PLBs từ cuống lá cầy chuyền sang cùng loại môi trường sau 4 tuần e.PLBs không cấy chuyền phát triển thành cây sau 14 tuần.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHÂN GIỐNG LAN HỒ ĐIỆP PHALAENOPSIS SP. BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY NGẬP CHÌM TẠM THỜI (Trang 74 - 79)

3.1.1.2. Xác định nồng độ chất ĐHSTTV tối ưu để nhân nhanh PLB

Ở 2 giống (Dtps. Taida Salu, giống 1; Dtps. Taida Firebird, giống 2) số lượng PLB tạo ra nhiều nhất nên chúng tôi sử dụng PLB của 2 giống này để thực hiện thí nghiệm.

Mỗi nghiệm thức được nuôi cấy với 3 bình, mỗi bình chứa 10 PLB. PLB được lựa chọn đồng cỡ đều nhau và chưa hình thành chồi, được cắt ngang làm đôi và nuôi cấy trong môi trường MS ½ có bổ sung BA và NAA ở những nồng độ khác nhau, 30 g/l đường sucrose, 15% CW, 1g/l than hoạt tính, 8 g/l agar, pH = 5,9.

Các PLB bị cắt làm đôi tiết rất nhiều phenol nên dễ làm đen mẫu và gây chết mẫu, do đó khi cắt phải chọn lựa những PLB đủ lớn, dùng dao bén để không làm dập mẫu. Dùng acid citric vô trùng để rửa mẫu cắt, làm giảm lượng phenol trên mẫu do vết thương tiết ra.

Sau 8 tuần nuôi cấy ghi nhận kết quả số lượng PLB tạo thành

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chất ĐHSTTV lên sự nhân nhanh PLB từ một PLB ban đầu Môi trường NAA -BA (mg/l) PLB tạo thành Giống 1 Tình trạng PLB Giống 1 PLB tạo thành Giống 2 Tình trạng PLB Giống 2 NB1 0,5 - 1 0,77 ± 0,19f Rất ít 1,11 ± 0,38e Ít NB2 0,5 - 2 4,22 ± 0,51d Nhỏ, vàng 3,33 ± 0,58d Vàng xanh NB3 1 - 1 6,77 ± 0,51c Nhỏ, vàng 5,44 ± 0,38c xanh NB4 1 - 2 8,56 ± 0,19b Lớn, vàng xanh 7,21 ± 0,19b xanh NB5 1 - 3 13,9 ± 0,96a Lớn, vàng

xanh 11,5 ± 0,38a xanh

xanh thành

NB7 2 - 1 1,77 ± 0,19e Nhiều chồi 1,11 ± 0,51e Chồi hình thành, có rễ * Ghi chú: Các số trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ở mức p= 0,05.

Đồ thị 3.1. Ảnh hưởng của chất ĐHSTTV lên sự nhân nhanh PLB từ một PLB ban đầu

Qua đồ thị 3.1 ta thấy ở nghiệm thức NB1 (MS ½ + 0,5mg/l NAA + 1mg/l BA )PLB hình thành rất ít do lượng chất ĐHSTTV chưa đủ để kích thích hình thành PLB ở mẫu bị cắt.

Khi tăng lượng chất ĐHSTTV ở nghiệm thức NB2, NB3 và NB4 thì ta thấy lượng PLB tạo thành từ 2 giống tăng dần.

Ở nghiệm thức NB5 (MS ½ + 1mg/l NAA + 3mg/l BA) cho thấy PLB phát triển tốt ở cả 2 giống (kích thước to có màu xanh nhạt hơi vàng).

Ở nghiệm thức NB7 (MS ½ + 2mg/l NAA + 1mg/l BA) khi tăng lượng NAA lên thì thấy ở PLB có sự hình thành rễ và lượng PLB giảm hẳn, và chồi xuất hiện.

Điều này là do Auxin ở nồng độ thấp (phối hợp với cytokinin) giúp tăng trưởng chồi non và khởi tạo mới mô phân sinh ngọn chồi từ nhu mô, Auxin ở nồng độ cao kích thích sự tạo sơ khởi rễ và cả sự tăng trưởng của rễ này (Bùi Trang Việt, 2000).

Hình 3.2. PLBs và chồi của giống 1 (Dtps. Taida Salu) trên các môi trường MS có nồng độ chất điều hòa sinh trưởng khác nhau

a. PLBs trên môi trường MS + 0,5 mg/l NAA + 1 mg/l BA.b. PLBs trên môi trường MS + 0,5 mg/l NAA + 2 mg/l BA. b. PLBs trên môi trường MS + 0,5 mg/l NAA + 2 mg/l BA. c. PLBs trên môi trường MS + 1 mg/l NAA + 3 mg/l BA. d. Chồi trên môi trường MS + 1 mg/l NAA + 4 mg/l BA.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHÂN GIỐNG LAN HỒ ĐIỆP PHALAENOPSIS SP. BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY NGẬP CHÌM TẠM THỜI (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w