1. Lưu giữ tất cả các hợp đồng theo thứ tự ngày tháng. Đây là tập hồ sơ đầy đủ về danh mục đầu tư để bạn theo dõi và tính toán các khoản thuế phải nộp (đối với nhà đầu tư là tổ chức). Hãy kiểm tra chi tiết từng hợp đồng xem có chính xác hay không. 2. Ghi nhận đầy đủ, chi tiết về các khoản cổ tức hay tiền lãi đã nhận được. 3. Nếu vẫn còn nắm giữ các chứng chỉ cổ phiếu, thì các chứng chỉ này phải được cất giữ an toàn
nhưng dễ tìm thấy, phòng khi cần bán ngay.
4. Bạn sẽ cần đến một phương pháp nào đó để bám sát tiến triển của các khoản đầu tư đã thực hiện. Phương pháp này có thể dưới dạng một biểu đồ thủ công ghi rõ tên cùng số lượng chứng khoán đang nắm giữ, giá mua vào, giá cả vào các thời điểm định giá sau đó. Lượng thông tin này sẽ làm nền tảng cho một hệ thống theo dõi hoàn hảo những loại chứng khoán mà bạn theo sát. Nếu bạn muốn có một phương pháp tinh vi hơn, các công ty chứng khoán sẽ có những phần mềm điện toán giúp bạn cập nhật giá cả và vẽ biểu đồ thành tích của danh mục đầu tư trên máy tính cá nhân của bạn. 5. Nếu công việc của bạn vốn đã quá bận rộn, tốt nhất bạn nên nhờ đến dịch vụ quản lý danh mục đầu tư của các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán sẽ thường xuyên cung cấp các báo cáo về tình hình các khoản đầu tư của bạn. (Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ này tại VCBS, liên hệ theo số điện thoại: 9343137- máy lẻ: 2002).