Nghệ thuật tạo hình

Một phần của tài liệu Văn hóa của người tày ở huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 112 - 117)

7. Bố cục luận văn

3.4.2. Nghệ thuật tạo hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cũng giống như các dân tộc khác, dân tộc Tày có những nét văn hoá đặc trưng riêng của mình, trong đó đàn tính là một phương tiện giao tiếp mang đậm bản sắc văn hoá của người Tày.

Đàn tính thuộc bộ dây bao gồm những bộ phận chính như sau :

- Bầu vang (bộ phận tăng âm): làm bằng nửa quả bầu khô (cắt ngang). Kích cỡ bầu vang có thể thay đổi tùy theo quả bầu lớn nhỏ, song đường kính thường tư 15 đến 25cm. Để có độ vang, âm sắc chuẩn người ta thường chọn quả bầu tròn và dày đều để làm bầu vang. Mặt đàn thường làm bằng gỗ cây ngô đồng xẻ mỏng khoảng 3mm. Trên mặt đàn có khoét 2 lỗ hình hoa thị để thoát âm (trước kia 2 lỗ hoa thị được khoét ở phía sau bầu đàn). Ngựa đàn tương đối nhỏ nằm trên mặt đàn.

- Cần đàn: bằng gỗ, thường là gỗ dâu hay gỗ thừng mục, nhẹ và thẳng. Cần đàn dài khoảng 9 nắm tay của người chơi đàn. Theo kinh nghiệm dân gian, “số đo” cỡ nào thì hợp với cỡ giọng hát của người có số đo ấy. Phần dưới của cần đàn xuyên qua bầu vang, còn phần trên cùng là đầu đàn uốn cong hình lưỡi liềm hoặc đầu rồng, đầu phượng… Mặt cần đàn trơn, không có phím như đàn tam. Hốc luồn dây có 2 hoặc 3 trục dây.

- Dây đàn: trước đây làm bằng tơ xe, nay là nilon. Đàn tính có loại 2 dây và loại 3 dây theo từng vùng và từng chức năng âm nhạc. Người Tày ở Đinh Hóa thường sử dụng cả hai loại. Ở loại 3 dây, người ta thêm 1 dây trầm ở giữa. Âm thanh của dây trầm thấp hơn dây cao 1 quãng tám đúng. Loại 3 dây được gọi là tính then (đàn then) thường dùng trong nghi lễ Then để phân biệt với loại 2 dây là tinh tẩu dùng để đệm hát và múa.

Làm đàn tính khó nhất là tìm quả bầu. Phải chọn được quả bầu không quá to, cũng không quá nhỏ, phải già, hình dáng bên ngoài phải tròn đẹp, vỏ dày, gõ vào phải kêu thật đanh. Như thế đàn mới có âm sắc chuẩn. Cần đàn phải nhẹ và thẳng, chiều dài phải bằng 9 nắm tay của người chơi, theo kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệm dân gian, số đo cỡ nào thì hợp với giọng hát của người có số đo ấy. Cần đàn trơn, không có phím bấm, người chơi tính phải có khả năng diễn tấu linh hoạt. Nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng chưa đủ cho một cây tính hay bởi đó còn là niềm đam mê cho tiếng đàn tính bay cao bay xa, là lòng tự hào dân tộc và thêm một chút tài hoa đặc biệt của người nghệ nhân.

Đàn tính có mặt trong tất cả các ngày vui, ngày trọng đại của bản người Tày như hội xuân đón năm mới, mừng nhà mới, ngày cưới, lễ mừng thượng thọ, mừng thăng quan, tiến chức… Nó là phần quan trọng trong nghệ thuật dân ca, dân vũ của người Tày.

