Truyện Tam đại con gà 79.

Một phần của tài liệu Dạy - học truyện cười trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 81 - 83)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3.3.1Truyện Tam đại con gà 79.

▪ Có người dùng lời gợi dẫn giúp HS khám phá nghệ thuật gây cười ở truyện này như sau:

Lời gợi dẫn: Nét độc đáo trong nghệ thuật gây cười ở truyện Tam đại con gà là gì? Từ truyện này, chúng ta có thể thấy được nét đặc trưng nào của truyện cười?

Yêu cầu:

- Về mặt kết cấu: đây là một truyện cười có kết cấu chặt chẽ: mở đầu giưới thiệu nhân vật rất ngắn gọn; tiếp đến là đặt nhân vật có thói xấu vào những tình huống thích hợp để cho nhân vật có những hành vi mâu thuẫn, trái tự nhiên rất nực cười; cuối cùng, truyện kết thúc bằng một yếu tố rất bất ngờ.

- Về nhân vật: Truyện chỉ có hai nhân vật. Nhân vật chính trở thành đối tượng của sự cười cợt, phê phán.

- Về ngôn ngữ: Lời kể đậm đà chất dân gian …

▪ Có người sử dụng kiến thức hai bộ môn Làm văn và tiếng Việt tổ chức HS khai thác tình huống và cách kết thúc truyện để phát hiện nghệ thuật gây cười.

Tình huống đầu tiên mà thầy đồ phải giải quyết là gì? Anh ta đã giải quyết như thế nào? Tiếng cười ở đây đã bật ra chưa? Vì sao? Vì sao anh thầy đồ lại bắt học trò đọc nhỏ? Sau khi xin đài âm dương anh lại bắt học trò đọc to? Qua chi tiết thổ công đồng tình với thầy đồ, tác giả dân gian còn nhằm dụng ý gì?

- HS phân tích, lý giải, phát biểu

Định hướng

+ Tình huống đầu tiên … gặp chữ “kê” … thầy không biết → một dẫn chứng về cái dốt.

+ Tình huống thực sự xuất hiện khi thầy bị học trò hỏi gấp … thầy giải thích bừa … Tiếng cười lại bật ra từ sự liều lĩnh + sĩ diện giấu dốt thể hiện ở hai điểm: không dám công khai thừa nhận mình không biết trước học trò; sợ người khác biết cái sai của mình nên bảo học trò đọc khẽ.

Để biết chắc chắn dúng sai, thầy khấn thổ công xin đài âm dương ba lần đều được. Thầy đắc chí, hoàn toàn tin tưởng vào mình dẫn đến việc học trò đọc to.

Tiếng cười bật ra vì thầy đã dốt lại còn mê tín. Mặt khác người bình dân còn muốn chê cười cả vị thần thổ công nhà ấy cũng dốt …

- GV nêu tiếp vấn đề: Tình huống thứ hai xảy đến với thầy đồ như thế nào. Có ý kiến cho rằng, thầy đồ dốt thì quá dốt, quá mê tín rồi nhưng bù lại thầy cũng khá thông minh, nhanh trí khi biện bạch với ông chủ. Các em nghĩ sao? Cách giải thích của thầy có gì phi lí, có gì tức cười?

- HS thảo luận, có thể tranh luận, bảo vệ ý kiến của mình.

Định hướng

Tình huống thứ hai xảy ra đến thật bất ngờ, khi thầy đối mặt với ông chủ đã hay chữ lại đáo để.

Bấy giờ thầy mới tự nhận rằng mình dốt và thổ công cũng chẳng giỏi hơn thầy … Nhưng thầy vẫn không chịu nhận mình là sai, thầy lại rất nhanh trí tìm cách giải thích chữ “kê” (gà) một cách sâu sắc, uyên bác …

Đến đây, tiếng cười òa ra. Ta cười anh học trò dốt nát nhưng lại giỏi chống chế. Mâu thuẫn đã được giải quyết bất ngờ mà tự nhiên, rất phù hợp với tính cách của nhân vật.

Hoạt động.

Hƣớng dẫn tổng kết - Luyện tập.

(Bằng một loạt các câu hỏi và gợi ý).

1. Mâu thuẫn khái quát của nhân vật thầy đồ được thể hiện cụ thể ở mấy khía cạnh, biểu hiện mâu thuẫn bản chất là gì?

2. Ý nghĩa phê phán của truyện là gì?

3. Tìm những từ ngữ khái quát tâm trạng của thầy đồ trong các hành động sau.

+ Khi bảo học trò đọc khẽ. + Khi xin đài âm dương. + Khi bảo học trò đọc to.

+ Khi giải thích cho bố học trò.

4. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng và tác dụng của nó. 5. Đọc và nghĩ về nội dung ghi nhớ trong sách giáo khoa. 6. Sưu tầm và đọc kỹ những truyện cười về các thầy …

Một phần của tài liệu Dạy - học truyện cười trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 81 - 83)