Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Hệ thống chính sách Marketing tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 76)

3. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý vĩ mô

3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Đối với chính sách tiền tệ, ngân hàng Nhà nước cần có giải pháp chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), thực hiện chính sách tiền tệ theo các nguyên tắc thị trường, hạn chế sự phụ thuộc bởi chính sách tiền tệ của một quốc gia khác, hạn chế tác động hoặc vô hiệu hóa tác động của luồng vốn vào đến diễn biến tiền tệ trong nước. Theo đó:

+ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực phân tích dự báo để có những giải pháp phản ứng kịp thời trước những biến động của thị trường thế giới;

+ Chính sách tiền tệ cần theo đuổi một mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả, không nên thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu như hiện nay, nhất là vừa kiểm soát lãi suất, vừa kiểm soát tỷ giá và cung tiền;

+ Một chiến lược kiềng ba chân cần được áp dụng để tạo thuận lợi cho việc điều hành CSTT, đó là: nâng cao tính minh bạch; phát triển hệ thống thanh toán; và thúc đẩy việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và các qui định về an toàn.

- Thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá thị trường theo hướng gắn với một rổ đồng ngoại tệ mạnh để hạn chế sự phụ thuộc về CSTT của Việt Nam vào nước mà mình neo tỷ giá. Hơn nữa, để hạn chế ảnh hưởng của chuyển dịch luồng vốn đến các diễn biến tiền tệ trong nước, đảm bảo các cân đối vĩ mô, tỷ giá hối đoái cần được điều hành linh hoạt, theo nguyên tắc thị trường. Biên độ tỷ giá cần được xem xét nới rộng, cho phép NHNN linh hoạt hơn trong việc can thiệp thị trường ngoại hối và đối phó với sự gia tăng luồng vốn vào trong thời gian dài.

- Nâng cao năng lực quản lý và can thiệp thị trường ngoại tệ thông qua các nghiệp vụ thị trường của NHNN nhằm kiểm soát tỷ giá, cung, cầu trên thị trường ngoại tệ.

- Điều hành lãi suất theo các nguyên tắc thị trường, tăng cường vai trò điều tiết, định hướng của các lãi suất do NHNN công bố đối với lãi suất thị trường. Chính sách lãi suất và tỷ giá cần được phối hợp đồng bộ, đảm bảo cân bằng mức độ hấp dẫn của đồng nội tệ và ngoại tệ, tránh được sự dịch chuyển từ việc nắm giữ đồng nội tệ sang ngoại tệ.

- Xây dựng cơ chế quản lý dự trữ ngoại hối hiệu quả, thực hiện các nguyên tắc quản lý dự trữ đảm bảo tính thanh khoản, an toàn, sinh lời, có cơ chế sử dụng hợp lý phục vụ cho mục tiêu can thiệp CSTT và chính sách tỷ giá.

- Xây dựng và điều hành hạn mức vay nợ nước ngoài trên nguyên tắc phù hợp với các chỉ tiêu an toàn nợ được quốc tế thừa nhận và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô lành mạnh quốc gia; tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát luồng vốn, nhất là luồng vốn nước ngoài ngắn hạn và sự đổi chiều đột ngột của các luồng vốn.

- Cần thiết lập cơ chế giám sát và quản lý thận trọng hoạt động ngân hàng, đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính; hệ thống các định chế tài chính cần hoạt động hiệu quả để giảm thiểu tác động bất lợi và rủi ro do biến động về lưu chuyển vốn, rủi ro về tỷ giá.

Ngoài ra, để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng, ngân hàng Nhà nước cần có chính sách riêng để quản lý cạnh tranh. Đó có thể là tăng cường vai trò của ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát, điều tiết lãi suất thị trường thông qua lãi suất định hướng của mình. Lãi suất cần được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với cung và cầu vốn cũng như phù hợp với việc phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ. Chính sách lãi suất và tỷ giá cần được phối hợp đồng bộ,

đảm bảo cân bằng mức độ hấp dẫn của đồng nội tệ và ngoại tệ, tránh được sự dịch chuyển từ việc nắm giữ đồng nội tệ sang ngoại tệ.

Nhận xét chung:

