Cuộc vận động xoá nạn mù chữ

Một phần của tài liệu Công cuộc xoá nạn mù chữ ở thái nguyên (1945 - 1954) (Trang 68 - 99)

6. Bố cục

3.2.Cuộc vận động xoá nạn mù chữ

Trong hoàn cảnh thuận lợi mới, đƣợc sự quan tâm, động viên của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào xoá nạn mù chữ từ 1951 tiếp tục phát triển và có nhiều nét mới.

Ngoài việc xoá mù chữ cho học viên, các giáo viên bình dân học vụ còn đƣa chính sách thuế nông nghiệp, sản xuất, tiết kiệm hay dân công vào nội dung bài giảng. Mỗi lớp bình dân học vụ là một nơi phổ biến chủ trƣơng, mỗi giáo viên,học viên là một ngƣời tuyên truyền và thực hiện sản xuất, tiết kiệm. Các cơ sở Nông hội cũng tích cực xây dựng bình dân học vụ, vận động nông

Tài liệu giảng dạy cũng đƣợc biên soạn lại theo hƣớng bổ sung những nội dung phục vụ cho nhiệm vụ trọng tâm của địa phƣơng, thiết thực phục vụ cho sự phát triển của cuộc kháng chiến toàn dân và trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá…

Bài tập chép sau đây ở một lớp dự bị là một thí dụ:

Đồng bào xóm Cọc Cùng nhau thách thức

Vừa học vừa làm Vượt mức thi đua

Giờ học thì ham Cấy lúa trồng ngô

Giờ làm gắng sức Cũng là kháng chiến.

Sách Tập bài Dự bị bổ túc ấn hành năm 1952 có những bài soạn theo chủ điểm: Vận động sản xuất và tiết kiệm.

Ví dụ: Tập làm văn: Điền một phần câu để làm câu đủ nghĩa:

1. Giặc Pháp bị thua to tìm cách phá hoại … (mùa màng – kinh tế của ta)

2. Để chống lại âm mƣu của giặc có thể gây ra nạn đói, nhân dân … (tích

cực tăng gia sản xuất và tiết kiệm).

3. Hoa màu năm nay tăng nhiều nhờ nhân dân đã triệt để thi hành …(chính sách sản xuất và tiết kiệm của Chính phủ). [45, tr.102]

Mặc dù cán bộ phải tập trung đi làm công tác trọng tâm, Ty Bổ túc văn hoá vẫn tiến hành biên soạn tài liệu dạy chính tả, tập đọc, tập làm văn, làm phép tính để cấp phát kịp thời cho các giáo viên và học viên. Nội dung các cuốn sách này nhằm tuyên truyền cho công tác sản xuất, tiết kiệm, công trái quốc gia và đi dân công.

Trong các đoàn dân công ở các công trƣờng hay dân công vận tải, các lớp học bình dân đƣợc mở ra. Học viên và giáo viên là đồng đội, đồng chí. Học ở mọi nơi, mọi lúc, học trên đƣờng hành quân, khi tạm dừng chân giữa rừng, bên suối. Tranh thủ học những lúc nghỉ ngơi, học ban ngày để đến đêm

đốt đuốc lên đƣờng. Trong hoàn cảnh đặc biệt ấy, việc học đƣợc tiến hành một cách tự nhiên, mỗi ngày một vài chữ và rất nhiều ngƣời tới một lúc nào đó đã đọc và viết đƣợc chữ quốc ngữ.

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, lại là trung tâm của Căn cứ địa kháng chiến của cả nƣớc – nơi mà chủ yếu là bà con ngƣời dân tộc thiểu số sinh sống, nên việc tổ chức dạy chữ quốc ngữ cho đồng bào các dân tộc là một mặt quan trọng của công tác xây dựng và bảo vệ căn cứ địa kháng chiến.

Mặc dù nguồn ngân sách của tỉnh còn rất hạn chế, nhƣng năm 1951, Uỷ ban kháng chiến - hành chính tỉnh đã quyết định cấp cho ngành Bình dân học vụ 60.000 đồng bạc để trợ cấp cho giáo viên xung phong đi dạy ở các huyện miền núi khó khăn, cấp 100.000 đồng bạc để thực hiện chƣơng trình huấn luyện cán bộ và giáo viên bình dân học vụ[20, tr.1].

