5. Cấu trúc luận văn
1.3. Nhãn quan ngôn ngữ
Âm nhạc sẽ không xuất hiện và sẽ không làm rung động lòng người nếu cuộc sống không kì diệu với muôn ngàn âm thanh trầm bổng. Âm thanh là phương tiện biểu hiện của âm nhạc cũng như ngôn ngữ làm nên thế giới văn chương. Nhà văn là kĩ sư tâm hồn với chất liệu ngôn ngữ trong tay phải học hỏi, sáng tạo để cấu thành tác phẩm. Tác phẩm có thể trở thành vốn liếng tinh thần quý báu của nhân loại hay không tùy thuộc vào nội dung tư tuởng và hình thức biểu hiện. Nghệ thuật văn chương là nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Tìm hiểu, sáng tạo, khám phá không ngừng để mỗi dòng, mỗi chữ viết ra đều được chắt lọc tinh tế, độc đáo đủ sức thuyết phục lòng người và lắng đọng lại với thời gian, cuộc sống. Nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng định với những cây bút trẻ: ''Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không nên ăm bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thuớc. Có vốn mà không biết sử dụng thì chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tuớng, chữ nào để chỗ nào phi đúng vị trí của nó.‟‟
Văn chương của Nguyễn Tuân không thích hợp cho sự đọc nhanh, đọc vội mà phải nghiền ngẫm, thuởng thức chậm rãi, vừa đọc vừa suy ngẫm mới thấy được sự tài hoa của ông. Cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân không phải ai cũng cảm nhận được mà tùy khẩu vị của từng người. Có người khen hết lời, nhưng cũng không ít người chê là kiểu cách, cầu kỳ. Văn chương của ông như chạm như khắc, có được những câu thần, chữ thần làm mê hoặc lòng người.
Văn học nghệ thuật luôn luôn có thiên chức cao cả là huớng về con người, phục vụ con người. Vì thế, mỗi nhà văn khi cầm bút đều phải có ý thức xem mình sẽ và đang viết cho ai, viết cái gì, viết như thế nào. Bên cạnh đó, họ còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phải sáng tạo một cách có nghệ thuật. Nguyễn Đình Thi trong Câu chuyện xung quanh sáng tác nghệ thuật, nghiên cứu nghệ thuật, số 1 năm 1982 đã viết: ''Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái rất xấu, một tội ác, một tên giết người, nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả''.
Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của ông có màu sắc riêng, gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ, những kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà … những nhạc điệu hoặc đài các của lối hát ca trù, hoặc dân dã mà thiết tha giọng hò Quảng Trị, Thừa Thiên, Nam bộ, những phong cảnh đẹp của quê hương đất nước, những thú chơi tao nhã như uống trà, nhắm ruợu, chơi hoa, chơi chữ đẹp, đánh thơ, thả thơ, những món ăn truyền thống thể hiện khẩu vị tinh tế của người Việt. Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết để khẳng định cá tính độc đáo của mình. Ông ham du lịch, tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là chủ nghĩa xê dịch. Lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp với chế độ thuộc địa. Ông không những chỉ viết văn mà còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh... Mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều thể hiện sự tài hoa, uyên bác, mỗi nhân vật dù thuộc loại người nào cũng đều phải là những người nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hóa, mĩ thuật. Nguyễn Tuân có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam. Ông có một kho từ vựng phong phú và một khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, lại có nhạc điệu trầm bổng và như Nguyễn Tuân thuờng nói, biết co duỗi nhịp nhàng. Trong bài Về tiếng ta, Nguyễn Tuân đã bộc lộ sâu sắc, chân thành những suy nghĩ từ sâu bên trong đáy lòng ông: ''Nghĩ về sự đầy đủ, trong trẻo,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đẹp đẽ, sáng sủa và sang giàu của tiếng nói Việt Nam, có những lúc tôi ngừng lại đó trang sách đọc, tôi ngừng lại đó câu chưa xuống dòng… mà nhìn trân trân tờ giấy bỏ dở. Tôi nhìn trân trân vào giữa khoảng không ngoài cửa sổ lên trời xanh mà lòng thấy dạt dào lên những lời cảm. Tôi lặng lẽ cúi xuống mặt trang giấy trắng tinh đang om sòm những tiếng mời chào kia mà nói bật lên những lời biết ơn đối với quê hương ông bà đã truyền cho tôi thứ tiếng nói đậm đà tôi hằng nói từ những ngày mới ra đời... Nay mỗi lần đụng tới di sản nhiệm màu ấy thấy bồi hồi, bồi hồi như vấn vương với một cái gì thật thiêng liêng vô giá, mà tất cả trữ kim, trữ ngân của thế gian không sao sánh đổi được''.
