Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn: Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng pdf (Trang 33 - 36)

Theo quy định tại điều 12, khoản 1 pháp lệnh thủ tuch giải quyết các vụ án kinh tế do Uỷ ban thường vụ Quôc shội thông qua ngày 16/3/1994 thì tranh chấp hợp đồng kinh tế là những tranh chấp phát sinh giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Hay nói cách khác, là những tranh chấp phát sinh giữa các be en chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế. Đó là việc trong từng thực hiện hợp đồng kinh tế do một hay hai bên tham gia hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ của mình đã cam kết trong hợp đồng dẫn đến những vi phạm hợp đồng. Những vi phạm hợp đồng kinh tế này là do lỗi của bên vi phạm. Từ đó mà dẫn đến việc tranh chấp trong hợp đồng kinh tế.

Tranh chấp hợp đồng kinh tế là một trong các dạng tranh chấp kinh tế do dó nó có các phương thức giải quyết sau:

- Tự hoà giải (thương lượng) là do tự chủ thể của các b ên tham gia hợp đồng kinh tế tự giải quyết mà không có sự tham gia của người thứ ba. Có nghĩa là các bên trực tiếp gặp nhau để thương lượng, thoả thuận để tìm ra biện pháp thích hợp nhắt nhằm giải quyết các bất đồng do việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng gây ra. Đây là phương thức đơn giản không tốn kém và đặc biệt là đảm bảo được quan hệ hợp đồng giữa hai bên, đồng thời thể hiện tinh thần hợp tác, giữ uy tín đảm bảo bí mật kinh doanh cho nhau trong hoạt động kinh doanh.

Phương thức này cũng phải căn cứ vào luật pháp, vào các sự việc cụ thể xẩy ra trên cơ sở thiện chí của các bên. Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế của nước ta,phương thức này được coi là phương thức giải quyết phù hợp đối với các tranh chấp hợp đồng kinh tế cũng như các tranh chấp kinh tế khác.

- Hoà giải: là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế với sự hiện diện của người thứ ba với tư cách là trung gian để giúp đỡ các bên thoả thuận. Với trình độ kinh tế chuyên môn, kỹ thuật và uy tín của người trung gian, nhờ đó các bên tranh chấp trong hợp đồng có thể dung hoà được những lợi ích có tranh chấp và thực hiện được việc hoà giải thành.

- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài: Đây là một phương thức giải quyết tranh chấp được pháp luật quy định, theo đó, thông qua hoạt động của trọng taif viên, việc tranh chấp hợp đồng kinh tế được giải quyết bằng một phán quyết mà hai bên quan hệ hợp đồng có tranh chấp phải thực hiện. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế mà các bên tham gia áp dụng khi việc giải quyết bằng phương thức thương lượng hoặc hoà giải không thành. Theo phương thức này, các bên được đảm bảo quyền tự do định đoạt như: lựa chọn tổ chức trọng tài, lựa chọn trọng tài viên.v.v...

- Giải quyết tranh chấp bằng Toà án: Phương thức này được quy định trong pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994 là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế do toà án tiến hành theo quy định của pháp luật. Theo đó, Toà án nhân danh quyền lực Nhà nước để ra một

quyết định, hay bản án bắt buộc các bên tham gia hợp đồng kinh tế phải chấp hành thực hiện.

Việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế thường rất ít khi xẩy ra, trừ trường hợp khi hai bên không thể thương lượng, hoà giải hoặc không chấp nhận với phán quyết của trọng tài (nếu giải quyết bằng phương thức trọng tài) thì mới được ra toà án để giải quyết. Hơn nữa, giải quyết bằng phương thức này thường làm ảnh hưởng không tốt đến quan hệ, uy tín và bí mật của hai bên.

Như vậy, việc lựa chọn một trong các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế trên đây là quyền lựa chọn của các ben trong quan hệ hợp đồng kinh tế, căn cứ vào tính chất, phục vụ, mức độ phức tạp và thiện chí của các bên tranh chấp.

Trong thực tế, các hợp đồng kinh tế được ký kết thì trong nội dung của hợp đồng, các bên đều thoả thuận đem vào hợp đồng một điều khoản về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng nhằm cho việc giải quyết nếu tranh chấp xẩy ra.

Ví dụ, trong hợp đồng có quy định: "Hai bên cam kết thực hiện các điều khoản trong hợp đồng, mọi sự thay đổi trong hợp đồng đều phải được hai bên nhất trí bằng v ăn bản. Nếu không thống nhất sẽ đưa ra Toà án kỹ thuật thành phố Hà Nội giải quyết....".

Đây là một trong các điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế mà hai bên tham gia hợp đồng thoả thuận đưa vào trong một hợp đồng cụ thể.

Trên đây là những quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế và sau đây là thực trạng áp dụng những quy định đó trong hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ Quốc tế đầu tư sản xuất (CIRI).

Chương II

Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế áp dụng với việc thuê nhà xưởng tại Công ty Quan hệ

Một phần của tài liệu Luận văn: Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng pdf (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)