Một số giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền

Một phần của tài liệu Văn hóa của người tày ở huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 117 - 134)

7. Bố cục luận văn

3.5.Một số giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền

thống của ngƣời Tày Định Hóa trong điều kiện hiện nay

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình giao lưu văn hóa giữa miền xuôi và miền ngược, giữa các dân tộc, đời sống vật chất và tinh thần của người Tày Định Hóa đang có sự biến đổi và có sự mai một về các giá trị của văn hóa truyền thống. Cho nên vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của người Tày nơi đây là hết sức cấp thiết để người Tày giữ gìn được bản sắc văn hóa vốn có riêng của dân tộc mình.

Sự mai một về văn hóa thể hiện trước hết là ngôi nhà sàn. Nhà sàn là sản phẩm của sự lao động sáng tạo xuất hiện phù hợp với những điều kiện tự nhiên, là nơi diễn ra các nghi thức, các sinh hoạt văn hóa nay đã và đang thay đổi về hình thức và kết cấu ngôi nhà. Ngôi nhà sàn truyền thống đang mất dần đi thay vào đó là những ngôi nhà xây, mái lợp ngói hoặc đổ bê tông. Càng ở gần thị trấn, ven quốc lộ hay trung tâm thì sự mất dần của ngôi nhà sàn càng rõ nét.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Y phục cổ truyền đang có hướng hiện đại hóa. Người Tày nhất là lớp trẻ, học sinh, sinh viên, cán bộ… hầu như không mặc bộ y phục truyền thống nữa. Nguyên nhân là họ ngại khi mặc quần áo truyền thống, hơn nữa hiện nay nghề trồng bông, dệt vải truyền thống cuãng thưa thớt dần thay vào đó là hàng dệt may công nghiệp.

Kho tàng văn học dân gian cũng đang mai một dần. Hiện nay lớp trẻ không còn mấy ai biết đến các câu chuyện truyền thuyết, câu đố, tục ngữ, ca dao, dân ca, mà chỉ có người già mới am hiểu và đang nắm giữ nhiều vốn văn học dân gian mà thôi nhưng do quy luật sinh học khắc nghiệt mà lớp người này đang mất dần đi mang theo những giá trị văn hóa mà họ chưa kịp trao truyền cho thế hệ sau.

Lễ hội dân gian cũng đang mất dần đi tính truyền thống, đang bị hiện đại hóa. Nhiều vùng đã mai một các lễ hội dân gian, chỉ còn lưu giữ được lễ hội Lồng tồng nhưng các phần lễ bị lược hóa, đơn giản đi, hiện nay chỉ còn chủ yếu phần hội. Tuy nhiên trong phần hội các trò chơi dân gian truyền thống như bắn nỏ, đánh quay, đánh bam… thưa dần nhường chỗ cho các hoạt động của văn hóa hiện đại như thi đấu bóng đá, cầu lông, biểu diễn văn nghệ bằng tiếng phổ thông.

Để có thể gìn giữ và phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống của người Tày Định Hóa cần phải có những giải pháp thích hợp:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa. Tăng cường đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ tri thức, nâng cao học vấn đối với đồng bào Tày nơi đây

Thứ hai, tuyên truyền giáo dục rộng rãi văn hóa dân tộc Tày cho đồng bào nhất là lớp trẻ để nâng cao lòng tự hào dân tộc, để đồng bào nhận thấy rõ giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Bởi vì bản sắc dân tộc chỉ có thể được bảo tồn, phát huy khi mọi di sản văn hóa quý báu được lưu giữ vững

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chắc trong bảo tàng và ý thức của mỗi người dân, do chính họ là người thực hiện. Việc tuyên truyền này không chỉ thông qua việc giáo dục trường học mà còn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài phát thanh, đài truyền hình,…

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh nghệ thuật quần chúng trong cộng đồng dân tộc Tày, làm cho vốn văn nghệ dân gian tiếp tục đâm chồi nảy lộc ngay trên mảnh đất mà nó đã sinh ra. Đó là việc duy trì, phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, duy trì các đội văn nghệ ở thôn bản, khai thác các tiết mục dân gian, tranh thủ sự trao truyền của các bậc nghệ nhân, già làng để những giá trị văn hóa có thể được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Thứ tư, đối với các lễ hội dân gian, cần có kế hoạch khôi phục lễ hội truyền thống của đồng bào Tày. Tìm kiếm các bài dân ca, các làn điệu dân gian, các trò chơi dân gian để thu hút đông đảo quần chúng tham gia lễ hội, tạo môi trường văn hóa lành mạnh. Trước mắt và lâu dài là phải làm cho các lễ hội dân gian truyền thống của đồng bào Tày song hành cùng với những loại hình văn hóa hiện đại.

Tiểu kết chƣơng 3

Những tập tục trong chu kỳ đời người của người Tày như cưới xin, sinh đẻ, mừng nhà mới, ma chay có nhiều sắc thái riêng mang đâm đặc trưng văn hóa tộc người. Nó phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên.