Ngôn từ văn chương của Nguyễn Tuân là hiện tuợng đa phong cách. Nhà văn như nghệ sĩ xiếc ngôn từ, ông sử dụng giọng nhiều vùng miền khác nhau, huy động thích hợp thuật ngữ nhiều ngành khoa học, nghệ thuật, khắc phục vụ cho việc xây dựng hình tuợng nghệ thuật văn chương và chuyển tải tư tuởng tình cảm đến với bạn đọc, góp phần làm phong phú thêm ngôn ngữ văn chương, xứng đáng là bậc thầy ngôn ngữ của văn đãn hiện đại Việt Nam. Nhà văn coi trọng việc sử dụng ngôn từ khi ngồi trước giấy trắng. Ông từng viết: “Chúng ta vẫn đắm đuối với nghề làm văn, ngày càng chuốt thêm văn tự; ngày càng làm óng tốt dẻo bền hơn lên nữa cái tiếng nói Việt cổ truyền của mình”.
Lại Nguyên Ân khen: “Con người ông, phong cách ông cũng đẹp một cách độc đáo như câu văn ông, loại câu văn có một không hai trong nghệ thuật ngôn từ tiếng Việt”. [48, 624]
Trong tác phẩm Đời thừa - Nam Cao có viết: ''Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì thật lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn. Như thế mới thật là một tác phẩm hay''. Nhà văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nam Cao phê phán những kẻ cẩu thả trong văn chương: ''Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi, nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện'' thì Nguyễn Tuân lại có định nghĩa khác, nghệ thuật là một công việc ''mà những con buôn quen sống với đổi chác hàng họ và buôn Tần bán Sở đều gọi là vô ích''. Nhưng người nghệ sĩ chân chính thì yêu nghệ thuật và nghề văn của mình đến mức'' thử có người giàu bạc vạn thuận đổi lấy cái địa vị của họ, họ cũng không màng''.
Nguyễn Tuân có một nhãn quan ngôn ngữ hết sức nghiêm ngặt. Đối với bản thân mình, ông yêu cầu rất cao trong lối viết, cách lựa chọn từ ngữ và muốn các nhà văn khác cũng phải luôn luôn sáng tạo không chỉ dùng cái vốn có sẵn của ông cha ta. Định nghĩa về nghề văn, ông viết: ''Nghề văn là nghề của chữ - chữ với tất cả của nghĩa mà mỗi chữ phải có được trong một câu, nhiều câu. Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa mà sinh sự để sự sinh'' [46, 114, 115]. Với Nguyễn Tuân chữ ở đây là từ. Một nhà văn khổ nhất là nghèo chữ, thiếu từ, ''Cái thảm kịch ghê gớm nhất của người viết văn chuyên nghiệp là khi tả đến chỗ mà tình cảm thật dữ dội nhưng chữ thì không ra được''. Bản thân Nguyễn Tuân cũng không ít lần lúng túng khi chọn từ, lựa chữ. Ngay cả người am hiểu nhiều, óc tưởng tưởng, liên tưởng phong phú như Nguyễn Tuân cũng thấy bí từ. Ông tâm sự: ''Có lúc viết văn tôi thấy trong lòng nhôn nhạo mà chữ bẹp gí trên giấy, cảnh tắc chữ như bị nghẹn thở. Tôi bỏ đấy đi chơi. Rồi lúc khác chữ cuồn cuộn lên, mình viết báo thù lại''.[46, 117]