Qua một số phân tích về chính sách marketing-mix của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tôi xin bổ sung một số giải pháp marketing nhằm hoàn thiện hơn chính sách marketing-mix của ngân hàng để từ đó có thể đạt được các chỉ tiêu ngân hàng đã đề ra. Trong chương ba này tôi đã đưa ra một số gợi ý về việc hoàn thiện hệ thống thông tin, giải pháp về sản phẩm, giải pháp về giá, về phân phối, về con người, về huy động vốn và công nghệ thông tin. Theo tôi, ngân hàng nên tăng cường thông tin cho các chi nhánh và phòng giao dịch trong hệ thống ACB. Tăng cường tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các chi nhánh. Tăng thêm tính tự quyết của các chi nhánh để các chi nhánh có thể tự chủ hơn trong việc phục vụ khách hàng, các quyết định đưa ra sẽ phù hợp hơn với tình hình của các chi nhánh ở các địa phương khác nhau.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần quan tâm đến chiến lược con người. Phát huy và khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của cán bộ nhân viên ngân hàng. hỗ trợ các chi nhánh và phòng giao dịch đào tạo nhân viên và cán bộ quản lý như tổ chức các lớp học tập trung, cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài… Tiến hành đầu tư marketing theo quan điểm vào tất cả các phòng ban, tất cả các bộ phận nhân viên. Bổ sung, sửa đổi qui trình nghiệp vụ, thủ tục giao dịch, xây dựng giải pháp triển khai phù hợp với từng nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ.

Tôi rất hy vọng những gợi ý trên phần nào có thể hoàn thiện hơn chính sách marketing-mix của ACB.

KẾT LUẬN

Đã qua rồi thời kỳ các ngân hàng quay lưng với các khách hàng cá nhân bởi cho rằng không tương xứng với công sức và chi phí bỏ ra. Tại Việt Nam, với đà phát triển của kinh tế, thu nhập và đời sống của dân cư được nâng cao thì thị trường với 84 triệu dân này, triển vọng về lợi ích thu được thu trong cho vay bán lẻ cao hơn rất nhiều so với cho vay bán buôn. Chính vì vậy việc hoàn thiện các chính sách marketing-mix là rất quan trọng. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hiện giờ - khi có sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài.

Trong chuyên đề thực tập, tôi đã trình bày khái quát, tổng quan về ngân hàng TMCP Á Châu. Đặc điểm hoạt động cũng như quy mô, quá trình phát triển của ngân hàng. Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh đồng thời phân tích marketing chiến lược tại ngân hàng TMCP Á Châu. Trong đó tôi tiến hành phân tích nhận thức và đầu tư của ngân hàng dành cho marketing, chiến lược STP, chính sách marketing- mix mà ngân hàng đã thực hiện từ đó đưa ra các đánh giá chung về việc vận dụng marketing-mix tại ngân hàng TMCP Á Châu. Đánh giá các kết quả đã đạt được cũng như nhìn nhận những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó. Trên cơ sở đó, tôi có đưa ra một số gợi ý nhằm khắc phục những hạn chế và hoàn thiện hơn chính sách marketing-mix tại ngân hàng TMCP Á Châu. Theo tôi thì những gợi ý trên là tương đối khả thi. Nó sẽ giúp ngân hàng cải thiện hơn các dịch vụ hiện có, thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Hy vọng rằng những gợi ý này sẽ phần nào có ích trong việc mở rộng thị trường hay thu hút khách hàng của ngân hàng. Điều này hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại của các ngân hàng trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo - ThS Phạm Thị Huyền, các anh chị phòng marketing ACB đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi hoàn thành bài viết này. Tuy nhiên do thời gian có hạn và sự hạn chế về trình độ nhận thức của bản thân mà bài viết của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của cô giáo để bài viết thêm hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1-/ Quản trị Marketing – Philip Kotler

2-/ Giáo trình Marketing căn bản – PGS.TS. Trần Minh Đạo

3-/ Giáo trình Marketing Ngân hàng – NGƯT.TS Nguyễn Thị Minh Hiền - Học viện ngân hàng

4-/ Lý thuyết tiền tệ ngân hàng – PGS Nguyễn Ngọc Hùng – NXB Tài chính 2001 5-/ Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – Frederic S.Minshkin

6-/ Báo cáo thường niên ACB 2005

7-/ Báo cáo tài chính ACB năm 2004, 2005 và 9 tháng đầu năm 2006 8-/ Thời báo Ngân hàng

9-/ Thời báo Kinh tế

10-/ Báo cáo tổng kết của Tổng giám đốc ACB 11-/ Webside: http:// www.acb.com.vn

12-/ Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại – GS.TS. Lê Văn Tư – NXB Thống Kê Hà nội 2000

13-/ TS. Phan Minh Ngọc - Khoa Kinh tế, Đại học Kyushu, Nhật Bản

14-/ Nguyễn Thành Long,Vụ Các ngân hàng - NHNN

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I...3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...3