Công tác huấn luyện và đào tạo giáo viên tiếp tục đƣợc tỉnh quan tâm nhằm duy trì và nâng cao chất lƣợng phong trào “diệt dốt”. Năm 1951, tỉnh đã tổ chức huấn luyện đƣợc 240 giáo viên sơ cấp và 146 giáo viên dự bị, đào tạo thêm 209 giáo viên; trong đó có 66 giáo viên nữ, 20 giáo viên là ngƣời

Dao, Trại, 51 giáo viên thƣơng binh và 29 cán bộ xã[54, tr.2].

Chủ trƣơng của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 1951, sẽ thanh toán ở bậc Sơ cấp cho nhân dân 4 huyện phía Bắc là Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lƣơng, Võ Nhai và 4 xã của huyện Định Hoá. Bậc Dự bị, tỉnh chủ trƣơng ở huyện Phổ Yên, Phú Bình mỗi thôn mở một lớp, các huyện khác mỗi xã một lớp và 20% số ngƣời biết chữ phải đi học lớp dự bị[20, tr.3].

Bảng thống kê kết quả xoá nạn mù chữ ở các huyện năm 1951 [54, tr.2]

Tên huyện Dân số từ 8 tuổi  Dân số biết chữ Dân số mù chữ

Đồng Hỷ 24.099 18.209 5.890 Phú Bình 24.604 17.459 7.145 Phổ Yên 21.656 14.276 7.380 Phú Lƣơng 9.964 6.640 3.324 Định Hoá 14.504 8.205 6.299 Võ Nhai 7.921 5.419 2.502 Đại Từ 19.853 15.091 4.762

Số ngƣời thoát nạn mù chữ năm 1951 tăng 1.696 ngƣời so với năm 1950, nâng tỉ lệ số ngƣời biết đọc, biết viết từ 8 tuổi trở lên đạt 73,1%. Đến cuối năm 1952, 44 xã vùng thấp của Thái Nguyên đã hoàn thành thanh toán nạn mù chữ [54, tr.2]. Năm 1952, Ty Bổ túc văn hoá tiếp tục mở các lớp bậc Sơ cấp và bậc Dự bị, kết quả đã xoá nạn mù chữ cho 1.208 ngƣời, nâng tỉ lệ số ngƣời biết chữ trong toàn tỉnh lên 74,1%.

Ở nhiều huyện miền núi, ngoài những lớp do Ty Bổ túc văn hoá trực tiếp tổ chức theo một kế hoạch chỉ đạo chung của ngành, còn có hàng loạt lớp bình dân học vụ không thể thống kê đƣợc, do các cơ quan, nhà máy, đơn vị bộ đội tổ chức cho nhân dân trong công tác dân vận của mình.

Trường tôi vui giữa rừng sâu,

Chữ theo đuốc lửa, đêm thâu, tiếng người. Trường tôi, không đợi ai mời.

Lớp học bình dân bên bếp lửa nhà sàn hay trong một lán nhỏ bên sƣờn núi, thể hiện tình nghĩa gắn bó giữa cơ quan và thôn bản, gắn với toàn bộ cuộc sống của cán bộ và nhân dân ở chiến khu:

Nhớ sao lớp học i tờ, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đêm khuya đuốc sáng những rừng liên hoan.

Ngoài ra còn phải kể đến những lớp do bà con ngƣời Kinh tản cƣ lên miền núi tổ chức dạy cho đồng bào địa phƣơng để đáp lại tấm lòng nhân ái, đùm bọc của họ. Ông Nguyễn Hồng Dƣơng, một giáo viên bình dân học vụ của thủ đô những năm trƣớc đây, đã thuật lại việc dạy bình dân học vụ ở Thái Nguyên trong lúc tản cƣ thời kháng chiến chống Pháp nhƣ sau:

Kháng chiến, tôi tản cư lên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tôi làm giáo viên bình dân học vụ ở đấy. Tôi dạy học ở một làng đồng bào thiểu số hoàn toàn mù chữ. Bàn ghế, ánh sáng, giấy bút đều thiếu.

