B. PHẦN NỘI DUNG
2.3.2.1 Truyện Tam đại con gà 71.
▪ Có người tổ chức HS khám phá như sau:
- Truyện cười Tam đại con gà chỉ có một nhân vật chính là anh học trò dốt chữ làm thầy đồ. Các nhân vật khác không nổi rõ, chỉ làm nền cho nhân vật chính hoạt động. Do đó khi phân tích cần chú ý điểm này.
- Truyện cười này tạo ra các tình huống để nhân vật tự bộc lộ bản chất của mình. Đây cũng là điểm đặc sắc so với nhiều truyện cười khác.
Tổ chức dạy học.
- Phân tích mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thầy đồ.
+ Đặc điểm trong truyện này là mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật chính được nói ra ngay từ đầu câu chuyện. Bản chất “dốt” của thầy đồ đã dược khẳng định. Toàn bộ câu chuyện chứng minh cho định đề này.
+ Sự khác biệt đôi chút giữa định đề và quá trình chứng minh. Đầu tiên tác giả dân gian đưa ra một chân lý khá phổ biến: “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ” để khẳng định thày đồ này dốt nhưng lại khoe mình là giỏi. Mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là dốt > < khoe giỏi khi thể hiện bản chất của nhân vật thầy đồ, vấn đề có khác đi một chút.
+ Dốt đến mức chữ tối thiểu trong sách cũng không biết. + Dốt nhưng lại tự cho mình là giỏi (sau khi khấn thổ công). + Khi biết mình dốt thì tìm cách chống chế (giấu dốt).
→ Mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là dốt >< giấu dốt. Càng ra sức che đậy thì bản chất dốt nát càng bị lộ tẩy.
- Ý nghĩa phê phán của truyện.
Truyện phê phán thói giấu dốt - một tật xấu có thật trong một bộ phận nhân dân. Ý nghĩa phê phán đó toát lên từ hành động tức cười của một anh thầy đồ đã dốt mà lại muốn giấu dốt, nhưng càng cố tình che dấu một cách liều lĩnh thì sự dốt nát càng lộ ra một cách ngây ngô. Thày đồ dạy trẻ → hậu quả khôn lường.
Đằng sau sự phê phán đó - ngầm ý khuyên răn mọi người nhất là người đi học không nên dấu dốt, mạnh dạn học hỏi.
Truyện cười Tam đại con gà kể về một anh học trò dốt nhưng lúc nào
“cũng lên mặt văn hay chữ tốt”, lại cả gan nhận lời đi dạy trẻ. Điều đáng cười nhất của anh ta là khi bị phát hiện liền tìm cách giấu dốt. Truyện cười này đã lật tẩy thói xấu đó bằng nghệ thuật gây cười đặc sắc.
Tổ chức dạy học.
- Tiếp xúc bước đầu với tác phẩm. + Đọc văn bản.
+ Khái niệm truyện cười.
. Nhắc lại khái niệm truyện cười.
. Đặc điểm thi pháp (đặc trưng) của truyện cười. - Tìm hiểu đối tượng xấu được đưa ra cười cợt, phê phán.
Gợi dẫn 1:Loại người nào trong xã hội, sự việc xấu nào trong cuộc sống đã trở thành đối tượng của sự cười cợt, phê phán ở truyện Tam đại con gà.
Yêu cầu:
Truyện cười Tam đại con gà kể về một “anh học trò học hành dốt nát”
nhưng lại dám nhận việc dạy trẻ trong gia đình một nông dân biết chữ. Anh ta trở thành đối tượng của sự cười cợt, phê phán của dân gian không phải là ở sự dốt nát, mà là do sự giấu dốt. Tiếng cười thoát ra từ mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật “thầy” ở một số tình huống:
- Tình huống thứ nhất: khi dạy chữ “kê” trong sách Tam thiên tự thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều “Dủ dỉ là con dù dì”. Tuy dốt nhưng thầy rất ranh mãnh, láu cá: “thầy cũng khôn sợ nhỡ sai mới bảo học trò đọc khẽ”. Thầy lại còn tiến đến trước bàn thờ thổ công “khấn thầm xin ba đài âm dương … Thổ công cho
ba đài được cả ba … Thầy lấy làm đắc trí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to.”
