Nhịp điệu với nhạc tính và hình tượng trong văn xuôi

Một phần của tài liệu Nhịp văn xuôi trong ký nguyễn tuân (Trang 31)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2.3. Nhịp điệu với nhạc tính và hình tượng trong văn xuôi

Khi nói đến nhạc điệu trong tác phẩm văn học là người ta nói đến tính nhạc, sự có mặt của yếu tố âm nhạc trong văn chương. Âm nhạc là "nghệ thuật

dùng những hình thức âm thanh nhất định diễn đạt tư tưởng và tình cảm

"[23,tr.21]. Chính vì khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng như thế mà khi âm nhạc đi vào văn chương, kết hợp với ngôn từ nghệ thuật đã tạo thành nhạc điệu riêng cho tác phẩm văn học. Như ta đã biết, âm thanh trong văn học là sự kết hợp hài hoà các âm, ngữ điệu, vần, nhịp, độ ngân vang của các từ trong câu thơ, câu văn dựa trên cơ sở ngữ âm. Trong quá trình sáng tạo văn học, nhiều nhà văn nhà thơ đã coi âm thanh như là cội nguồn của cảm hứng sáng tạo. Âm thanh vừa là gợi ý, vừa là thế giới sáng tạo. Tìm ra cách biểu lộ âm thanh hài hòa cũng có nghĩa là tìm ra được nhịp điệu của câu thơ, câu văn, tìm ra được giọng điệu chính của hình tượng. Sự hài hoà của âm thanh là tiêu chuẩn của cái đẹp trong văn chương, làm thơ văn trở nên có nhịp, lôi cuốn, dễ ngâm ngợi…

Thơ có nhạc điệu của thơ và văn xuôi cũng có nhạc điệu riêng của văn xuôi, nhất là văn xuôi nghệ thuật. Trong việc truyền đạt các trạng thái cảm xúc, nếu như nội dung của lời nói tác động nhiều đến ý thức thì thanh điệu, độ mạnh nhẹ, cao thấp của âm thanh, tiết tấu, nhịp điệu lại tác động nhiều vào lĩnh vực cảm xúc. Âm thanh và nhịp điệu làm tăng thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra nhiều điều từ ngữ không thể nói hết.

Hai yếu tố chính của âm nhạc là giai điệu và nhịp điệu. Tính nhạc trong văn xuôi có yếu tố của nhịp rõ rệt, bởi chính nhịp ngắt, nhịp điệu đã tạo nhịp cho nhạc điệu văn xuôi. Nhạc điệu của văn xuôi là một dãy âm thanh ngôn ngữ đẹp, đầy cảm xúc, du dương, hài hoà, ngân vang, thể hiện qua ba mặt sau: sự trầm bổng, sự cân đối và sự trùng điệp. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập nhưng đa thanh điệu nên mỗi tiếng có thể coi như một nốt nhạc có cung bậc riêng. Sáu thanh (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng, không) đã cố định cao độ của mỗi tiếng trong câu thành những cung bậc nhất định như nốt nhạc vậy. Trong âm nhạc, khoảng cách giữa hai nốt nhạc có cung bậc khác nhau gọi là "quãng". Quãng là yếu tố có khả năng biểu biểu hiện của âm nhạc. Quãng rộng biểu hiện sự tươi khoẻ, quãng hẹp biểu hiện sự đơn điệu, buồn. Còn nhạc điệu trong văn xuôi, các quãng được tách bởi các nhóm từ được giới hạn bằng nhịp. Quãng rộng giữa hai nhịp ngắt thường biểu hiện sự dàn trải, rộng mở, uyển chuyển, nhịp nhàng. Quãng hẹp giữa hai nhịp ngắt thường biểu hiện sự dứt khoát, mạnh mẽ, hoặc sự bất ngờ, đột ngột.

Bên cạnh vai trò tạo nhịp cho nhạc điệu, nhịp trong văn xuôi còn tham gia khắc hoạ hình tượng (image) cho tác phẩm.

"Hình tượng trong văn học là dạng hình tượng nghệ thuật, thể hiện

bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật; cũng gọi là hình tượng ngôn từ "[2,tr.149].

Trong nghiên cứu văn học, hình tượng được hiểu theo ba cách sau đây: 1/ hình tượng như là một chi tiết có màu sắc, hình ảnh, một ẩn dụ hoặc một hình thức chuyển nghĩa khác gắn với nghĩa bóng; 2/ hình tượng như là nhân vật văn học; và 3/ hình tượng như là một kiểu đặc biệt của nhận thức và phản ánh thế giới khách quan. Vậy, khẳng định nhịp trong văn xuôi có vai trò khắc hoạ hình tượng nghĩa là thế nào? Với ý nghĩa của nhịp là "sự nối tiếp và lặp lại " thì bản thân hình tượng đã được nhấn mạnh bằng cách lặp đi lặp lại những chi tiết miêu tả hình tượng. Thêm nữa, việc ngắt nhịp tác phẩm văn học cũng góp phần khắc họa hình tượng mà nhiều khi, ngôn từ chưa nói hết được.

