H – O+ – R3 H – O+ – R3 R1COOR2 + HOR3 R1 – C – O- R1 – C – OH + A- O – R2 O – R2 H – O+ – R3 O – R3 A- R1 – C – OH R1 – C – OH R1COOR3 + R2OH + HA O – R2 H – O+ – R2
Nếu sử dụng xúc tác acid thì phản ứng tiến hành ở nhiệt độ cao hơn so với xúc tác bazơ và thời gian phản ứng dài hơn.
1.8. KẾT LUẬN
Trong tình hình các nguồn nhiên liệu hĩa thạch đang cạn kiệt dần như hiện nay, nhiệm vụ đi tìm các nguồn nhiên liệu mới thay thế cho nguồn nhiên liệu hĩa thạch là hịan tịan cần thiết và cấp bách. Phát triển và đa dạng hĩa nguồn năng lượng là một trong những địi hỏi quan trọng của mọi quốc gia. Đối với nhiên liệu diesel, một nguồn năng lượng khơng thể thiếu trong nền kinh tế phát triển của một quốc gia, việc sử dụng biodiesel chắc chắn mang lại nhiều lợi ích to lớn như: cung cấp một nguồn nhiên liệu mới, giảm tác hại về mơi trường khi sử dụng nhiên liệu, tính tự chủ trong nguồn nguyên liệu sản xuất biodiesel… Tuy nhiên, vấn đề kinh tế về giá thành của biodiesel đang là một trở ngại. Trong tương lai, khi nguồn nhiên liệu hĩa thạch hịan tịan cạn kiệt, xu hướng sử dụng biodiesel và các nguồn nhiên liệu phi hĩa thạch khác sẽ là một xu thế tất yếu.
Tại Việt Nam, nhiên liệu diesel nói riêng và các sản phẩm năng lượng nói chung chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, việc thay thế dần nhiên liệu diesel bằng biodiesel sẽ giúp chúng ta giảm bớt chi phí nhập khẩu nhiên liệu và có thể chủ động trong việc sản xuất nhiên liệu biodiesel. Để chuẩn bị cho sự thay thế này, chính phủ Việt Nam ngay từ bây giờ cần có những chính sách về thuế phù hợp để hỗ trợ việc phát triển nghiên cứu và sử dụng biodiesel. Mặt khác, chính phủ cũng cần có những quy hoạch cụ thể về việc chuẩn bị các
nguồn cây cung cấp dầu tại Việt Nam. Trước mắt, việc sử dụng dầu ăn phế thải làm nguyên liệu sẽ giúp giải quyết về vấn đề môi trường cũng như giảm chi phí quá trình sản xuất. Tuy nhiên, về lâu dài, nhiên liệu biodiesel cũng có thể sản xuất từ nguồn dầu thực vật mới để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các loại dầu không sử dụng trong thực phẩm như dầu hạt cao su, dầu bông vải có thể là một nguồn nguyên liệu phù hợp. Ngoài ra, trong các nhà máy chế biến và tinh luyện dầu ăn thực phẩm, có thể sử dụng các sản phẩm thứ cấp, phế phẩm làm nguyên liệu để sản xuất biodiesel.
Các nghiên cứu về khả năng sản xuất biodiesel từ các nguồn dầu thực vật mới và phế thải đã được nghiên cứu tại Bộ môn Công nghệ chế biến Dầu khí và Trung tâm Lọc – Hoá dầu (Trường Đại học Bách Khoa TPHCM) từ nhiều năm nay. Hướng khảo sát tập trung chủ yếu vào quá trình chuyển methyl ester hoá của triglyxerít có trong dầu thực vật trên xúc tác kiềm và axít. Phần lớn các xúc tác sử dụng trong các khảo sát được tự điều chế tại phòng thí nghiệm. Các kết quả ban đầu cho thấy đây là một hướng đi phù hợp và với việc sử dụng xúc tác kiềm, hiệu suất của phản ứng đạt khá cao (khoảng 88-92%). Ngoài ra, việc sử dụng xúc tác kiềm rắn trong quá trình phản ứng là một khả năng mang nhiều hứa hẹn và nên được khảo sát thêm.
Tại Việt Nam, khả năng sản xuất biodiesel từ nguồn dầu ăn thải là một trong những định hướng hoàn toàn khả thi. Có khả năng đây sẽ là lời giải đáp cho các dự án sản xuất biodiesel về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, quá trình này còn góp phần làm giảm sự ô nhiễm môi trường do các nguồn dầu ăn thải gây ra từ các quá trình chế biến thực phẩm. Riêng thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất tinh luyện dầu thực vật cũng như các xí nghiệp lớn, nhà hàng, quán ăn sử dụng dầu thực vật trong chế biến thực phẩm (mì ăn liền, thực phẩm chiên rán,…). Lượng dầu ăn phế thải ước chừng vài chục nghìn tấn/năm sẽ là nguồn nguyên liệu rẻ tiền để sản xuất biodiesel. Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ dân số đông dân nhất nước cũng là nơi mà mức độ ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây nên trầm trọng nhất. Vì vậy, thành phố Hồ Chí Minh rất nên là nơi đi tiên phong đầu tư nghiên cứu toàn diện vấn đề này để có thể nhanh chóng đưa việc sử dụng biodiesel vào thực tế.
Để sản phẩm biodiesel dần dần có chỗ đứng trên thị trường nhiên liệu, ta cần phải giải quyết một trong những hạn chế của các nghiên cứu trong thời gian qua, đó là giá thành vẫn còn cao so với diesel. Đây là vấn đề có liên quan đến rất nhiều yếu tố trong đó có yếu tố về lĩnh vực công nghệ. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ đi theo hướng nghiên cứu thêm về xúc
tác, điều kiện phản ứng để tìm ra tỷ lệ mol giữa dầu và methanol thích hợp theo hướng giảm lượng methanol góp phần làm giảm giá thành biodiesel.
Chương 2