- Tình huống thứ hai: Khi cái dốt bị chủ nhà phát hiện và chất vấn thì thầy nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” và “nhanh trí”
chống chế: “Tôi cũng biết chữ kê … tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà …”.
Rõ ràng, đối tượng được dân gian đưa ra cười cợt, phê phán ở truyện cười Tam đại con gà không chỉ là sự dốt nát thảm hại, mà còn là cái ranh mãnh, láu cá của sự giấu dốt - một thói xấu khá phổ biến của loại người học hành không đến nơi đến chốn.
▪ Có người tổ chức HS khám phá văn bản truyện cười theo cách hướng dẫn HS bằng các hoạt động cụ thể, để từng bước thâm nhập vào tác phẩm.
Hiểu được mâu thuẫn trái tự nhiên được biểu hiện cụ thể trong truyện qua nhân vật thầy đồ, nghệ thuật tự bộc lộ chính là đặc sắc làm bật ra tiếng cười trào phúng thú vị.
Tổ chức dạy học.
Hoạt động 1
Tổ chức kiểm tra bài cũ
(Hình thức: vấn đáp) Hoạt động 2
Dẫn vào bài mới
Tục ngữ Việt Nam có câu: xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ. Nhân vật thầy đồ trong truyện Tâm đại con gà hay còn gọi là Dủ dỉ là con dù dì chính là một người như thế.
Trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam, có không ít truyện hướng mũi nhọn vào các thầy ( thầy đồ, thầy cúng, thầy bói …)
Hoạt động 3
Hƣớng dẫn đọc - hiểu khái quát
1. Đọc - kể
- Yêu cầu: diễn cảm từng cấu, từng lời đối thoại … 2. Thể loại: truyện cười.
- Đặc điểm: tạo và giải quyết mâu thuẫn trái tự nhiên để gây cười. mâu thuẫn càng trái tự nhiên, cách giải quyết càng bất ngờ; tiếng cười bật ra càng giòn rã. Truyện thường ngắn gọn, vào truyện tự nhiên, kết truyện đột ngột. Có hai loại truyện cười chủ yếu: truyện trào phúng: nhằm vào những đối tượng nội bộ nhân dân, chưa đến mức gay gắt, quyết liệt.
Truyện đả kích: nhằm vào các đối tượng xấu, ác … mức độ gay gắt, quyết liệt.
Tam đại con gà thuộc loại truyện cười trào phúng. Cười anh thầy đồ và tất cả những ai có tật xấu như anh ta …
3. Bố cục.
Mở truyện: câu đầu - Giới thiệu mâu thuẫn trái tự nhiên. Diễn biến câu chuyện
Kết truyện: câu cuối cùng - Tiếng cười òa ra. Hoạt động 4.
Hƣớng dẫn đọc hiểu chi tiết.
- GV hỏi: Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật nào là chính? Các nhân vật khác đóng vai trò gì?
Định hướng: Các nhân vật: thầy đồ, học trò, thổ công, ông chủ. Nhân vật chính là thầy đồ. Các nhân vật khác chỉ là phụ … nhưng không thể thiếu.
- GV hỏi tiếp.
+ Câu đầu tiên đóng vai trò mở truyện có ý nghĩa gì? + Tiếng cười đã bật ra chưa, vì sao?
- HS suy luận, trả lời.
Định hướng:
+ Tác dụng của câu mở truyện: giới thiệu nhân vật chính và tính cách của y, đồng thời cũng nêu >< trái tự nhiên trong dạng khái quát nhất …
+ Tiếng cười chưa bật ra, mới ở thế tiềm năng.
- GV nói dẫn lời: >< đang ở thế tiềm năng, muốn bộc lộ và phát triển phải đặt trong những tình huống truyện khác nhau để kiểm nghiệm.