Chủ trƣơng của chính quyền cách mạng về “diệt giặc dốt”

Một phần của tài liệu Công cuộc xoá nạn mù chữ ở thái nguyên (1945 - 1954) (Trang 29 - 37)

6. Bố cục

2.1.Chủ trƣơng của chính quyền cách mạng về “diệt giặc dốt”

Cách mạng tháng Tám 1945 là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đã phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp kéo dài hơn 80 năm và của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỉ ở nƣớc ta. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nƣớc ta từ một nƣớc thuộc địa đã trở thành một nƣớc độc lập dƣới chế độ dân chủ cộng hoà, đƣa nhân dân từ thân phận nô lệ thành ngƣời dân độc lập, tự do, làm chủ nƣớc nhà.

Cách mạng tháng Tám thắng lợi đánh dấu một bƣớc tiến nhảy vọt trong lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam. Một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc đã mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Sau khi ra đời, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trƣớc một tình thế hết sức hiểm nghèo. Chỉ 10 ngày sau khi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, những đội quân của các nƣớc trong phe Đồng minh đã lũ lƣợt kéo vào nƣớc ta.

Bên cạnh giặc ngoại xâm, giặc đói, là giặc dốt do chế độ thực dân phong kiến để lại. Hơn 90% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội nhƣ rƣợu chè, cờ bạc, nghiện hút và mê tín dị đoan còn rất phổ biến.

Tất cả tình hình trên đã đặt nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào tình

thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, nƣớc ta

cũng có thuận lợi rất cơ bản. Nhân dân lao động đã giành đƣợc quyền làm chủ và bƣớc đầu hƣởng những quyền lợi do chính quyền cách mạng đem lại nên vô cùng phấn khởi và gắn bó với chế độ mới. Phong trào giải phóng dân tộc

đang dâng cao ở nhiều nƣớc thuộc địa và phụ thuộc. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang hình thành. Phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ phát triển ở nhiều nƣớc tƣ bản. Đó là những nhân tố quan trọng, có tác dụng cổ vũ, động viên nhân dân ta rất nhiều trong cuộc đấu tranh nhằm thực hiện

nhiệm vụ trƣớc mắt là “củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược,

diệt trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”, nhƣ bản Chỉ thị “Kháng chiến - Kiến quốc” (25-11-1945) đã đề ra.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, cùng với nhiệm vụ diệt giặc đói, giặc ngoại xâm, công cuộc vận động nâng cao dân trí, trƣớc hết là xoá nạn mù chữ là một công việc cấp bách, là một hoạt động trong toàn bộ sự nghiệp củng cố và bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Sau khi giành đƣợc chính quyền, ở khắp các địa phƣơng, các cấp bộ của Mặt trận Việt Minh đã khuyến khích mở lớp học chữ quốc ngữ, nhƣ chƣơng

trình “Mười chính sách” của Mặt trận quy định. Tại Thái Nguyên, các lớp học

của Hội Truyền bá quốc ngữ có từ trƣớc, nay tiếp tục hoạt động, đồng thời mở thêm nhiều lớp học mới.

Diệt giặc dốt, xoá nạn mù chữ đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nƣớc và nhân dân ta. Thời đại lịch sử mới của dân tộc đòi hỏi công cuộc chống nạn mù chữ phải đƣợc phát triển lên tầm cao mới, nhằm giáo dục cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là quần chúng lao động đông đảo, hiểu biết về bản chất của chế độ mới, về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, hiểu về tình hình đất nƣớc - nhằm động viên lòng yêu nƣớc, hun đúc ý chí xây dựng và bảo vệ chế độ mới.

Ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra 6 việc cấp bách trƣớc mắt cần giải quyết ngay, trong

thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn 90% đồng bào ta còn bị mù chữ. Nhưng, chỉ cần 3 tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chính dịch chống nạn mù chữ” [42, tr.121].

Một tuần lễ sau khi giành đƣợc độc lập, ngày 8-9-1945, Chính phủ lâm thời nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ban hành 3 sắc lệnh về vấn đề xoá nạn mù chữ, cả 3 sắc lệnh đều do Bộ trƣởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp kí.

Sắc lệnh số 17/SL: Thành lập Nha Bình dân học vụ, quy định rõ nhiệm vụ của Nha này là chuyên lo việc học cho nhân dân.