Đồng bào Tày có kho tàng văn học dân gian hết sức phong phú với nhiều thể loại như dân ca, câu đố, tục ngữ… phản ánh nhiều mặt của cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của đồng bào. Các lễ hội truyền thống được tổ chức vào đầu năm nhất là lễ hội Lồng tồng không chỉ để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống yên vui mà còn là dịp để đồng bào vui chơi, giao lưu kết bạn với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nghệ thuật tạo hình dân gian cũng rất phong phú thể hiện được sự khéo léo, sáng tạo của đồng bào và cũng thể hiện được tâm lý, tìh cảm, đời sống tâm linh của đồng bào.

Tất cả tạo nên một đời sống văn hóa tinh thần phong phú hướng con người đến các giá trị chân, thiện, mỹ. Những giá trị văn hóa đó cần phải được gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ để bản sắc văn hóa Tày không bị mai một đi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về văn hóa dân tộc Tày ở huyện Định Hóa chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau :

1. Định Hóa là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử. Đây là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng tạo điều kiện hình thành nền kinh tế tự cung tự cấp cho nhân dân, có tác dụng ổn định đời sống và là hậu phương cho lực lượng vũ trang cách mạng. Định Hóa là nơi sinh cơ lập nghiệp lâu dài của nhiều dân tộc trong đó chiếm số đông và có mặt lâu đời nhất là dân tộc Tày.

Dân tộc Tày vốn có truyền thống văn hóa bản địa rực rỡ từ lâu đời trên mảnh đất Định Hóa, nơi đã từng trải qua nhiều thời kỳ lịch sử đấu tranh giữ nước oanh liệt của cả dân tộc Việt Nam, từng là cái nôi của nhiều cuộc cách mạng, kháng chiến.Văn hóa Tày là một trong những yếu tố văn hóa đặc trưng của vùng Việt Bắc trước đây nói chung và Định Hóa nói riêng.

Người Tày ở Định Hóa làm kinh tế nông nghiệp với hình thức canh tác ruộng lúa và nương rẫy là chủ yếu. Bên cạnh đó đồng bào còn phát triển trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp với các hình thức đánh bắt, hái lượm. Thủ công nghiệp phát triển nhiều nghề đa dạng như dệt vải, đan lát, nghề rèn, nghề mộc,…

Quan hệ xã hội của người Tày ở Định Hóa thể hiện qua các mối quan hệ cộng đồng làng bản, dòng họ và gia đình. Đồng bào ở đây cư trú thành làng bản lấy quan hệ dòng họ, làng giềng làm cơ sở. Gia đình của người Tày là gia đình nhỏ phụ hệ, vai trò của người đàn ông được coi trọng. Trong sinh hoạt hàng ngày có nhiều quy định khắt khe dành cho con gái, con dâu thể hiện rõ nét tính chất phụ quyền này. Người Tày còn có tục nhận con nuôi và kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tồng thể hiên nét đẹp trong phong tục tập quán và cũng là yếu tố tạo nên sự cố kết cộng đồng dân tộc Tày nơi đây.

Người Tày theo tín ngưỡng dân gian thờ đa thần cùng với quan niệm vạn vật hữu linh với hệ thống miếu thờ thổ công, thờ cúng tổ tiên, các nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp…

2. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, người Tày đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa phong phú cả về vật chất lẫn tinh thần. Văn hóa vật chất của người Tày thể hiện qua ăn uống, trang phục và nhà ở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người Tày ăn hai bữa chính trong ngày với những bữa ăn giản dị gồm cơm, rau xào với mỡ và một bát canh rau. Đôi khi thêm thịt, cá, cua hoặc một trong các món hém thịt, hém cá… được chế biến phức tạp và khéo léo. Trong bữa cơm hàng ngày người Tày luôn có ý thức ưu tiên, dành những phần ngon cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, khách. Điều này đã thành nếp, thành thói quen của mỗi thành viên trong gia đình. Trong những ngày lễ tết đồ ăn của đồng bào Tày rất phong phú và đẹp mắt như Tết Thanh Minh (3/3) có xôi đỏ đen, ngày lễ Lồng Tồng có xôi ngũ sắc và nhiều loại bánh…

Ngày thường đồng bào có tập quán uống trà, nước đun sôi. Trong dịp lễ tết hoặc khi nhà có khách thì uống rượu.

Trang phục của người Tày đơn giản, không thêu hoa văn với sắc chàm đằm thắm và kín đáo.

Nhà sàn của người Tày là nơi trú ngụ thường ngày của một cộng đồng người, là nơi sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ con người từ khi sinh ra đến khi trưởng thành và còn là nơi diễn ra hết thảy các lễ thức liên quan đến đời người từ khi sinh ra đến khi chết đi. Thông qua ngôi nhà sàn, chúng ta có thể khai thác nhiều thông tin quan trọng về các yếu tố liên quan đến đời sống xã hội của họ như điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, trình độ sản xuất, thị hiếu thẩm mỹ…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Văn hóa tinh thần đa dạng, phức tạp thể hiện ở các lễ tục trong chu kỳ đời người và kho tàng văn học nghệ thuật phong phú.