3.4.2.2. Hoa văn trên vải

Nói đến nghề dệt vải, trước hết đó là một hoạt động kinh tế - là một nghề thủ công cổ truyền của đồng bào Tày. Song ở khía cạnh văn hóa thì đó lại là sự biểu hiện của giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ.

a. Hoa văn trên vải thổ cẩm

Vải thổ cầm của người Tày có 4 loại đó là mặt chăn, mặt địu, màn che và túi đeo. Mô típ trang trí hoa văn thổ cẩm đa dạng đó là:

- Các mô típ đường viền hoa móc. Mỗi tấm vải thổ cẩm đều bố cục một cách chặt chẽ trong các đường viền xung quanh. Đường viền đó là các hình chữ T và chữ thọ liên tiếp đảo ngược nhau; băng ô cách, mỗi ô cách nhau một khoảng nền có kích thước bằng 1 ô, loại này thể hiện màu tương đối tùy tiện vì các ô nền màu đen ngăn cách ô làm cho màu sắc ở mỗi ô kia nổi lên; băng hoa 6 cánh tròn rời nhau đồng màu hoặc khác màu…

- Mô típ hoa, lá, quả như hoa hồi 8 cánh hình thoi xếp thành 4 cặp đối xứng nhau hay hoa hồi kép 16 cánh ở giữa có nhân hình quả trám, mỗi mô típ hoa hồi nằm trong 1 ô hình thoi liên tiếp theo băng chéo và được phối màu tương phản; quả trám được bố trí theo băng chéo, nhân của mỗi hình thoi là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một hình thoi nhỏ; hoa móc và quả trám nằm trong mô típ các băng chéo và hình thoi cùng với mô típ hoa hồi kép. Hai loại này đối màu nhau…

Đặc biệt ở những tấm vải thổ cẩm làm màn che ở nơi thờ cúng tổ tiên, người ta thường thể hiện các đề tài liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo như thêm đường diềm ở phía trên tương ứng cho cõi trời có hình các vị thần linh bảo hộ cho sự sống bình an của con người hoặc thêm đường diềm ở phía dưới tương ứng với cõi đất có hình con ngựa, con chim là những hình tượng trưng cho cuộc sống, cỏ cây, muông thú…

b. Hoa văn trên trang phục thầy Tào

Hoa văn trên trang phục thầy Tào Tày ở Định Hóa bao gồm mô típ hoa văn trang trí trên mũ và trên áo.

- Mũ: Trên mũ của thầy Tào (loại mũ ngũ nhạc) người ta trang trí hình rồng bán thân hoặc phượng hình gà trống. Đối với hình rồng bán thân, toàn bộ mô típ, thêu bằng chỉ màu vàng, đỏ và xanh trên nền đen, thân rồng thêu chỉ vàng theo từng mảng xuôi và phủ kín, tạo thành các mảng vảy to, quanh thân viền chỉ xanh. Rồng có tư thế ngang, đầu tròn hai mắt đen, lồi to, viền nhân mắt bằng chỉ trắng, lông mày dài, màu trắng vuốt về phía sau, mi mắt đỏ, cổ vươn cao, một chân vươn về phía trước, một chân quặp về phía sau gồm 4 ngón. Trên lưng rồng là hình bó lúa nằm dọc theo thân. Phía dưới ngực là một mô típ các quả cau nối nhau, thêu chỉ đỏ viền trắng; Đối với phượng hình gà trống, mô típ thêu chỉ màu trắng, xanh, đỏ, vàng trên nền đen, viền khung theo hình mặt mũ. Phượng có thân ngắn mập, đuôi to tròn. Đầu phượng to, mỏ đỏ, mặt vàng, mắt đỏ. Mào gồm hai phần: phần trên đỉnh đỏ, màu xanh, phần sau dài, nhọn, màu đỏ, dưới cằm có 2 mào hạ màu xanh. Cổ to ngắn viền ngoài có hàng lông trắng, to, 2 cánh xòe rộng, bả cánh đỏ, mỗi cánh có hai tia lông vàng, đỏ từ trên xuống. Chân dài màu trắng, đùi dài, gập về phía trước, 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngón chụm vào nhau. Toàn thân thêu chỉ vàng xen màu xanh. Cả hai con phượng ở tư thế nghiêng, xòe cánh chầu vào quả bàu vàng ở giữa.

- Áo: Trên hai thân trước áo của thầy Tào Tày ở Định Hóa trang trí nhóm rồng - cá - hồ lô và người cưỡi ngựa theo chiều dọc từ trên xuống. Mô típ này thêu bằng chỉ màu trắng, xanh, vàng trên nền đen. Rồng ở đây là rồng toàn thân. Thân rồng uốn lượn, đuôi ngắn, nhọn, thả theo chiều dọc, lưng xanh, bụng trắng. Toàn thân phủ vẩy, đầu nhỏ, mồm dài, lưỡi đỏ, mi mắt đỏ, tóc bờm trắng, vuốt ra phía sau. Từ phần ngực rồng vươn cao, hai chân trước dang rộng xòe 5 ngón hình chân gà. Chân sau đứng thẳng, một chân bị lấp. Loại rồng này được trang trí theo cặp: hai bên thân áo chầu và giữa trong nhóm dọc cùng với cá, hồ lô, người cưỡi ngựa. [9, tr.31]

Mặt sau áo có trang trí hình phượng bay, kỳ lân đầu rồng đuôi cá. Người ta trang trí hình phượng bay ở hàng thứ 2 và 4 của 2 cột dọc bên cạnh của mặt sau áo. Mô típ thêu chỉ màu đỏ, trắng, xanh, vàng nhạt trên nền đen. Các con phượng được bố cục thành hai cặp đối xứng và quay đầu vào nhau theo tư thế nằm nghiêng, cách nhau một mảng trang trí dọc ở phần giữa áo. Phượng có thân thon, cổ to, thấp, phần đuôi to, tròn, thân thêu bằng chỉ trắng xen vàng nhạt. Đầu thon có mào xanh, mỏ dài trắng, mắt chấm đỏ, hai cánh dang rộng, mỗi cánh có 4 tia lông trắng, ba cánh màu đỏ, hai chân nhỏ nằm dưới bụng có 3 ngón, một cựa phía sau, lông đuôi có 3 chiếc to, 2 chiếc sau nhạt, 1 chiếc màu đỏ nằm ở giữa; Kỳ lân đầu rồng đuôi cá được trang trí đứng độc lập trong khung hình chữ nhật ở hàng thứ 3. Con kỳ lân được thêu chỉ màu trắng trên nền đen. Mặt xanh, dọc sống lưng có vây đỏ, mồm há rộng, hai mắt tròn, đầu quay về phía sau, 4 chân đứng hơi quỳ, đuôi ngắn hình đuôi cá. [9, tr.35].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bên cạnh đó áo thầy Tào còn được trang trí bởi các hình ngựa lùn thân có vẩy thêu bằng chỉ màu xanh theo dạng lưới, hình cá đầu nhọn, vẩy nhỏ thêu chỉ vàng nhạt và xanh lơ theo dạng mắt lưới,…

Tóm lại, hoa văn trang trí trên trang phục thầy Tào Tày ở Định Hóa là những họa tiết có tính khái quát và tính biểu tượng rất sâu sắc. Mỗi họa tiết thêu, vẽ và ghép vải đều hàm chứa một hay nhiều ý và tuân theo một nguyên tắc khắt khe về màu sắc, bố cục và đường nét. Có những yếu tố khác với tính tự nhiên, phóng khoáng của nghệ thuật dân gian. Nhưng nhìn chung đó là những ước lệ phản ánh tín ngưỡng nên mặc dù đạt ở trình độ thẩm mỹ cao nhưng lại bó hẹp trong khuôn mẫu. Chính vì thế, trang trí hoa văn trên trang phục tín ngưỡng của người Tày đã trải qua nhiều thời kỳ, đến nay nó vẫn bảo lưu gần như nguyên vẹn.

Một phần của tài liệu Văn hóa của người tày ở huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)