Chúng tôi dùng các ván gỗ thay giấy, bút là tre vót nhọn, mực làm bằng nhựa vỏ cây vang nấu thành nước và cô lại.

Lớp học làm gần bờ khe, dưới lùm cây và chúng tôi giữ gìn không để ánh sáng lọt ra ngoài.

Buổi đầu, tôi lấy một đoạn nứa ngắn, giống chữ “i” không có dấu rồi lấy viên đá tròn đặt lên trên. Tôi nói đó là chữ “i”. Bà con cười, ai cũng cho là dễ cả. Buổi học sau, đồng bào ham thích. Tôi hướng dẫn cách viết. Với chữ “t” tôi cũng dạy theo cách đó. Phải bốn tháng sau mới học xong vần. Và một năm sau, toàn lớp đều đọc thông viết thạo” [15, tr.88].

Trong đợt phát động quần chúng giảm tô, việc học tập bình dân học vụ ở nhiều xã bị giảm sút. Tƣ tƣởng phổ biến lúc đầu là mọi công tác đều đình chỉ, để tập trung vào việc đấu tranh chống địa chủ. Nhiều cán bộ và giáo viên bình

dân học vụ chuyển sang làm công tác phát động quần chúng. Một số là trung nông chƣa hiểu chính sách, có thái độ chờ đợi, hoang mang.

Sau đợt phát động quần chúng đấu tranh triệt để giảm tô, theo số liệu điều tra của Trung ƣơng, ở Thái Nguyên có 2/3 tổng số cán bộ xã còn mù chữ hay mới biết bập bẹ. Xã Quyết Tiến (Phú Bình) có 2 uỷ viên không biết chữ, ở Minh Lập (Đồng Hỷ) toàn thể Ban chấp hành phụ nữ (9 ngƣời) đều không biết chữ. Đa số cán bộ khác còn đọc viết chậm, vừa đọc vừa đánh vần. Bà Chích là cốt cán, Bí thƣ Phụ nữ xã Đồng Bẩm (Đồng Hỷ) khi đƣợc đi học đã

tâm sự: Tôi bị địa chủ đánh lừa bảo: Cứ cố làm thêm mỗi ngày vài giờ rồi

cho đi học. Khi được làm Bí thư chi bộ, tôi phải nhờ người xem công văn hộ, có hôm công văn cần để mãi hôm sau mới nhờ được người xem thì việc đã chậm [21, tr.2].

Trƣớc thực tế phần lớn cán bộ cốt cán, cán bộ xã còn mù chữ, Trung ƣơng Đảng đã yêu cầu việc bổ túc văn hoá cho cán bộ xã là một nhiệm vụ cấp bách, nhằm tăng thêm khả năng công tác cho cán bộ.

Cán bộ giáo dục đã kết hợp công tác với cán bộ Đội phát động quần chúng để phát huy vai trò ngành giáo dục. Ngành Bình dân học vụ đã phục vụ phát động quần chúng rất kịp thời, lấy ngay những chính sách vừa đƣợc học tập tối hôm trƣớc biên soạn thành bài tập đọc, tập chép cho lớp bình dân học vụ.

Ở các xã phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất, các lớp học bình dân tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển. Nhiều lớp chuyển giờ học về buổi sáng, buổi trƣa hoặc vào các giờ rảnh rỗi khác. Có nơi, Nông hội kiểm điểm tình hình học văn hoá vào đầu mỗi buổi họp tổ, nhắc nhở, yêu cầu cán bộ đi học đều đặn.