Nhà văn chân chính làm con ong miệt mài đi hút nhụy hoa, sương đêm lắng đọng để làm nên mật ngọt cho đời và ngôn ngữ là phương tiện thiết yếu giúp nhà văn sản sinh ra hương mật văn chương. Bông hoa kia dù ngọt ngào hương sắc đến đâu, giọt sương đêm dù tinh sạch hơn cả khí trời vẫn là vô dụng nếu chú ong không thể tạo ra mật ngọt thơm lành. Ngôn ngữ của cuộc đời thuờng là một loại quặng còn lẫn tạp chất - nhà văn làm công việc của người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tình nguyện loại bỏ những chất thừa thãi để đúc kết lại thứ kim loại hoàn hảo hơn, đủ sức lóng lánh phản chiếu tâm hồn con người. Nếu như trong cuộc sống, Nguyễn Tuân ghét sự tĩnh tại, nhạt nhẽo, đơn điệu bao nhiêu thì trong văn chương ông ghét sự lặp lại bấy nhiêu. Ông gọi những chữ dễ dãi, lặp lại là chữ mòn, không có hồn vía, không có sức sống trong lòng người đọc.
Tác phẩm đầu tay của Nguyễn Tuân đã làm cho văn giới phải ngỡ ngàng trước tài năng của ông, chinh phục được ngay cả những độc giả khó tính nhất. ''Đọc Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, người ta cũng có một cảm tuởng gần giống như những cảm tuởng trong khi ngắm bức họa cổ''. Nguyễn Tuân đã “dựng lại được cái không khí thời xưa, từ khung cảnh cho đến nhân vật, cách ăn nói, dáng điệu thần thái nhất nhất, ông đều phục hồi được y nguyên.” [44, 119]
Khi viết, ông huy động mọi giác quan để có những cảm nhận thật nhất, tinh tế nhất về đối tượng. Nghệ sĩ nào cũng quan sát thế giới bằng thính giác, thị giác, nhưng riêng Nguyễn Tuân lại có những cảm nhận khác. Văn chương nếu là bê nguyên cuộc đời vào tác phẩm thì chẳng có gì đáng nói, nó phải là người lạ mà quen biết như Bêlinxki đã từng nói. Nguyễn Tuân đã cảm nhận cuộc sống theo riêng mình, đôi khi điều đó trái ngược với quy luật nhưng lại phù hợp với tâm hồn con người, nó được bạn đọc chấp nhận. Suốt một đời viết văn, Nguyễn Tuân đã luyện chữ sao cho thực tinh diệu, trong sáng. Ông có cả một kho từ vựng phong phú, nhưng mỗi khi đem ra sử dụng ông đều lựa chọn rất thận trọng, không vội vàng. Nhà văn trước khi mang văn của mình ra trình với độc giả, thì chúng phải được soi lọc - bụi bặm, soi lắng, ngửi lại, nếm lại, sờ lại những góc cạnh câu văn viết của mình. Chính nhờ ý thức nghề nghiệp nghiêm khắc như vậy, văn Nguyễn Tuân không bao giờ lẫn với một cây bút nào khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhãn quan ngôn ngữ của Nguyễn Tuân và cá tính sáng tạo độc đáo duờng như đã định đem đến cho ông một cách nhìn phóng túng, duờng như không chịu khuôn mình vào mẫu mực có sẵn nào. Đối với ông nghệ thuật là phải vượt lên trên cái thông thường để đạt đến sự sâu sắc, mới mẻ. Trước một đối tuợng khác lạ, kỳ vĩ, gợi nhiều mỹ cảm, ông nhìn ngắm nó ở nhiều góc độ, ông nhìn thẳng, nhìn nghiêng, nhìn từ duới lên, từ trên cao xuống, để thu nhận mọi cảm giác, rồi người nghệ sĩ mới trổ tài liên tuởng. Nguyễn Tuân như một nghệ sĩ quay phim điêu luyện, tài ba, tìm ra góc quay độc đáo nhất, thích hợp nhất để ghi hình. Trong mắt Nguyễn Tuân, dường như ngôn ngữ cũng là một kiểu “đồ vật” đặc biệt. Nó khiến ông có thể ngắm nghía, lật xoay, tỉa tót, chạm trổ, tháo lắp, tạo dáng cho phù hợp với mỹ quan của ông. Ông “gieo xuống”, “gõ lên”, lắng nghe độ vang ngân của chúng để mà đặt mỗi chữ, mỗi lời vào đúng chỗ thật đắc địa.
