TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM 3.1 Nƣớc thả

Một phần của tài liệu giáo trình thí nghiệm xử lý nước thải chất thải (Trang 30 - 32)

3.1. Nƣớc thải

- Xác định thành phần nước thải và bổ sung chất dinh dưỡng. - Sử dụng bơm định lượng để bơm nước thải vào cột UASB. - Các thông số vận hành ban đầu cho vào cột UASB.

+ CODvào:

+ Thời gian lưu nước: 8 h

+ Tải trọng hữu cơ: 3 kgCOD/m3.ngày + Lưu lượng: 1,06 l/h

- Kiểm tra hàm lượng SS, CODtc, CODht, pH trước cột UASB. - Kiểm tra hàm lượng SS, CODtc, CODht, pH sau cột UASB.

3.2. Bùn nuôi cấy

Bùn sử dụng trong mô hình để cung cấp vi sinh vật là bùn lấy từ bể tự hoại. Bùn lọc qua rây, sử dụng bùn mịn đã loại bỏ đất, cát, rơm, rạ, cặn bẩn,... Để ráo 30 phút, xác định hàm lượng chất rắn bay hơi (VSS). Tính toán hàm lượng bùn sử dụng tương ứng với vi sinh vật là 0,2g/lít. (ví dụ bùn có VSS là 5%, hoạt tính mêtan của bùn là

31

0,1-0,15 kgCOD/kgVSS.ngđ). Khối lượng bùn sử dụng là 3kg (trọng lượng ướt)

3.3. Chất dinh dƣỡng và vi lƣợng

- Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của vi sinh vật, các chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng được bổ sung vào nước thải.

- 6 ml dinh dưỡng và 0,1 ml dung dịch vi lượng được bổ sung và 1 lít nước thải. - Với thể tích dung dịch như trên, thành phần dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng

có trong nước thải như sau:

Dung dịch dinh dưỡng Nồng độ (mg/L)

NH4Cl 1.044 K2HPO4 169,8 (NH4)2SO4 169,8 MgCl2.6H2O 150 KCl 270 Yeast 19,8 3.4. Các bƣớc thực hiện

- Xác định tải trọng tối ưu

Mô hình thí nghiệm UASB được vận hành liên tục với tải trọng ban đầu là 3kgCOD/m3. Khi hiệu quả đạt trạng thái ổn định, COD giảm 85 - 90% thì tải trọng được tăng gấp đôi bằng cách tăng tải trọng thủy lực gấp đôi (m3

/m3.ngđ). Tiếp tục thí nghiệm tương tự, kết thúc khi hiệu quả xử lý đạt dưới 60%.

- Xác định ảnh hưởng của hàm lượng cặn lơ lửng

Khi mô hình đạt trạng thái ổn định, nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng cặn lơ lửng đến hiệu quả xử lý. Hàm lượng cặn thay đổi từ 20 - 300 mg/l. Hoạt tính của bùn sẽ được xác định sau một thời gian thực hiện (dùng cho các đề tài nghiên cứu của sinh viên trong thời gian dài).

32

- Xác định ảnh hưởng của thời gian lưu nước

Thời gian lưu nước sẽ thay đổi như sau: 12h, 8h, 6h, 4h và 2h để nghiên cứu hiệu quả của quá trình xử lý. Tải trọng của chất bẩn sẽ không thay đổi trong suốt quá trình vận hành.

- Xác định ảnh hưởng của chất dinh dưỡng

Để so sánh ảnh hưởng của chất dinh dưỡng, thí nghiệm được vận hành với hai mô hình song song, bổ sung và không bổ sung chất dinh dưỡng.

3.5. Các chỉ tiêu phân tích

- Để đánh giá hiệu quả xử lý phân tích các chỉ tiêu: pH, CODtc, CODlọc, TDS, thể tích bùn và SS tại những vị trí lấy mẫu khác nhau.

- Đo thể tích CH4 để đánh giá việc tái tạo năng lượng của mô hình.

IV. KẾT QUẢ

1. Lập bảng xác định hiệu quả hoạt động theo thời gian. Từ đó vẽ biểu đồ mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động theo thời gian (ứng với từng tải trọng riêng).

2. Hiệu quả xử lý dựa trên độ giảm COD

V. CÂU HỎI

1. Cơ chế của quá t nh xử lư nước thải bằng sinh học kỵ khí. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá t nh xử lư sinh học kỵ khí.

Một phần của tài liệu giáo trình thí nghiệm xử lý nước thải chất thải (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)