Sắc lệnh số 19/SL: Quy định trong 6 tháng, làng nào, thị trấn nào cũng phải có lớp học, ít nhất có 30 ngƣời theo học.

Sắc lệnh số 20/SL: Việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi ngƣời. Toàn thể dân chúng Việt Nam trên 8 tuổi phải biết đọc và biết viết chữ quốc ngữ.

Các sắc lệnh của Chính phủ chứng tỏ việc chống nạn mù chữ trở thành

một chính sách lớn của Nhà nƣớc, do Nhà nƣớc tổ chức thực hiện. Tiếp theo

các sắc lệnh, để nói rõ thêm ý nghĩa, mục đích, đối tƣợng, phƣơng pháp hoạt động chống nạn thất học, tháng 10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học”. Ngƣời đã lên án thực dân Pháp kìm hãm dân tộc ta trong vòng ngu dốt và đồng thời đề ra nhiệm vụ cho toàn dân

chống nạn thất học: “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong

những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí” [36, tr.11].

Ngƣời nêu rõ:

Muốn giữ vững nền độc lập,

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.

Ngƣời kêu gọi ngƣời biết chữ dạy cho những ngƣời chƣa biết chữ, ngƣời chƣa biết cố gắng học:

Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào Bình dân học vụ, như anh chị em trong sáu, bảy năm nay đã gây phong trào truyền bá quốc ngữ giúp đồng bào thất học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết chữ: Vợ chưa biết thì chồng bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ”. Ngƣời đặc biệt nhắc nhở phụ nữ nỗ lực học và thanh niên sốt sắng giúp Bình dân học vụ.

Phụ nữ lại càng cần phải học. Đã lâu chị em bị kìm hãm. Đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước có quyền bầu cử và ứng cử. Công việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức”[38, tr.28].

Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra một cƣơng lĩnh hành động của Bình dân học vụ, gồm hai điểm rất cơ bản: Ngƣời mù chữ phải hiểu nghĩa vụ học tập của mình và làm chủ việc xoá nạn mù chữ cho mình, xoá nạn mù chữ là công việc của toàn xã hội và phong trào xoá nạn mù chữ phải là phong trào quần chúng.

Để triển khai chiến dịch “diệt giặc dốt” xóa nạn mù chữ do Chủ tịch Hồ

Chí Minh đề ra, Nha Bình dân học vụ đƣợc thành lập do ông Nguyễn Công Mỹ đứng đầu. Ngày 17-9-1945, Nha họp cán bộ để quán triệt mọi thành viên

của ngành và thông qua bản kế hoạch triển khai chiến dịch. Nội dung cuộc họp gồm:

Một là: Dạy cho biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ là nhiệm vụ trọng tâm, phải tập trung lực lƣợng thực hiện trƣớc.

Hai là: Dạy cho biết đọc, biết viết là để học kiến thức mới, hiểu quyền lợi, nhiệm vụ công dân.

Ba là: Công nhân và nông dân là những lực lƣợng nòng cốt của chế độ mới, cho nên phải mở lớp dạy cho họ trƣớc, nhất là những ngƣời đang độ tuổi lao động, đang sung sức, hoạt động tích cực nhất cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trên cơ sở nội dung của cuộc họp, Nha Bình dân học vụ ấn định những việc phải làm sau đây:

1. Để sớm mở ngay các lớp dạy vần quốc ngữ (gọi là lớp sơ cấp bình dân) chủ trƣơng dùng chƣơng trình lớp sơ đẳng, phƣơng pháp dạy vỡ lòng và sách quốc ngữ của Hội Truyền bá quốc ngữ đã đƣợc đánh giá tốt trong thực tế hoạt động của Hội.

Cuốn vần quốc ngữ đã đƣợc sửa chữa bổ sung theo yêu cầu giáo dục chính trị mới. Ngay trong những bài học chữ, học vần, học viên đã đƣợc tập đọc những bài có ý nghĩa, gắn với ý nghĩa, tình cảm mới của họ nhƣ: Bài 11 là Dân ta đã tự do; Bài 20 là Có nền dân chủ, nhân dân ta rủ nhau đi học bình dân chống mù chữ; Bài 30 là Cách mạng đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân ta; Bài 33 là Nước ta là một nước dân chủ cộng hoà. Ai cũng được bầu cử Quốc hội, cố gắng đi học biết chữ, viết được phiếu bầu.

