Quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế về việc thuê nhà xưởng

Một phần của tài liệu Luận văn: Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng pdf (Trang 55 - 57)

III. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế về việc thuê nhà xưởng tại Công ty Quan hệ quốc tế Đầu tư sản xuất (CIRI)

2.Quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế về việc thuê nhà xưởng

2.1. Thực hiện hợp đồng thuê nhà xưởng

Sau khi quan hệ hợp đồng thuê nhà xưởng được ký kết bên cho thuê cũng như bên thuê đều tiến hành việc tổ chức thực hiện hợp đồng. Bởi thực hiện hợp đồng đó là hành vi của các bên nhằm hoàn thành nghĩa vụ của mình đã thoả thuận trong hợp đồng.

Với ý nghĩa như vậy, công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất luôn chủ động tuân thủ, thực hiện các cam kết trong hợp đồng thuê nhà xưởng một cách đầy đủ, đúng đắn nhằm tránh những rủi ro của việc vi phạm hợp đồng không đáng có. Hơn nữa, với tư cách chủ thể là bên đi thuê do đó việc thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn hợp đồng là lợi thế cho công ty. Vì việc thuê nhà xưởng, sân bãi là phục vụ cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn thế, thì cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng để tạo điều kiện thuân lợi cho việc sản xuất kinh doanh của chính công ty. Có thể nói là “điều kiện cần” của công ty.

Tuy nhiên, trong thực tế sẽ không tránh khỏi những “trục trặc” từ phía công ty hoặc từ phía cho thuê như là thanh toán chưa đủ trong thời hạn thanh toán tiền thuê nhà xưởng hàng năm, hoặc phía cho thuê chưa kịp bàn giao mặt bằng nhà xưởng đúng thời hạn, v.v... Trong những hợp như vậy, công ty luôn chủ động gặp gỡ để thương lượng với phía cho thuê, dựa trên sự tin cậy, uy tín của nhau trong quan hệ hợp tác, liên kết làm ăn lâu dài.

Chính vì thế, trong hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty rất ít khi (hầu như không qui định thành điều khoản trong hợp đồng) áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng hay bồi thường thiết hại (mà chỉ ngầm hiểu theo qui định của pháp luật). Việc hạn chế áp dụng chế tài này thường có lợi hơn cho hai bên mà nhất là của chính công ty, vì công ty là người đi thuê nên việc toạ lập uy tín, tạo sự tin cậy đối với bên đối tác cho thuê song chỉ trừ trường hợp đơn phương

chấm dứt hợp đồng thì mới có qui định thành điều khoản để xác định trách nhiệm vật chất do hành vi đó gây ra đối với bên còn lại trong hợp đồng.

2.2. Thành lý hợp đồng thuê nhà xưởng

Thành lý hợp đồng kinh tế được qui định cụ thể taịi điều 28 - Pháp lệnh hợp dodòng kinh tế (đã dẫn). Vì thế việc thanh lý hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty quan hệ quốc tế - đầu tư sản xuất sau khi hợp đồng đã được thực hiện xong, hoặc thời hạn có hiệu lực hợp đồng đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó, hoặc hợp đồng bị huỷ hoặc bị chấm dứt. Song, thực tế tại công ty việc thanh lý hợp đồng thuê nhà xưởng thường được áp dụng trong trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng hoặc hết thời hạn của hợp đồng. Ví dụ, trong một hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty có qui định: Trong quá trình thuê hoặc hết thời hạn của hợp đồng này, hai bên tiến hành thanh lý hoặc thay đổi phương thức hợp tác kinh doanh cho phù hợp.

Như vậy, hợp đồng sẽ được thanh lý sau khi hợp đồng hết hiệu lực, nghĩa vụ của các bên cũng đã được hoàn tất, nhằm phục vụ cho việc thúc đẩy và hoàn thành thủ tục thanh quyết toán.

Tuy nhiên, theo điều 20 -NĐ 17/HĐBT (đã dẫn) có qui định: “Trong trường hợp hợp đồng kinh tế đã được thực hiện và các bên đã hoàn thành đầy đủ nghĩa của mình theo thoả thuận trong hợp đồng thì hợp đồng kinh tế đó coi như đã được thanh lý”. Đó l à trường hợp áp dụng khi hợp đồng đã hết thời hạn và được thay đổi phương thức hợp tá kinh doanh phù hợp giữa công ty với bên co thuê.

Đối với trường hợp thanh lý hợp đồng thuê nhà xưởng do huỷ bỏ hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì hầu như không có tại công ty, bởi nó liên quan đến lợi ích của chính công ty (bên đi thuê) và lợi ích của đối tác (bên cho thuê).

Mặc dù vậy, trong hợp đồng thuê nhà xưởng cũng qui định rất rõ vấn đề huỷ hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn để áp dụng cho việc thanh lý hợp đồng (nếu có). Ví dụ, trong hợp đồng có qui định. Bên cho thuê có quyền huỷ hợp đồng thuê nhà xưởng khi bên thuê có một trong những hành

vi sau:

+ Không trả tiền thuê nhà xưởng từ 03 tháng trở lên mà không có lý do thích đáng.

+ Sử dụng nhà xưởng không đúng mục đích kinh doanh như qui định trong hợp đồng.

+ Sang tên hoặc chuyển nhượng cho người khác mà không được sự chấp nhận của bên cho thuê bằng văn bản.v.v...

Việc tổ chức họp mặt thanh lý hợp đồng thuê nhà xưởng được một trong hai bên thông báo cho nhau biết để chuẩn bị ngay sau khi hợp đồng đó thực hiện xong. Thông thường đại diện cho ban giám đốc là trưởng phòng kinh doanh, đại diện cho phía công ty cùng với đại diện phía cho thuê tham gia họp dự thảo thanh lý hợp đồng.

Nội dung biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty gồm: - Căn cứ hợp đồng kinh tế đã được ký kết bao gồm: só hợp đồng, thời điểm ký kết hoạt động, các bên tham gia quan hệ.

- Thời điểm thanh lý hợp đồng: Căn cứ vào tình hình thực hiện hợp đồng tính đến thời điểm thanh lý.

- Nội dung thanh lý: xác định kết quả thực hiện các nội dung và cam kế theo hợp đồng đã ký.

- Xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng.

- Đại diện các bên: Tên, chữ ký, chức vụ của người đại diện các bên tiến hành thanh lý hợp đồng.

Tóm lại, toàn bộ những hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty đều được thanh lý đầy đủ, theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng pdf (Trang 55 - 57)