Tổ chức giờ luyện tập giải bài tập vật lý

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh thpt miền núi khi dạy học bài tập vật lý phần “quang hình học ” vật lý lớp 11 - nâng cao (Trang 78 - 80)

VIII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

2.4.2.Tổ chức giờ luyện tập giải bài tập vật lý

Thời gian dành cho các bài tập củng cố kiến thức mới là rất ít vì chỉ là một phần của tiết học. Với khoảng thời gian đó không thể rèn luyện cho HS những kỹ năng vững chắc về kiến thức đã học. Trong khi đó cần dạy cho HS những bài tập phức tạp hơn, có liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau - điều đó trong giờ nghiên cứu tài liệu mới không thể thực hiện đƣợc. Vì vậy trong phân phối chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong mỗi chƣơng của chƣơng trình đều có dành từ một đến vài tiết để luyện tập giải BTVL. Mục đích chính của giờ học là làm cho HS hiểu sâu sắc hơn những kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống sản xuất. Cấu trúc của giờ luyện tập giải BTVL có thể gồm các bƣớc sau:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về việc nắm vững lý thuyết và giải các bài tập đƣợc giao về nhà của học sinh. GV giúp HS nhớ lại kiến thức cơ bản

mới học cần luyện tập. Phát biểu chính xác các định nghĩa, định luật, viết các công thức, chỉ rõ ý nghĩa của các đại lƣợng trong công thức. Điều chỉnh những sai lệch.

- Hƣớng dẫn học sinh giải bài tập. - Khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức

- Giao bài tập về nhà: Các bài tập đƣợc giao về nhà cho học sinh ở đây là những bài tập tƣơng tự các bài tập đã giải và các bài tập phức hợp có một vài yếu tố mới lạ, để học sinh có điều kiện giải các BTVL một cách tích cực.

Tổ chức giờ luyện tập giải BTVL có thể tiến hành theo hai hình thức sau: - Giải bài tập trên bảng: Cho học sinh làm dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên và sự tham gia của các học sinh còn lại.

Để có thể lôi cuốn cả lớp tích cực, chủ động trong hoạt động giải bài tập, phải cho cả lớp tham gia thảo luận, phân tích đề bài, nghiên cứu các dữ kiện, các ẩn số, xác lập các mối quan hệ cơ bản để giải bài tập và thống nhất tiến trình các bƣớc giải. Sau đó mới gọi một hoặc một nhóm học sinh lên bảng trình bày lời giải, các học sinh khác làm vào vở nháp rồi đối chiếu kết quả của mình với kết quả của học sinh trên bảng. Với cách tổ chức giải bài tập nhƣ vậy, HS thực sự trở thành ngƣời trong cuộc, phải suy nghĩ tìm tòi đƣa ra cách giải hoặc bình luận cách giải và tiến hành các công việc cụ thể của việc giải một BTVL. Cách tổ chức này cũng kết hợp đƣợc sức mạnh cá nhân và sức mạnh tập thể, vì trong quá trình giải bài tập mỗi học sinh có thể gặp khó khăn ở một số khâu nào đó, qua thảo luận, trao đổi với tập thể lớp, GV. HS có thể tự vƣợt qua khó khăn đó, đồng thời qua thảo luận mỗi HS lại có điều kiện tự kiểm tra, đánh giá sản phẩm của mình, từ đó tự sửa chữa, hoàn chỉnh cả về kiến thức và cách thức hành động của bản thân. Đó là những đặc trƣng cơ bản của phƣơng pháp dạy học tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.

Sau khi đã nắm đƣợc phƣơng pháp giải các bài tập cơ bản và đặc biệt là khi đã xây dựng đƣợc SĐĐH hành động giải bài tập thì việc giải các bài tập tƣơng tự nên để học sinh tự giải. Trong khi tự lực giải bài tập HS cần phải hết sức nỗ lực, tích cực mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ. Tự lực giải bài tập sẽ giúp học sinh rèn luyện đƣợc kỹ năng, kỹ xảo. Mức độ tự lực và tích cực của học sinh phụ thuộc vào tính chất phức tạp của bài tập, vì vậy những bài tập này phải vừa sức và phù hợp với từng đối tƣợng. Có thể cho mỗi học sinh hoặc một nhóm học sinh một hệ bài tập hoặc cả lớp một hệ bài tập mà mức độ khó tăng dần và học sinh đƣợc tuỳ ý giải các bài tập khó. Trong khi học sinh tự lực giải các bài tập, GV cần theo dõi, giúp đỡ từng học sinh khi gặp khó khăn. Sự giúp đỡ này có thể thực hiện bằng cách trao đổi trực tiếp hoặc phát cho học sinh một phiếu hƣớng dẫn mà giáo viên đã dự đoán đƣợc khó khăn của học sinh và chuẩn bị sự chỉ dẫn phù hợp. Không đƣợc làm mất tính tự chủ của học sinh khi giúp đỡ. Sau khi cả lớp đã giải xong, GV phân tích bài tập, thảo luận về các cách giải khác nhau của học sinh, và cuối cùng đƣa ra đáp số chính xác.

2.5. Phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh miền núi trong giờ giải bài tập vật lý của phần hai – Quang hình học - Vật lý 11 nâng cao.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh thpt miền núi khi dạy học bài tập vật lý phần “quang hình học ” vật lý lớp 11 - nâng cao (Trang 78 - 80)