Chẳng hạn trong Ngƣời lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã dùng nhịp điệu câu văn khắc hoạ hình tượng con sông Đà rất độc đáo.

Để nói lên cái hùng vĩ của sông Đà, Nguyễn Tuân đã viết: "Hãy nghe

đây cái âm thanh chào mời đò đưa và cũng rất nhiều hình tượng như cách nói, cách hò tên non sông đất nước của nhân dân lao động Việt Nam gọi những cái thác, những cái ga nước trên sông Đà từ Vạn Yên về xuôi: Thác Ẻn - Thác Giàng - Bãi Chuối - Mó sách - Bãi Lồi - Bãi Lành - Mó Tôm - Mó Nàng - Nánh Kẹp - Quai chuông - Tà Phù - Bãi Nai - Ba Hòn Gươm - Phố Khủa - Ghềnh Đồng - Suối Bạc - O gà - Bãi Nhạp - Cánh Cuốn - Mèo Quen - Hang Miếng - Quần Cốc - Suối Trông - Bãi Ban - Diềm - Thác Rút - Thác Mạ - Bãi Thằng Rồ - Mó Tuần - Suối Hoa - Hót Gió - Thác Bờ…". Câu văn dài

cùng với việc liệt kê tên những cái thác và điểm ngắt nhịp rõ ràng bằng các dấu gạch nối đã khắc họa một sông Đà hùng vĩ với hàng chục thác ghềnh, tưởng như vẫn còn nối tiếp nhiều nhiều cái ga nước như thế nữa.

Hay để khắc họa hình tượng Đà giang - một con sông độc dữ, hung bạo, ông viết:

"Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá

xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy"

Câu văn dài, có chỗ ngắt nhịp lẻ, ngắn, kết hợp với điệp từ "đá", "nước", "sóng" xô quyện vào nhau, với từ láy nhân hóa gió "gùn ghè" đã khơi dậy cảm giác mạnh và bất ngờ, thú vị nơi người đọc. Hoặc đoạn tả cái hút nước quãng Tà Mường lại còn ghê gớm hơn với những câu chuyện thuyền lật, bè chìm như vượt qua giếng bê tông sặc nước ặc ặc, lại như cái giếng dầu sôi ùng ục. Cái hung bạo của sông Đà còn được khắc hoạ bằng âm thanh - âm thanh của những thác nước:

"Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì/, rồi lại như là van xin/, rồi

lại như là khiêu khích/, giọng gằn mà chế nhạo//. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa/, đang phá tuông rừng lửa/, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng//. Tới cái thác rồi.//"

Ba câu văn trên có sự đan cài giữa nhịp ngắn và nhịp dài. Có thể đánh dấu sự ngắt nhịp của đoạn văn đó như sau: "9/6/6/5//.18/5/5/12//.4//. ". Nhịp ngắt linh hoạt ở hai câu đầu cùng với từ miêu tả âm thanh mạnh dần, sự cộng hưởng âm thanh của phép Lặp Ngữ âm (rống, mộng, lồng,), phép Lặp Từ vựng (rồi lại như là, rừng, rừng lửa, trâu) đã khắc hoạ được cái khí thế bừng bừng của thiên nhiên đang ở đỉnh điểm phấn khích man dại, với âm thanh cuồng loạn của con thác giận dữ va đập ầm ầm vào đá. Nhưng đến câu thứ ba, một nhịp ngắn gọn tạo bởi bốn âm tiết đã diễn tả được cảm giác phanh sững lại vì đang nghe âm thanh dội lại và đột ngột thấy thác dữ hiện ra.

Hình tượng sông Đà cũng được khắc hoạ là một con sông trữ tình thơ mộng: "Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình/, đầu tóc

chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai / và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân//. "

Câu văn trên gồm 40 âm tiết và được ngắt nhịp như sau: 13/19/10//. Thực là một câu văn dài, nhịp dài,mềm mại, đầy hình ảnh và cảm xúc như một câu thơ đẹp. Lúc này sông Đà giống như một tình nhân dịu dàng, duyên dáng.

