Ngôn ngữ độc thoại

Một phần của tài liệu Ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật truyện ngắn nguyễn tuân trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 53 - 54)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Ngôn ngữ độc thoại

Ngôn ngữ độc thoại cho phép nhà văn thâm nhập vào đời sống bên trong của nhân vật đồng thời cho phép người kể thể hiện những suy tư của mình về nhân vật và về các giá trị.

Đoạn độc thoại miêu tả tâm trạng, suy nghĩ, trăn trở của Huấn Cao về sự tươm tất trong cách đối xử, thái độ của viên quản ngục. Huấn Cao tự đối thoại với chính mình, nhằm tìm câu trả lời cho sự đặc biệt đó. Vừa đặt câu hỏi cho chính mình thì ông Huấn lại phủ định luôn ý nghĩ đó. Một câu hỏi, mà có bốn lý lẽ để trả lời : bao nhiêu điều quan trọng đã khai cả rồi, đã nhận cả, lời cung ký rồi, còn gì nữa mà dò thêm cho bận. Mỗi một lý lẽ lại được Nguyễn Tuân ngắt thành một câu riêng biệt. Với những lý giải do chính mình đưa ra, mà cuối cùng ông Huấn vẫn không thể giải thích nổi sự quan tâm của viên quản ngục đối với mình. Cả chuỗi câu ngắn nối liền nhau như kéo dài thêm suy nghĩ của người tử tù trong những phút cuối cùng của đời mình.

Nguyễn Tuân thực tài tình trong việc sử dụng ngôn ngữ, qua ngôn ngữ của mỗi nhân vật ta thấy được cả nội tâm của nhân vật ấy. Ông Huấn là người hiểu biết nên trong lời khuyên bảo đối với viên quản ngục vừa thấu tình đạt lý, lại thể hiện tình cảm của ông Huấn dành cho viên quản ngục đã có sự thay đổi. Và qua đó, ta cũng hiểu được nét nhân cách cao quý của Huấn Cao.

„„Về bảo chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh trại về nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây rồi ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải chịu ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ linh và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao qúy như vậy. Thiếu chút nữa, ta đi phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ‟‟. [58, 136]

„„Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn của nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không ?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về quê mà ở đã, thầy hãy tháo khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi‟‟.[58, 137]

Một phần của tài liệu Ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật truyện ngắn nguyễn tuân trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 53 - 54)