Sinh đẻ, cưới xin, làm nhà mới và ma chay là những mốc đáng nhớ trong suốt cuộc đời mỗi con người. Tập tục sinh đẻ và nuôi dạy con cái của người Tày Định Hóa phản ánh truyền thống tốt đẹp, mối quan hệ giữa con người và tự nhiện, giữa con người với con người; Cưới xin là sự thừa nhận của cộng đồng, bản làng đối với việc kết hôn của đôi nam nữ. Lễ cưới của người Tày hiện nay còn bảo lưu được những nét văn hóa mang tính truyền thống tốt đẹp vốn có của đồng bào như: tục hát Quan làng trong đám cưới, thiếu nữ phải biết dệt vải thổ cẩm khi chuẩn bị về nhà chồng.

Tập tục ma chay của người Tày diễn ra với những nghi lễ phức tạp bị chi phối bởi nền đạo đức luân lý phong kiến và thuyết “linh hồn tồn tại”

nhưng qua đó thể hiện lòng hiếu thảo, lòng hiếu thảo muốn được báo hiếu, đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục của những người đang sống với người đã khuất, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đã có từ ngàn đời.

4. Trong quá trình lao động sản xuất cà sinh hoạt lâu dài, người Tày ở Định Hóa đã tạo dựng được một kho tàng văn học dân gian phong phú với nhiều thể loại như truyện kể, dân ca, tục ngữ, câu đố… Truyện kể của người Tày phong phú, nó được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trải qua bao thế hệ qua phương thức truyền khẩu. Bên cạnh đó là những câu tục ngữ, câu đố, các làn điệu hát lượn… đã thấm sâu vào tâm hồn người Tày nơi đây một cách sâu lắng, tự nhiên thông qua lời ru của mẹ từ thủa còn nằm nôi, qua những câu đố trong những buổi làm nương, làm đồng, qua làn điệu hát quan làng trong đám cưới… Trong trí nhớ của những người cao tuổi: vào những buổi làm đồng mệt nhọc thường cử ra một người kể chuyện dân gian, đọc truyện thơ nhằm động viên mọi người tích cực lao động; lễ hội Lồng Tồng bao giờ cũng kết thúc muộn bằng những bài cọi lưu luyến lòng người, những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đám cưới thực sự trở thành ngày vui của cả bản làng chứ không riêng gì gia đình, dòng họ bởi những bài hát quan làng ý nhị, sâu sắc.

Kho tàng văn hóa ấy là những kinh nghiệm được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, là nơi gửi gắm những khát khao của con người muốn vươn lên trong cuộc sống hướng tới chân, thiện, mỹ.

Không chỉ có văn học phong phú mà người Tày còn có một nghệ thuật tạo hình độc đáo. Đó là nghệ thuật tạo hình đàn tính, hoa văn trên vải thổ cẩm và trên trang phục thầy Tào. Tất cả thể hiện được bàn tay khéo léo, sức sáng tạo, thị hiếu thẩm mỹ và cả những quan niệm về thế giới tự nhiên xung quanh con người của người Tày.

5. Đời sống văn hóa vật chất cũng như tinh thần của người Tày ở Định Hóa (Thái Nguyên) rất đa dạng, phong phú nhưng hiện nay nhiều giá trị văn hóa đó đang bị mai một dần. Do vậy, cần có biện pháp thích hợp để bảo lưu và phát huy những giá trị văn hóa trong cộng đồng Tày nhất là lớp thanh niên. Để đồng bào Tày giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc mình từ đó góp phần vào sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam đa dạng trong thống nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa thông tin, HN.

2. Vi Văn An (2009), Người Tày ở Việt Nam, Nxb Thông tấn.

3. Triều Ân (Chủ biên) (2000), Then Tày - những khúc hát, Nxb VHDT, HN. 4. Triều Ân (1994), Ca dao Tày - Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 5. Triều Ân, Hoàng Quyết (1995), Tục cưới xin người Tày, Nxb Văn hóa

dân tộc, Hà Nội.

6. Phƣơng Bằng (Chủ biên) (1994), Phong Slư, Nxb Văn hóa dân tộc. 7. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Định Hóa (2000), Lịch sử đảng bộ

huyện Định Hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Bộ văn hóa thông tin - Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

(2005), 45 năm Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Thái Nguyên. 9. Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (1997), Hoa văn trên vải các

dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

10. Nguyễn Duy Bắc (2001), Lễ hội Tày - Nùng, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 11. Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và

Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Lê Ngọc Canh (1998), Múa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam (1992), Viện KHXH và Viện Dân tộc học xuất bản, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

16. Trƣờng Chính (1983), Về các giá trị Văn hóa tinh thần Việt Nam, Nxb Tông tin lý luận, Hà Nội.

17. Phan Hữu Dật (1995), Trở lại vấn đề tín ngưỡng dân gian, Tạp chí

Một phần của tài liệu Văn hóa của người tày ở huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 117 - 134)