mà còn do mƣa lũ làm xói mòn đất màu. Qua thực tiễn sản xuất đồng bào Dao đúc rút đƣợc rất nhiều kinh nghiệm trong việc chống lại sự rửa trôi của nƣớc. Giải pháp phổ biến nhất là đắp tạo bờ theo các đƣờng đồng mức, chia đất thành các chân ruộng bậc thang, nƣơng bậc thang. Tại mỗi chân ruộng đồng bào để một rạch nƣớc lửng đƣợc bố trí so le từ trên xuống dƣới, từ dƣới lên trên. Những rạch nƣớc này có chức năng điều hoà mực nƣớc giữa các chân ruộng trên và dƣới, hạn chế tối đa sự rửa trôi của nƣớc. Những ruộng bậc thang trải khắp dƣới thung lũng sƣờn đồi chính là kết quả của nhận thức này.

Trên bãi phƣơng pháp xen canh gối vụ đƣợc đồng bào áp dụng phổ biến để hạn chế sự rửa trôi của nƣớc. Cây ngô đƣợc trồng vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ và thu hoạch vào cuối mùa hạ và đầu mùa thu. Đây là khoảng thời gian mƣa nhiều, những hạt mƣa rơi trực tiếp xuống mặt nƣơng, bãi chảy đi mang theo một lƣợng đất màu lớn. Để hạn chế mƣa rơi thẳng xuống đất, đồng bào trồng xen vào gốc các loại cây thân dây: khoai lang, cây bí, hoặc cây đậu xanh, đậu tƣơng. Lá các loại cây này phủ che kín mặt nƣơng góp phần giữ độ ẩm cho đất, đồng thời hạn chế tối đa nƣớc mƣa rơi trực tiếp xuống mặt đất.

Để làm tăng chất màu cho đất, khi lúa chín đồng bào chỉ cắt phần ngọn. Phần thân và gốc đƣợc để lại ruộng. Vào cuối tháng Chạp và đầu tháng Giêng âm lịch, trên những chân ruộng cạn các gốc rạ đã khô, đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bào tiến hành đốt gốc để lấy tro bổ xung chất màu cho đất. Trên nƣơng những cây cỏ dại cũng đƣợc rẫy, phát vào tháng Giêng, sang tháng hai, tháng ba cỏ khô, đồng bào cũng đốt lấy tro bón cho cây trồng. Cần phải nói thêm rằng, việc đốt rạ trên ruộng, đốt cỏ trên nƣơng có ý nghĩa làm sạch môi trƣờng sản xuất, diệt trừ các loại sâu và trứng sâu, ổ sâu đang kỳ ngủ đông, đợi xuân về nở ra làm hại cây trồng.

Tri thức về sản xuất nông nghiệp không chỉ đƣợc hình thành trong quá trình lao động sản xuất mà còn ăn sâu vào cuộc sống tâm linh của đồng bào. Trong bản, làng đồng bào cƣ trú, hoặc trên đƣờng đi lại giữa các bản làng thƣờng có các cây cổ thụ sống tập trung. Ở đó đồng bào thƣờng lập miếu thờ thổ công, hoặc không có miếu thờ nhƣng nơi đó vẫn đƣợc coi là vùng đất thiêng. Mọi ngƣời có thể ngồi nghỉ ngơi dƣới gốc cây, xong không đƣợc làm ô uế nơi đó, không đƣợc chặt phá các cây xung quanh, đặc biệt là cây cổ thụ. Đồng bào quan niệm cây cổ thụ trong bản, trong làng là nơi các vị thần cƣ ngụ ở đó. Họ bảo vệ, chở che mang lại sự yên bình cho mảnh đất mà dân bản đang cƣ ngụ. Phá hoại cây cũng chính là phá hoại cuộc sống bình yên của dân bản. Do vậy, việc bảo vệ cây cổ thụ là trách nhiệm chung của cả dân bản, tập tục này vẫn còn lƣu truyền cho tới ngày nay.

Mùa xuân về cũng chính là mùa đâm chồi nảy lộc của cây cối, mùa sinh sản của động vật. Để bảo vệ cây rừng và động vật trong thời kỳ này, trong tín ngƣỡng của mình đồng bào dân tộc Dao có tục cấm rừng (đóng cửa rừng). Tục đóng cửa rừng thƣờng bắt đầu từ ngày 25 tháng Chạp cho đến hết tháng Giêng. Trong khoảng thời gian này dân bản không ai đƣợc vào rừng săn bắt chim thú, chặt phá cây cối. Đồng bào quan niệm ai phạm vào điều cấm này sang năm mới hồn cây sẽ ra khỏi nhà họ, gia đình đó sẽ bị mất mùa, những ngƣời trong gia đình hay bị bệnh tật ốm đau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có thể nói, các tri thức dân gian tộc ngƣời trong sản xuất nông nghiệp đƣợc ngƣời Dao ở Lục Nam phát huy có hiệu quả ngay trong đời sống kinh tế hiện nay của đồng bào. Bên cạnh việc sử dụng và phát huy các giá trị tri thức dân gian vốn có, cộng đồng ngƣời Dao còn tiếp thu khá nhanh những kỹ thuật cần thiết trong canh tác lúa nƣớc, đặc biệt là kỹ thuật làm thuỷ lợi nhỏ và sử dụng sức kéo trong khâu làm đất. Các khoảnh ruộng nƣớc của họ thƣờng có bậc cao thấp khác nhau, mỗi bậc có hệ thống bờ thửa riêng để giữ và điều tiết nƣớc cho phù hợp với yêu cầu của cây lúa trong mỗi kỳ sinh trƣởng.

