Câu đơn Đặc biệt

Một phần của tài liệu Nhịp văn xuôi trong ký nguyễn tuân (Trang 45 - 47)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3.6. Câu đơn Đặc biệt

Câu đơn đặc biệt là câu đơn có cấu tạo là một trung tâm cú pháp chính (không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ qua lại như chủ ngữ và vị ngữ) có ý nghĩa khái quát chỉ sự tồn tại hiển hiện của vật hoặc sự kiện.

Câu đơn đặc biệt danh từ có trung tâm cú pháp chính là danh từ hoặc cụm từ chính phụ với thành tố chính là danh từ (hoặc số từ). Nó có ý nghĩa khái quát, tức là nêu sự tồn tại duy nhất, không kèm các yếu tố ngôn ngữ chỉ không gian, thời gian mà sự vật tồn tại. Ví dụ:

Bom tạ.

Một thứ im lặng ghê người.

(Nam Cao) Câu đơn đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp chính là vị từ hoặc cụm từ chính phụ với thành tố chính là vị từ. Nó có ý nghĩa tồn tại định vị, tức là nêu sự vật có kèm yếu tố ngôn ngữ định vị thời gian, không gian mà sự vật tồn tại.

Ví dụ:

Ở làng này, khó lắm.

(Nam Cao)

Ồn ào một hồi lâu.

(Ngô Tất Tố) Câu đơn đặc biệt có những giá trị tu từ khác nhau. Rõ nhất là giá trị miêu tả sự tồn tại hiển hiện của vật hoặc sự kiện nhằm dưa người đọc vào cương vị người chứng kiến, nhằm làm sống lại những vật, những cảm xúc, những trạng thái, những hành động cần làm sống lại. Ví dụ:

Nhơ nháp, hôi hám, ngứa ngáy, bứt rứt, bực mình. Chửi tục, cạu nhạu, thở dài.

(Nam Cao) Câu đơn đặc biệt có giá trị đưa thông tin bối cảnh thòi gian, không gian vào văn bản một cách ngắn gọn, rõ ràng. Bối cảnh có thể là những biến cố lịch sử hoặc những sự kiện thiên nhiên gắn liền với thời gian. Ví dụ:

Huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào…

(Nguyễn Tuân) Đình chiến. Các anh bộ đội nón lưới có gắn sao, kéo về đày nhà Út…

(Nguyễn Đình Thi) Câu đơn đặc biệt cũng có giá trị đưa chủ đề vào văn bản một cách sinh động, đầy cảm xúc với dấu chấm than kết thúc. Ví dụ:

Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm, cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

(Thép Mới) Trong văn xuôi nghệ thuật, câu đơn đặc biệt tạo sự ngừng nghỉ, nhịp ngắt ngắn. Nhiều câu đơn đặc biệt liền kề nhau tạo nhịp điệu mau, dồn dập, gấp gáp của sự vật hiện tượng được nói tới. Và khi câu đơn đặc biệt đứng cạnh những câu văn dài, đặc biệt là những câu ghép nhiều tầng (Trường cú) sẽ tạo nên nhịp điệu sinh động, linh hoạt cho văn bản nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Nhịp văn xuôi trong ký nguyễn tuân (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)