2. Ở mỗi địa phƣơng, Bình dân học vụ làm thống kê số ngƣời chƣa biết chữ, chia ra 3 lớp tuổi: 8 - 15 tuổi, 16 - 45 tuổi, 46 tuổi trở lên và dành các lớp của khoá học đầu tiên cho lứa tuổi từ 16 - 45.

3. Việc giáo dục chính trị đƣợc lồng vào các bài dạy học viết. Lớp học có những giờ nói chuyện thời sự và tham gia hoạt động chính trị và xã hội ở địa phƣơng. Trong phần này, bình dân học vụ phải liên hệ chặt chẽ với cơ quan thông tin tuyên truyền.

Trong cuộc họp, toàn thể cán bộ Nha Bình dân học vụ đã khẳng định phƣơng thức hoạt động. Đó là phải vận động quần chúng, phải xây dựng bình dân học vụ thành phong trào quần chúng.

Nha Bình dân học vụ đã đƣa ra phƣơng thức hoạt động nhƣ là phải vận động những ngƣời biết chữ đến dạy học, những ngƣời biết chữ đi vận động những ngƣời giàu có, nhà ở rộng rãi, mở lớp học ở tƣ gia cho bà con hàng xóm láng giềng; những chủ nhà, chủ ấp, đồn điền, hầm mỏ, nhà máy…mở những lớp học cho tá điền, những ngƣời làm công. Nhƣ vậy, không chỉ bó hẹp việc mở lớp học trong các trƣờng học công và tƣ, mà cần đƣa việc học thành phong trào quần chúng, phù hợp với tâm lí, tình cảm của ngƣời Việt Nam vốn có tình thƣơng yêu giúp đỡ lẫn nhau. Đối tƣợng vận động không chỉ cá nhân và gia đình mà còn là từng giới, từng lứa tuổi. Chủ tịch Hồ Chí Minh

nhấn mạnh việc vận động giới phụ nữ vì “đã lâu chị em bị kìm hãm”. Ngƣời

kêu gọi: “Công việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức” vì

thanh niên là lực lƣợng xung kích [34, tr.41].

Ngay sau buổi họp, Nha Bình dân học vụ đã tiến hành một số công tác tuyên truyền và cổ động. Những bản trích các sắc lệnh 17, 19 và 20 ngày 8-9-

1945 và “Lời kêu gọi chống nạn thất học” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc in

và phát hành rộng rãi.

Những buổi phát thanh giới thiệu liên tiếp hoạt động chống nạn thất học của Hội Truyền bá quốc ngữ trƣớc Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của bình

Những hoạt động này là cần thiết, nhƣng việc quan trọng nhất trong việc chuẩn bị triển khai chiến dịch “diệt giặc dốt” xoá mù chữ là việc xây dựng đội ngũ cán bộ bình dân học vụ các cấp.

Bình dân học vụ là một ngành công tác mới nên phải bắt đầu từ việc xây dựng đội ngũ cán bộ. Cán bộ bình dân học vụ trƣớc khi là một nhà giáo phải là một cán bộ quần chúng, biết tuyên truyền cổ động tổ chức phong trào, phải có đủ tính kiên nhẫn, chịu đựng hi sinh gian khổ, có ý thức tổ chức, kỉ luật, có tinh thần thân ái, đoàn kết.

Nha Bình dân học vụ đã tổ chức 3 lớp huấn luyện ở Trung ƣơng để đào tạo những ngƣời chiến sĩ bình dân học vụ: Chính trị và thƣờng thức quân sự; sƣ phạm; tuyên truyền cổ động và tổ chức phong trào văn nghệ.