Các công đoạn kỹ thuật chính trong canh tác lúa nƣớc của ngƣời Dao cũng giống nhƣ nhiều dân tộc khác. Nhƣng ở thời kỳ đầu, trình độ canh tác còn thấp, ngƣời ta chỉ gieo mạ, nhổ cấy - điều tiết nƣớc - làm cỏ - thu hoạch, không bón bất cứ loại phân hoá học nào. Mãi tới gần đây, khi tiếp thu các giống lúa mới, phân bón mới trở thành yêu cầu bắt buộc. Có thể nói, chính những yêu cầu khắt khe về thời vụ cũng nhƣ kỹ thuật canh tác của các giống lúa mới đã dẫn đến một bƣớc tiến dài trong nhận thức về sản xuất nông nghiệp của ngƣời Dao. Trong kinh tế sản xuất, một số giá trị tri thức dân gian tộc ngƣời đã đƣợc ngƣời Dao nâng lên thành những quy tắc, quy định chung của cả cộng đồng, mà nếu ai không tuân theo sẽ bị xử phạt. Đó chính là sự cụ thể hoá giá trị tri thức dân gian tộc ngƣời bằng luật tục.

Những năm gần đây, đồng bào dân tộc thiểu số đã phải đối mặt với những biến đổi to lớn, ảnh hƣởng đến cuộc sống, sinh hoạt cộng đồng nói chung và đến luật tục nói riêng. Đó là tình trạng thoái hoá đất, sự thay đổi quyền sở hữu đất rừng. Đất đai đối với sản xuất và đời sống của cộng đồng dân cƣ có ý nghĩa quan trọng và vô cùng cần thiết. Tuy nhiên hiện nay, thoái hoá đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng miền núi, nơi tập trung hơn 3/4 quỹ đất. Các dạng thoái hoá đất chủ yếu là: xói mòn, rửa trôi, đất có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dƣỡng, đất chua hoá, bạc màu, khô hạn, lũ quét, đất trƣợt và sạt lở, đất bị ô nhiễm.

Trên 60% diện tích đất ở miền núi có những vấn đề liên quan tới suy thoái đất. Nguyên nhân suy thoái môi trƣờng đất có nhiều, song chủ yếu do phƣơng thức canh tác nƣơng rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm dụng các chất hữu cơ trong sản xuất, triển khai xây dựng các công trình hạ tầng nhƣ: nhà ở, đƣờng giao thông, trƣờng học… Sự suy thoái môi trƣờng đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hƣớng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu ngƣời đã đến mức báo động.

Trong bối cảnh đó, các giá trị tri thức dân gian tộc ngƣời trong sản xuất kinh tế cần đƣợc chọn lọc và phát huy hơn nữa. Đặc biệt, các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc của đồng bào là một giá trị tri thức hữu ích và thiết thực để chống xói mòn, hạn chế thoái hoá đất. Canh tác bền vững trên đất dốc cần thực hiện các biện pháp để làm giảm tối đa tác hại của mƣa và dòng chảy do mƣa tạo ra, đồng thời làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Đồng bào các dân tộc có nhiều biện pháp nhƣ: làm ruộng bậc thang, xếp bờ đá, bón phân hữu cơ, trồng cây xanh… Nhƣng biện pháp quan trọng nhất và bền vững nhất đem lại hiệu quả kinh tế nhất là chọn và bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất dốc, trên đỉnh đồi trồng keo, tre, trám… ở giữa trồng các cây lƣơng thực: ngô, khoai, sắn, đỗ, đậu, lạc, vừng, hoặc trồng cây công nghiệp nhƣ chè. Trồng cây ăn quả ở dƣới chân đồi.

Bên cạnh việc phát huy các giá trị tri thức dân gian tộc ngƣời, cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên đất, đào tạo và huấn luyện để nâng cao kiến thức của ngƣời dân về công nghệ, kỹ thuật sử dụng và quản lí đất; tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tuyên truyền và phát động phong trào quần chúng áp dụng các mô hình hiệu quả sử dụng bền vững tài nguyên đất.

Ngày nay, trƣớc sức ép về gia tăng dân số, về nhu cầu đất đai và xu thế hội nhập với cuộc sống hiện đại đã ảnh hƣởng ít nhiều đến tính tôn nghiêm

Một phần của tài liệu Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang (Trang 70 - 98)