Vào thời gian này, ngành Bình dân học vụ đã xác định đƣợc đối tƣợng học chủ yếu là cốt cán bần, cố nông, cán bộ mới đƣợc đề bạt. Việc xoá nạn mù chữ và mở lớp Dự bị bổ túc cho những đối tƣợng này đƣợc tổ chức tích cực và khẩn trƣơng. Nhiều nơi cán bộ, giáo viên bình dân học vụ cần cù vận động cốt cán đi học, mở những lớp nhỏ, thuận tiện cho nông dân lao động. Qua việc học tập, lập trƣờng giai cấp của cán bộ đƣợc nâng lên, đa số cán bộ đã nhận rõ tầm quan trọng của việc học tập, thấy trách nhiệm của mình phải đi học, đồng thời đã chú ý đến việc lãnh đạo phong trào. Chị Hậu, Bí thƣ Phụ nữ xã Thuận Thành (Phổ Yên) đã phát biểu: Tôi thấy đau khổ vô cùng khi được cử làm cán bộ mà không biết chữ kí. Tôi hứa quyết tâm học tập

[21, tr.1].

Năm 1953, với kết quả bƣớc đầu của việc thực hiện chính sách ruộng đất, nhân dân lao động Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để đi học, công tác chỉ đạo của ngành Bình dân học vụ cũng đƣợc chấn chỉnh, cải thiện từng bƣớc, nên phong trào xoá nạn mù chữ tiếp tục tổ chức đƣợc 117 lớp học, thu hút 3.199 học viên mà chủ yếu là nông dân tham gia.

Hội nghị giáo dục toàn quốc tháng 2-1954 đã giao cho Bình dân học vụ soạn những bài mẫu phục vụ phát động quần chúng, cung cấp tài liệu tham khảo, hƣớng dẫn cách giáo dục tƣ tƣởng, giáo dục chính sách trong bài dạy cho giáo viên, các Ty có trách nhiệm biên soạn các bài dạy sát với thực tế địa phƣơng mình. Hội nghị đã đề cập và nhấn mạnh việc bổ túc văn hoá cho cán bộ công nông, sau khi đã thoát khỏi nạn mù chữ.

Tại Thái Nguyên, qua điều tra trình độ của cán bộ xã trong 6 tháng đầu năm 1954 cho thấy, số cán bộ cần đi học lớp Sơ cấp có 4.914 ngƣời, số cán bộ cần đi học lớp Dự bị có 5.728 ngƣời [21, tr.4] .Căn cứ thực tế đó, để giúp cán

không thể chủ quan coi nhẹ việc chống mù chữ trở lại, trƣớc hết với các cốt cán và cán bộ xã.

Hội nghị giáo dục toàn ngành tháng 2-1954 đã chỉ ra những phƣơng hƣớng, nhiệm vụ rất phù hợp với thực tế của địa phƣơng:

Về địa bàn:Trọng tâm là các xã đã và đang phát động quần chúng giảm tô, cải cách ruộng đất, cần chú trọng hơn đến các xã có nhiều khó khăn.

Về đối tượng: Chủ yếu là cốt cán trong phát động quần chúng và các cán bộ xã, xóm đƣợc đề bạt trong phát động quần chúng.

Về trình độ học: Xóa mù chữ, chống mù chữ trở lại, dạy liền một mạch lớp Sơ cấp và lớp Dự bị để đảm bảo xoá mù chữ chắc chắn, giải quyết đƣợc công việc ở xã, xóm.

Về tổ chức trường, lớp: Phải linh hoạt, phù hợp với đối tƣợng ngƣời học và thời gian học.

Làm theo phƣơng hƣớng trên, nhiều lớp học đƣợc mở riêng cho cán bộ từng miền hoặc tổ chức lớp học chung cho cán bộ và nhân dân, có nơi tổ chức lớp học cho cán bộ thƣờng trực ngay tại trụ sở uỷ ban nhƣ ở xã Xuân Phƣơng (Phú Bình), Quang Vinh (Đồng Hỷ)…

Ty còn cử cán bộ xuống mở lớp học xoá mù chữ cho anh chị em dân công đang lao động trên các công trƣờng, nhƣ công trƣờng Bình Long, Thác Huống, Phúc Thuận, Vạn Già, Vân Lăng. Vừa thi đua đảm bảo sản xuất, anh chị em dân công vẫn hăng hái tham gia các lớp học bình dân nhƣ ở công trƣờng Bình Long đã có 419 ngƣời vừa cán bộ vừa nhân dân theo học, ở công trƣờng Vạn Già tổ chức đƣợc 12 lớp cho 40 dân công.

