Khái niệm về ngôn ngữ thơ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến (Trang 105 - 106)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Khái niệm về ngôn ngữ thơ

Ngôn ngữ có một vị trí đặc biệt quan trọng trong thơ ca. Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. M.Gorki khẳng định “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [14, tr185] .

So với các hình thái của hoạt động ngôn ngữ khác thì ngôn ngữ văn học mang đạm tính chất thẩm mỹ. Nó được thực hiện nhiệm vụ trung tâm là xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật. Điều đó tạo cho ngôn ngữ có tính chính xác, tính hàm xúc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và tính biểu cảm cao, góp phần thể hiện rõ phong cách, tài năng và sự sáng tạo của mỗi nhà thơ, nhà văn. Nhìn chung những thuộc tính này được biểu hiện qua từng thể loại văn học với các sắc thái và hoạt động khác nhau.

Đối với thơ Ngôn ngữ đã tìm thấy trong thơ phương tiện tối ưu để lưu giữ, truyền đạt thông tin về bảo vệ giao tế. Nhân loại biết đến từ đó, ngoài ngôn ngữ giao tế còn một mã nghệ thuật nữa có khả năng lưu giữ an toàn và truyền đi không bị méo mó những tham số mà mã giao tế phải duy trì. Điều đó giải thích vì sao không có nền văn học nào không biết đến thơ, đồng thời cũng giải thích vì sao sinh tồn thơ ca không kém gì sinh tồn dân tộc [3, tr268]. Ngoài ra tác giả của cuốn sách trên còn nhấn mạnh Sức mạnh của cơ cấu lặp lại của kiến trúc song song chính là ở chỗ đã lặp lại sự song song trong tư tưởng. Việc chức năng mĩ học chiếm ưu thế trong các thông báo thơ trong khi không loại trừ chức năng giao tế như thế đã làm cho thông báo thành ra đa nghĩa, có tính chất nước đôi thành ra nhập nhằng theo nghĩa tốt của từ này. Và đó là điều cốt tử của thơ [3,tr60]

Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến

---

Trong “Lý luận văn học - T1” Phương Lựu tập trung vào 2 vấn đề chính khi bàn về ngôn ngữ thơ trữ tình. Đó là : Ngôn ngữ bão hòa cảm xúc và ngôn ngữ giầu tính nhạc. Thật ra khi nói đến một ngôn ngữ nào, chúng ta cũng phải đề cập trên 3 phương diện: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Riêng với thơ, với ngôn ngữ thơ thì những điều đó là chưa đủ, bởi trong thơ ngôn ngữ phải là thứ ngôn ngữ đặc biệt hàm xúc, cô đọng và gợi cảm. Bởi vậy ngôn ngữ thơ trữ tình là thứ ngôn ngữ chọn lọc, giầu hình ảnh, giầu tính nhạc và giầu sức biểu hiện [40,Tr186]

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)