CỔ PHẦN Á CHÂU...3

1. Lịch sử hình thành và phát triển NHTMCP Á Châu...3

1.1. Bối cảnh thành lập...3

1.2. Quá trình phát triển – các cột mốc đáng nhớ của NHTMCP Á Châu...4

2. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của NHTMCP Á Châu...6

3. Thị trường và đối thủ cạnh tranh...8

3.1. Khách hàng mục tiêu ...8

3.2. Địa bàn mục tiêu ...9

3.3. Đối thủ cạnh tranh...10

3.4. Các đối tác chiến lược khác...12

4. Điều kiện kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu...13

4.1. Cơ cấu sở hữu vốn, tài sản...13

4.2.Các yếu tố môi trường kinh doanh...14

4.2.1. Môi trường chính trị-luật pháp...14

4.2.2. Môi trường văn hóa-xã hội...16

4.2.3. Môi trường kinh tế...17

4.2.4. Môi trường công nghệ...21

CHƯƠNG II...24

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING ...24

TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU...24

1. Marketing chiến lược tại ngân hàng TMCP Á Châu...24

1.1. Nhận thức của ngân hàng TMCP Á Châu về marketing...24

1.2. Đầu tư cho marketing tại ngân hàng TMCP Á Châu...25

1.3. Chiến lược STP tại ngân hàng TMCP Á Châu...27

2. Hệ thống chính sách marketing tại ngân hàng TMCP Á Châu...30

2.1. Hệ thống sản phẩm...31 2.2. Chính sách giá...34 2.3. Hệ thống phân phối ...36 2.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp...37 2.5. Chính sách con người...40 2.6. Môi trường vật chất...42

3. Đánh giá chung về hệ thống các chính sách marketing tại Ngân hàng TMCP Á Châu...44

3.2. Những kết quả định tính...49

3.2.1. Nhìn nhận và đánh giá của xã hội...50

3.2.2. Nhìn nhận và đánh giá của khách hàng...50

3.2.3. Nhìn nhận và đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...50

3.2.4. Nhìn nhận và đánh giá của các định chế tài chính quốc tế và cơ quan thông tấn về tài chính ngân hàng...51

3.2.5. Vị thế của ACB trong hệ thống ngân hàng...51

4. Những hạn chế còn tồn tại...52

4.1. Hạn chế...52

4.2. Nguyên nhân...53

CHƯƠNG III...55

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING...55

NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU...55

1. Xu hướng thay đổi của môi trường kinh doanh Việt Nam và định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu...55

1.1. Xu hướng thay đổi của môi trường kinh doanh Việt Nam...55

1.2. Định hướng phát triển của NHTMCP Á Châu...59

1.2.1. Đ ịnh hướng phát triển lâu dài...59

1.2.2. Kế hoạch hoạt động năm 2007...59

2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing tại Ngân hàng TMCP Á Châu...60

2.1. Giải pháp marketing chiến lược...60

2.1.1. Thu thập và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về khách hàng...60

2.1.2. Kết hợp các phương tiện truyền thông và điều tra thực tế...61

2.1.3. Tiến hành hội nghị, hội thảo khách hàng thường xuyên hơn...61

2.1.4. Tăng cường khả năng phân tích thông tin...61

2.1.5. Tiến hành khai thác thông tin từ hồ sơ khách hàng...62

2.2. Giải pháp marketing chiến thuật...62

2.2.1. Giải pháp về sản phẩm...62

2.2.2. Giải pháp về giá...63

2.2.3. Giải pháp về phân phối...63

2.2.4. Giải pháp về xúc tiến hỗn hợp...64

2.3. Một số đề xuất khác...65

2.3.1. Giải pháp về con người...65

2.3.2. Giải pháp về huy động vốn...66

2.3.3. Giải pháp về công nghệ thông tin...66

3. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý vĩ mô...67

3.1. Kiến nghị với Nhà nước...67

3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước...67

KẾT LUẬN...70

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

BẢNG

Bảng 1.1: Cơ cấu đầu tư của Tập đoàn...13

Bảng 1.2: Danh mục tài sản của Ngân hàng...15

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính...26

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh...28

Bảng 2.3: Chỉ tiêu về thu nhập...28

Bảng 2.4: Chỉ tiêu về chi phí...28

Bảng 2.5: Hoạt động đầu tư của ACB...29

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ACB...29

Bảng 2.7: Bảng so sánh một số chỉ tiêu các NHTMCP năm 2005...30

Bảng 2.8: Phân tích khách hàng theo ngành nghề kinh doanh...34

Bảng 2.9: Phân tích khách hàng theo nhóm...35

Bảng 2.10: Phân tích khách hàng theo khu vực địa lý...35

Bảng 2.11: Phân tích khách hàng theo loại tiền tệ...36

Bảng 2.12: Phân tích khách hàng theo loại hình cho vay...36

Bảng 2.13: Phân tích khách hàng theo thành phần kinh tế...36

Bảng 2.14: Một số lãi suất của ACB...41

Bảng 2.15: Kết quả hoạt động của Trung tâm Đào tạo...47

BIỂU Biểu 1: Tổng tài sản...27

Biểu 2: Vốn huy động...27

Biểu 3: Dư nợ cho vay...27

Biểu 4: Lợi nhuận trước thuế...27

Biểu 5: Suất lợi nhuận/Vốn tự có...27

Biểu 6: Thu nhập từ phí...27

SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức ngân hàng...7

Một phần của tài liệu Hệ thống chính sách Marketing tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w