Đƣợc các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã quan tâm lãnh đạo, lại đƣợc bổ sung lực lƣợng giáo viên phổ thông và học sinh cấp II, III tham gia vào công tác xoá nạn mù chữ, Trong 6 tháng đầu năm 1954, phong trào bình dân học vụ

phát triển mạnh, mạnh nhất là ở huyện Phú Bình và Phổ Yên. Yếu nhất là 12 xã giảm tô thuộc huyện Võ Nhai và Đại Từ.

Nhân dân và cán bộ sau khi đƣợc đả thông tƣ tƣởng, thấy sự cần thiết phải biết chữ, nên kết quả học tập tiến bộ rất nhanh. Ở xã Cao Ngạn đồng chí Bí thƣ và Chủ tịch sau khi đƣợc đả thông tƣ tƣởng thì rất tiếc buổi học, khi giáo viên đi họp, hai đồng chí đã đề nghị với xóm cử ngƣời khác tạm dạy thay. Ở Hƣơng Sơn (Phú Bình) 2 cán bộ mới đi học 1 tháng đã đọc viết đƣợc, Ở Hà Châu (Phú Bình) 4 cán bộ mới đi học đƣợc 2 tháng đã viết đƣợc chính tả. Ở Phú Lƣơng có 760 học viên mù chữ, trong đó có 163 cán bộ, sau khi học tập đã đọc thông chữ viết và chữ in, viết đƣợc chính tả và làm đƣợc 2 phép tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 1954, hơn 3 nghìn cán bộ cốt cán các xã xuất thân từ nông dân lao động, đƣợc chọn lọc qua phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất, đƣợc học văn hoá ở các lớp bình dân học vụ là một thành tích rất lớn của phong trào Bình dân học vụ tỉnh Thái Nguyên. Trong bối cảnh cuộc đấu tranh giai cấp đang diễn ra quyết liệt ở nông thôn, thành tích của Bình dân học vụ có ý nghĩa rất to lớn, nó không chỉ nâng cao chất lƣợng công tác của cán bộ nông thôn, mà còn nâng cao lập trƣờng giai cấp cách mạng trong cuộc đấu tranh đánh đổ hoàn toàn giai cấp địa chủ phong kiến.

Phong trào xoá nạn mù chữ (1951 – 1954) cũng bộc lộ một số hạn chế thiếu sót không những về chỉ đạo thực hiện mà cả về nhận thức tƣ tƣởng, nhƣ sự phối hợp công tác với chính quyền, các ngành, các đoàn thể chƣa đƣợc chặt chẽ. Ở nhiều nơi, Uỷ ban kháng chiến hành chính có tƣ tƣởng khoán trắng cho Bình dân học vụ, không đi sâu vào phong trào, nhất là cấp huyện. Công tác kiểm tra còn ít, lề lối làm việc của một số cán bộ bình dân học vụ

non nớt về sƣ phạm, nhiều giáo viên chƣa đƣợc huấn luyện lần nào. Một số giáo viên dạy không hiệu quả, nên khi đƣợc phân công dạy lại xung phong đi dân công, dẫn đến thiếu giáo viên.

Mặc dù có những hạn chế, nhƣng những bƣớc tiến mới về việc nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân trong thời gian từ cuối 1950 đến 1954 có ý nghĩa thực sự to lớn. Nhân dân các dân tộc Thái Nguyên thoát dần khỏi tình trạng tăm tối trƣớc đây, các tập tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội trong đồng bào các dân tộc nhờ đó giảm xuống nhanh chóng. Cuộc sống mới có văn hoá đang đƣợc sinh sôi, nẩy nở. Có thể lấy sự biến đổi của làng Hoẻn - một

Một phần của tài liệu Công cuộc xoá nạn mù chữ ở thái nguyên (1945 - 1954) (Trang 68 - 99)