Bên cạnh việc chắt lọc, lựa chọn, sửa chữa ngôn từ, hình ảnh, câu chữ, Nguyễn Tuân yêu cầu rất cao trong việc lạ hóa ngôn từ. Ở Nguyễn Tuân có những góc độ tả đặc sắc có một không hai, lạ và nhiều màu sắc, cảnh người anh hùng Huấn Cao cho chữ viên quản ngục là minh chứng điển hình. Một góc độ hiểm hóc, thật hiếm gặp trong văn chương. Cảnh cho chữ được đánh giá là cảnh xưa nay chưa từng có: ''… Một buồng tối chật hẹp, ẩm uớt, tuờng đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sánh đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ giụi mắt lia lịa''. [58, 136]
Ở Nguyễn Tuân hội tụ đầy đủ phẩm chất của con người tài hoa, tài tử. Ông am hiểu rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật, chính điều ấy đã giúp Nguyễn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuân rất nhiều trong quá trình sáng tác để làm phong phú tác phẩm của mình, đồng thời tạo nên sự độc đáo, cá tính trong lời văn mà ít có nhà văn nào có thể có được. Với trí tuởng tượng phong phú, cái nhìn sâu đa góc độ, con mắt điện ảnh, Nguyễn Tuân đã biến ngôn từ thành những thước phim màu để người đọc cảm nhận, thưởng thức. Nhà văn đã mang đến những cảm giác mới lạ cho người đọc. Tạo nên cho ngôn từ những lớp áo mới, không chỉ lạ mà còn rất đẹp. Nhưng ông không bao giờ tự thỏa mãn với chính mình, người nghệ sĩ tài hoa luôn vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật. Chỉ bàn về hai chữ trong sáng trong tiếng Việt. Nguyễn Tuân đã đặt ra những vấn đề cho nhà văn phải suy nghĩ: ''Tôi nghĩ trong sáng không khi nào lại có nghĩa là đạm bạc là nghèo còm trong từ vựng đem ra dùng, trong cách cảm, trong cách nghĩ và nhất là trong cách nói ra những suy nghĩ đó. Trong sáng không có nghĩa là đơn điệu. Bởi vì có nhiều vẻ trong nước mưa, nước lọc, nước cất, giấy kính, cát nung chảy rồi ép bằng đi để lắp khuôn cửa sổ, rồi tới pha lê gọt, tất cả đều là trong nhưng không giống nhau về chất trong. Và sáng cũng có nhiều nguồn khác nhau: sáng của dầu cá, của lạc, của dầu, của than đá, dầu ô liu, của điện bóng tròn và của điện ống dài màu sáng xanh. Lại có cái sáng nhấp nháy của đen biển, lại có cái sáng lóng lánh của ngôi sao trên đỉnh trời. Trên cơ sở cộng đồng của ngôn ngữ Việt Nam càng ngày càng phải giàu có phấn chấn lên nữa, mỗi người viết văn chuyên nghiệp phải có lấy cái phong cách, cái vẻ riêng của mình về sự trong sáng''.(Về tiếng ta) Một nhà văn có tài luôn để lại dấu ấn riêng trên từng trang viết và Nguyễn Tuân là một nhà văn như thế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT