Đặt lệnh và loại lệnh

Một phần của tài liệu thị trường chứng khoán (Trang 26 - 28)

1. Đặt lệnh

Khi khách hàng muốn giao dịch, họ phải đặt lệnh bằng một trong các hình thức sau đây: - Đặt lệnh trực tiếp tại phòng lệnh của công ty chứng khoán.

- Đặt lệnh qua điện thoại.

- Qua mạng vi tính nối mạng trực tiếp với phòng lệnh của công ty chứng khoán.

Nội dung của mẫu lệnh gồm các thông tin sau:

- Lệnh đó là Mua hay Bán, được in sẵn với mẫu khác nhau.

- Số lượng.

- Tên chứng khoán, mã số loại chứng khoán.

- Tên của khách hàng và mã số.

- Ngày giờ đặt lệnh.

- Thời gian có hiệu lực của lệnh.

2. Loại lệnh

a. Lệnh thị trường (Market order): Người ra lệnh chấp nhận mua, bán theo giá hiện hành trên

thị trường.

b. Lệnh giới hạn (Limit order): Đối với việc chào bán, giá giới hạn là giá thấp nhất sẵn sàng bán. Đối với việc chào mua, là giá cao nhất sẵn sàng mua.

c. Lệnh dừng (Stop order)

Lệnh dừng để bán: Khách hàng mua 100 cổ phần với giá 12 ngàn đồng/cổ phần. Sau một thời gian giá cổ phiếu này lên tới 20 ngàn đồng/cổ phần. Khách hàng chưa muốn bán vì ông ta cho rằng giá còn tăng nữa. Nhưng để đề phòng trường hợp giá không tăng mà lại giảm, khách hàng này đặt lệnh dừng với người đại diện công ty chứng khoán để bán với giá 19 ngàn đồng/cổ phần chẳng hạn. Nếu thực tế giá cổ phiếu đó không tăng mà lại giảm thì giá cổ phiếu đó giảm tới 19

ngàn, người môi giới sẽ bán cho ông ta.

Lệnh dừng để mua: Lệnh này thường được dùng trong trường hợp bán khống để giới hạn sự thua lỗ. Chẳng hạn khách hàng vay của công ty chứng khoán một số cổ phần và bán đi với giá 30 ngàn đồng/cổ phần với hy vọng giá cổ phiếu giảm xuống tới 20 ngàn đồng/ cổ phần, ông ta sẽ mua để trả. Nhưng để đề phòng trường hợp giá cổ phiếu không giảm mà lại tăng, khách

Một phần của tài liệu thị trường chứng khoán (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w