Nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến (Trang 30 - 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.1.1.2. Nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật

Tác phẩm nghệ thuật là thế giới chủ quan với những tìm tòi độc đáo, mới mẻ, những hư cấu tưởng tượng kỳ diệu , nó không phải là sự lắp ghép tuỳ tiện

Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến

---

tưởng nghệ thuật riêng. Những nguyên tắc này có ý nghĩa tương đối ổn định trong từng thời kỳ. Đây là một trong những căn cứ để nhận biết giai đoạn văn học. Trong sáng tạo nghệ thuật, nghệ thuật và tư tưởng không bao giờ tách rời nhau mà nó là một thể thống nhất cùng biểu hiện tư tưởng và sáng tạo của nhà văn. Tất nhiên tư tưởng sẽ định hướng cho sáng tạo. Teskhov đã nói: ''Nếu như có một tác giả nào đó mà khoe với tôi rằng anh ta đã viết một thiên truyện không có dự định từ trước thì tôi sẽ gọi anh ta là thằng rồ” [ 16, Tr 1l].

Nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật là vấn đề của phương pháp sáng tác. Nguyên tắc này “không phải là sự tổng hợp những phương thức, thủ pháp, biện pháp nghệ thuật mà gắn chặt với thế giới quan nhưng không phải bị đồng nhất thế giới quan . . . Thế giới quan này được thể hiện bằng các nguyên tắc cụ thể " [54 - Tr 6]. Như vậy, nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật chịu sự chi phối của quan điểm tư tưởng thế giới quan, nhân sinh quan, quan niệm, quan điểm nghệ thuật của cá nhân và thời đại. Do quan niệm ở mỗi thời kì thay đổi đã kéo theo sự thay đổi của các nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật.

Trong phương pháp sáng tác huyền thoại dân gian (theo Hà Minh Đức) nguyên tắc thần thánh hoá là chủ yếu. Từ quan niệm con người là sản phẩm của thượng đế đã tạo ra cho các tác giả dân gian một thế giới quan thần thoại lẫn thế giới quan dựa trên chủ nghĩa duy vật chất phác. Thế giới quan này làm nẩy sinh tư tưởng cảm hứng lớn về sức mạnh và tin vào số mệnh. Sản phẩm của nó là những nhân vật khác người như thần, thánh, tiên, phật. Nếu là người thì có phép thuật kì lạ như cô Tấm, Sọ Dừa... Các nhân vật này được tạo nên từ trí tưởng tượng phong phú nhằm giải thích những điều con người chưa biết và thể hiện ước mơ của họ. Ước lệ tượng trưng là một nguyên tắc “xơ cứng" mang tính qui

Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến

---

con người là con người chung, gắn liền với thiên nhiên vũ trụ, họ đã lấy vẻ đẹp của thiên nhiên, vũ trụ làm thước đo giá trị con người. Do lấy cảm quan vũ trụ làm chủ đạo để giãi bày quan điểm, tư tưởng nên hệ thống nhân vật đầy tính ước lệ tượng trưng, mang tính lý tưởng hoá cao. Chẳng hạn, nói về vẻ đẹp con người là tùng, cúc, trúc, mai. Nói về người con gái là cây bồ, cây liễu. Nói về nữ sĩ là “mắt phượng mày ngài " . . . Nguyễn Du khi miêu tả tài sắc của chị em Thuý Kiều cũng gắn chặt với thiên nhiên. Thúy Vân là :

“Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.

Thuý Kiều là: “Làn thu thuỷ nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”. . .

Không chỉ con người mà thiên nhiên cũng bị bó gọn trong khuôn khổ, phong, vân, tuyết, nguyệt, tùng, cúc, trúc, mai.

Trong phương pháp sáng tác lãng mạn, các nghệ sỹ lấy việc biểu hiện “Cái tôi nội cảm” làm nguyên tắc chủ yếu. Từ chỗ thất vọng với thực tại, họ hoặc quay về với quá khứ hoặc hướng tới tương lai. Họ coi nghệ thuật là nơi trú ngụ của tâm hồn mình và quan niệm nghệ thuật chỉ sống với mình hơn là sống với đời. Vì thế đối với họ nghệ thuật chỉ chủ yếu biểu hiện cái tôi với tất cả những biến thái dù nhỏ nhất của tâm hồn và lấy luôn cái tôi làm thước đo giá trị của muôn loài. Nguyên tắc này phổ. biến trong dòng văn học lãng mạn của nước ta, nhất là phong trào thơ mới những năm 1932 - 1945 .

Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến

---

Không đề cao tư tưởng phóng túng và cái tôi như phương pháp lãng mạn, xuất phát từ hiện thực đời sống, từ quan niệm văn học phải phản ánh trung thực đời sống, phương pháp sáng tác hiện thực và hiện thực xã hội chủ nghĩa lấy nguyên tắc tả thực làm cơ bản. Nguyên tắc này yêu cầu việc xây dựng hệ thống nhân vật phải được bắt đầu từ những chi tiết chân thực nhưng đó phải là các chi tiết đắt, tiêu biểu và có ý nghĩa cao trong việc phản ánh đời sống cũng như tư tưởng thái độ của người viết. Các chi tiết chân thực điển hình rất quan trọng trong việc xây dựng hình tượng điển hình. Chi tiết càng điển hình thì giá trị biểu hiện cuộc sống càng lớn

Đây là những nguyên tắc cơ bản nhưng không phải là độc quyền của bất kỳ phương pháp nào. Trong sáng tác, các nguyên tắc này vẫn có sự giao thoa với nhau. Mức độ giao thoa ít hay nhiều là tuỳ thuộc vào ý đồ của người sáng tác Việc xây dựng các nguyên tắc cơ bản vừa thể hiện thế giới quan của nhà văn vừa biểu hiện thế giới quan niệm chung có tính thời đại.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)