Khoá huấn luyện phụ trách các tỉnh đầu tiên khai giảng ngày 8-10-1945, đúng một tháng sau ngày thành lập Bình dân học vụ, đƣợc mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khoá này dành cho các uỷ viên và cán bộ bình dân học vụ các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Về dự có 79 uỷ viên và cán bộ, trong đó có 15 nữ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự lễ khai giảng khoá huấn luyện. Ngƣời hoan nghênh chƣơng trình chống nạn thất học của Bình dân học vụ, tinh thần tự nguyện làm việc không lĩnh lƣơng của cán bộ, giáo viên bình dân học vụ,

nêu rõ 3 nhiệm vụ cách mạng trƣớc mắt có liên quan đến nhau là: “chống nạn

đói, nạn thất học, nạn ngoại xâm”, và chỉ ra: “chống nạn thất học cũng như chống ngoại xâm”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời gian dự huấn luyện, các uỷ viên bình dân học vụ sinh hoạt nội trú theo hình thức trại, buổi sáng nghe giảng lí thuyết, buổi chiều thực hành, buổi tối sinh hoạt văn nghệ.

Để có thể về địa phƣơng triển khai chiến dịch sớm, thời gian huấn luyện chỉ dài 10 ngày. Sau khi khoá huấn luyện bế giảng, các uỷ viên bình dân học vụ lại đƣợc gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và nghe Ngƣời nói chuyện về kinh nghiệm chống nạn thất học ở Khu giải phóng.

Trong buổi lễ bế giảng ngày 17-10-1945, các uỷ viên bình dân học vụ

các tỉnh đã lên lĩnh những “gói nhiệm vụ” gồm lời kêu gọi chống nạn thất học

của Hồ Chủ tịch, các bài giảng về chính trị, sƣ phạm, tổ chức, các sách vần quốc ngữ…và tuyên thệ:

“- Sẽ hành động xứng đáng với lòng tin cậy của chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, để mưu việc ích chung.

- Sẽ hi sinh, kiên quyết, vui vẻ, tuân theo kỉ luật và giữ vững mãi tinh thần đấu tranh, để mưu việc ích chung.

- Sẽ tuyệt đối thi hành mệnh lệnh của Chính phủ, khi có ngoại xâm, nhất là thi hành triệt để chính sách bất hợp tác để đánh đuổi kẻ thù chung”.

Những lời thề đó làm cho buổi lễ bế giảng càng thêm trang nghiêm và nhắc nhở các cán bộ giáo viên bình dân học vụ rằng nhiệm vụ của họ cũng thiêng liêng nhƣ nhiệm vụ của các chiến sĩ ở tiền tuyến.

Tháng 12-1945, Nha Bình dân học vụ mở tiếp khoá huấn luyện thứ ba

mang tên “Khoá Đông Kinh nghĩa thục” cho cán bộ các cơ quan, các ngành,

mới tình nguyện sang tăng cƣờng cho bình dân học vụ. Sau khoá huấn luyện, nhiều cán bộ đƣợc cử đến các tỉnh phía Bắc, nơi chƣa có hoặc thiếu cán bộ bình dân học vụ.

Sau các khoá huấn luyện của Nha, các uỷ viên bình dân học vụ trở về tỉnh để tổ chức các khoá huấn luyện cho các cán bộ phụ trách và giáo viên bình dân học vụ của tỉnh mình.

Tháng 6-1946, một khoá huấn luyện quan trọng đƣợc tổ chức, để đào tạo cán bộ cốt cán các dân tộc ít ngƣời, nhằm đẩy mạnh công việc chống nạn thất học ở các tỉnh vùng núi trong đó có Thái Nguyên. Khoá huấn luyện đƣợc đặt

tên là “Khoá Đoàn kết”, mở trong một tháng từ ngày 25/6 đến 27/7/1946, có

75 đại biểu của 14 dân tộc ít ngƣời nhƣ Mƣờng, Tày, Dao,… về dự.

Sau “Khoá Đoàn kết”, Nha Bình dân học vụ còn tổ chức “Khoá xung phong”. Học viên là cán bộ và giáo viên bình dân học vụ quê ở Hà Nội, tình nguyện đi các địa phƣơng miền núi cùng đồng bào xây dựng phong trào bình dân học vụ.

Nha Bình dân học vụ còn phối hợp với Bộ Tuyên truyền huấn luyện về công tác bình dân học vụ cho các uỷ viên tuyên truyền xung phong hoạt động trên các vùng miền núi, vừa tuyên truyền các nhiệm vụ cách mạng, vừa giúp

Một phần của tài liệu Công cuộc xoá nạn mù chữ ở thái nguyên (1945 - 1954) (Trang 29 - 37)