3.1. Quá trình lọc
- Chuẩn bị mẫu nước thải cần lọc (nước thải được lấy từ các nguồn nước thải công nghiệp hay nước thải sinh hoạt tại các cống xả).
- Đo độ đục, SS của mẫu nước
- Kiểm tra đường ống, van, bơm nước vào cột lọc
- Tiến hành lấy mẫu theo thời gian: 1, 2, 3, 4, 5…phút đến khi độ đục giảm, sau - đó tăng trở lại
3.2. Quá trình rửa lọc
- Chuẩn bị nước rửa lọc (nước sạch) - Kiểm tra đường ống, van để rửa lọc
- Bơm nước vào từ dưới lên với lưu lượng thích hợp - Tiếp nước liên tục đến khi nước sau rửa lọc trong
IV. KẾT QUẢ
1. Tính hiệu quả quá trình lọc theo thời gian. Vẽ đồ thị mối tương quan. Giải thích? 2. Xác định thời gian lọc hiệu quả?
V. CÂU HỎI
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc? 2.Các cơ chế của quá trình lọc?
28
BÀI 5: XỬ LÝ NƢỚC THẢI BẰNG SINH HỌC KỴ KHÍ
I. GIỚI THIỆU
1.1. Mục đích thí nghiệm
Làm quen với nguyên tắc hoạt động của một số phương pháp xử lý sinh học, đánh giá được hiệu quả xử lý của trạm xử lý.
1.2. Cơ sở lý thuyết
Xử lý bằng phương pháp sinh học kỵ khí dựa vào khả năng của các vi sinh vật sử dụng những chất khác nhau có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng để sống và biến đổi chất. Nói cách khác, là trong quá trình đó các vi sinh vật giải phóng khỏi nước các chất nhiễm bẩn hữu cơ, còn sự chuyển hóa trong tế bào vi sinh vẫn đảm bảo những nhu cầu năng lượng của chúng.
Xử lý sinh học bằng vi sinh yếm khí là quá trình phân hủy các chất vô cơ, hữu cơ có trong nước thải khi không có oxi. Trong quy trình này thường áp dụng để xử lý nước thải công nghiệp có nồng độ BOD, COD cao.
Một cách nhìn tổng quát, quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử. Trong giai đoạn này, một nhóm sinh vật tự nhiên có trong nước thải thủy phân các hợp chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng nhẹ như Monosacarit, amino acid để tạo ra nguồn thức ăn và năng lượng cho vi sinh hoạt động. Quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ thuỷ phân phụ thuộc vào pH, kích thước hạt và đặc tính dễ phân huỷ của cơ chất.
Giai đoạn 2: Acid hóa. Nhóm vi khuẩn lên men acid biến đổi thành các hợp chất hữu cơ đơn giản thành các acid hữu cơ, thường là acid axetic. Sự hình thành các acid có thể làm giảm pH
Giai đoạn 3: Methane hóa. Đây là giai đoạn cuối của quá trình phân huỷ kỵ khí. Nhóm vi khuẩn lên men methane chuyển hóa hydro và acid acetic thành khí methane và CO2.
29
- Quá trình xử lý kỵ khí đối với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá trình tiếp xúc kỵ khí (Anaerobic Contact Process), quá trình xử lý bằng lớp bùn kỵ khí với dạng nước đi từ dưới lên (Upflow Anaerobic Sludge Blanket - UASB); - Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng bám dính như quá trình
lọc kỵ khí (Anaerobic Filter Process). Các yếu tố ảnh hưởng
Để duy trì ổn định của quá trình xử lý yếm khí, phải duy trì được trạng thái cân bằng động của quá trình theo 3 bước đã nêu trên. Muốn như vậy trong bể xử lý phải:
- Không có oxi
- Không có hàm lượng kim loại nặng quá mức - pH = 6,6-7,6
- Độ kiềm 1000 - 1500 mg/l làm dung dịch đệm để ngăn pH giảm xuống dưới 6,2
- Nhiệt độ nước thải tử 27-38oC
- Phải có đủ chất dinh dưỡng theo tỷ lệ COD:N:P = 350:5:1