Sự lặp đi lặp lại của nhịp điệu văn xuôi không chỉ khắc họa nên hình tượng nhân vật mà còn khắc hoạ được hình tượng tác giả (image author). Trong văn xuôi nghệ thuật, hình tượng tác giả thường ẩn đi sau lớp màn ngôn từ. Song cũng có trường hợp hình tượng nhân vật và hình tượng tác giả cùng sánh đôi, nhất là trong các tác phẩm ký. Trong trường hợp ấy, người đọc có thể đồng thời tiếp cận với cả hai loại hình tượng này.

1.2.3. Một số phƣơng thức chính thƣờng gặp trong văn xuôi có nhịp

Khi được đề nghị so sánh việc xác định nhịp của một bài thơ với nhịp trong một đoạn văn xuôi, chắc chắn nhiều người sẽ cho là việc xác định nhịp trong câu thơ là dễ dàng hơn và dễ tìm được tiếng nói đồng thuận hơn so với trong một câu văn xuôi. Sở dĩ có kết quả như vậy là vì nhịp thơ có thể xác định được dễ dàng qua thể thơ, hệ thống vần, vị trí gieo vần và những âm hưởng khác vang lên trong đó. Còn căn cứ xác định nhịp văn xuôi thì quá nghèo nàn, cùng lắm là chỉ bám được vào mỗi hệ dấu câu chuyên dụng quen dùng của tác giả. Nhưng nếu có một quan niệm cởi mở hơn về nhịp thì vấn đề sẽ khác hoàn toàn. Nhịp không chỉ được thể hiện ở cái vẻ nhìn thấy được mà còn cả qua cách trình bày bằng âm thanh hình ảnh, chi tiết, tư tưởng, tình cảm..., tức là tất cả những gì mà ta có thể cảm, nhận ra được từ cái văn bản tĩnh lặng đó. Khi đó ta đang lần ngược trở lại quá trình sáng tạo âm thầm của tác giả và cùng đồng cảm với tác giả: tác giả đã dụng công, đã trau chuốt ngôn từ đặng tạo nên những lặp lại hài hòa về âm, chữ , nghĩa, hình tượng. Và đó chính là công việc bắt đầu của thẩm nhận văn chương hiện đại: chúng ta tìm hiểu các phương thức tạo nhịp trong một tác phẩm văn chương.

Ngay từ thời Aristôt, bộ môn tu từ - hùng biện đã cho rằng tạo nhịp điệu là một biện pháp tu từ ngữ âm mạnh, được sử dụng chủ yếu trong văn chính luận. Nhờ nhịp văn hùng tráng hay tha thiết mà diễn giả lôi cuốn được tình cảm và thái độ của cử tọa. Trong văn xuôi hiện đại, đặc biệt là các tác phẩm ký, yếu tố nhịp nhàng của lời văn càng được tận dụng một cách có ý thức. Trong ngữ pháp văn bản và phong cách học, các phương thức tạo nhịp này đội một mũ chung là"liên kết văn bản qua phương thức lặp ". Sau đây là danh sách các phương thức lặp tạo ra hiệu quả nhịp điệu hiển nhiên và hay dùng nhất mà ta bắt gặp trên các tài liệu lí thuyết bàn về chủ đề này.

1.2.3.1. Lặp Ngữ âm

Lặp Ngữ âm là dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố ngữ âm (như âm tiết, số lượng âm tiết, khuôn vần, phụ âm đầu, thanh điệu…) đã có ở chủ ngôn. Nói cách khác, Lặp Ngữ âm là dạng thức lặp mà chủ tố và lặp tố là những yếu tố ngữ âm. Ví dụ:

Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gập tầm vông đã dựng lên thành đồng Tổ

quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.

(Thép Mới - Cây tre Việt Nam) Trong văn xuôi tiếng Việt, phương tiện lặp ngữ âm phổ biến hơn cả là số lượng âm tiết. Phương tiện này trong văn xuôi thường đi kèm với dạng thức Lặp Cú pháp. Ví dụ:

Núi rừng vẫn ngút ngàn rậm rạp. Đường đi tắt nhỏ teo hoang vu.

(Hồ Phương - Thƣ nhà)

Mỗi tiếng reo trở thành một nốt nhạc. Mỗi ánh pháo là một hạt kim cương.

(Lưu Quý Kì - Nƣớc về biển cả) Hiện tượng lặp âm tiết hoàn toàn đôi khi cũng thấy xuất hiện trong văn chương, nhưng thường thì đó là hậu quả kéo theo của chơi chữ. Ví dụ:

Cố bắt chước nó làm việc bí mật không được, tôi đành cho nó công

khai. Và cũng khai quá chừng. Quần tôi và gạch lớp lênh láng những nước.

(Nguyễn Công Hoan - Hỏi chuyện các nhà văn) Lặp vần cũng có được sử dụng, nhưng rất ít, chủ yếu là trong các văn bản ký. Ví dụ:

- Tre hòa tiếng hát khải hoàn. Giữa đoàn quân nhạc, rộn vang lên bốn mươi cây sáo trúc.

- Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Nhà thơ đã có lần ca ngợi: Bóng tre trùm mát rượi.

Đồng thời với chức năng liên kết, lặp số lượng âm tiết và lặp vần đem lại cho văn xuôi tiếng Việt nhịp điệu, tính nhạc, tính thơ rất rõ rệt.

1.2.3.2. Lặp Từ vựng

Lặp Từ vựng là một dạng của phương thức lặp mà ở đó chủ tố và lặp tố đều là những yếu tố từ vựng (từ thực, cụm từ). Đây là dạng thức liên kết phổ biến nhất trong văn xuôi. Nếu hai câu có chứa những từ được lặp lại thì có lẽ là chúng đang cùng hướng về cùng một chủ đề. Như thế, lặp từ vựng là một dạng thức liên kết dùng để thể hiện liên kết chủ đề của văn bản và tạo cho văn bản sự nhịp nhàng bởi lớp từ trùng điệp.

Phép Lặp Từ vựng có thể được xem xét, phân loại dưới nhiều góc độ. Căn cứ vào kích thước của chủ tố, lặp tố ta có thể phân biệt lặp từ và lặp cụm từ; trong lặp cụm từ lại chia ra lặp hoàn toàn và lặp bộ phận. Căn cứ vào chức năng làm thành phần phát ngôn của chủ tố và lặp tố, có thể phân ra lặp cùng chức năng và lặp chuyển chức năng.

Khi lặp bộ phận tức là khi lặp tố chỉ là một bộ phận của chủ tố thì sau lặp tố nhất thiết phải có đại từ chỉ dấu hiệu (này, ấy, đó, v.v.) đi kèm. Ví dụ:

"LỰC LƯỢNG của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn. Nhưng LỰC LƯỢNG ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi".

(Hồ Chí Minh) Đại từ ở đây làm nhiệm vụ thay thế cho bộ phận không được lặp (ấy =

của giai cấp công nhân và nhân dân lao động)

Khi lặp chuyển từ loại thì trước lặp tố phải có các danh từ khái quát (sự, việc, v.v.) để danh ngữ hóa động từ, và sau lặp tố cũng phải có đại từ dấu hiệu đi kèm. Ví dụ:

Trung ương đã nhất trí về đường lối, chính sách, chỉ tiêu, biện pháp. Chúng ta phải biến SỰ nhất trí ẤY thành quyết tâm.

Về mặt sử dụng, phương thức lặp từ vựng có khả năng truyền cho văn bản tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ. Vì lặp từ vựng tự thân nó đã chứa sự lặp ngữ âm (vỏ từ đồng nhất) nên khi phối hợp nhất định với lặp cú pháp, nó tạo nên tính nhịp điệu, tính nhạc cho văn bản. Trường hợp này thường gặp trong các văn bản ký, chính luận. Ví dụ:

"Mặc dù giặc Tây độc ác, chúng quyết không thể ngăn trở trăng thu vừa đẹp vừa tròn.

Mặc dù giặc Tây hung tàn, chúng quyết không thể ngăn trở các cháu vui tươi hăng hái.

Mặc dù giặc Tây bạo ngược, chúng không thể ngăn trở chúng ta kháng chiến thắng lợi, thống nhất và độc lập thành công".

(Hồ Chí Minh - Thƣ Trung thu 1950) Khi lặp từ vựng được đẩy tới mức cực đoan là lặp cả chuỗi phát ngôn thì nó có tác dụng nhấn mạnh vào hiện tượng được nói đến và làm nổi rõ sự khác biệt. Chẳng hạn:

"Hôm nay thì nó lả đi rồi.Tai nó ù, mắt nó loá. Nó nằm vật ở lề đường.

Miệng nó há hốc ra mà thở.

Hôm nay thì nó lả đi rồi. Tai nó ù. Mắt nó loá. Miệng nó há hốc ra vì đói".

(Nguyễn Công Hoan - Hai cái bụng)

Ở ví dụ trên, nếu đoạn mở đầu chỉ là sự miêu tả hiện tượng một cách khách quan (...mà thở), thì đoạn cuối nói đến nguyên nhân của hiện tượng ấy (...vì đói). Sự khác biệt đó có thể đạt đến mức đối lập. Ví dụ:

"Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh".

(Hồ Chí Minh - Gửi các uỷ ban...,10 - 1945) Trong các văn bản ký, việc lặp các phát ngôn mở đầu hoặc kết thúc các đoạn văn có khả năng góp phần tạo nên tính nhịp điệu và tăng sức thuyết phục

Một phần của tài liệu Nhịp văn xuôi trong ký nguyễn tuân (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)