Tìm hiểu phân tích thực trạng việc dạy học giải bài tập hình học

Một phần của tài liệu Thiết kế một số bài giảng giúp học sinh giải bài tập hình học phẳng ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm vi thế giới (Trang 30 - 35)

học phẳng ở trường THPT với sự hỗ trợ của phần mềm

Để tìm hiểu thực trạng việc dạy và học giải bài tập hình học phẳng ở trường THPT với sự hỗ trợ của phần mềm chúng tôi đã tiến hành:

- Phát phiếu điều tra, tìm hiểu về thực trạng việc dạy học giải bài tập hình học phẳng với sự hỗ trợ của phần mềm ở 5 trường trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gồm: Trường THPT Cô Tô tỉnh Quảng Ninh; Trường THPT Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh; Trường THPT Hải Đảo tỉnh Quảng Ninh; Trường THPT Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh; Trường THPT Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh.

về việc dạy học giải bài tập hình học phẳng ở trường THPT với sự hỗ trợ của phần mềm toán.

- Trao đổi, hỏi thăm ý kiến của các chuyên gia CNTT và các cựu bộ môn toán về thực trạng việc dạy học giải bài tập hình học phẳng ở trường

THPT với sự hỗ trợ của phần mềm.

Kết quả thu đƣợc:

- Về trang thiết bị cơ sở vật chất:

Về trang thiết bị cơ sở vật chất cả 5 trường mà chúng tôi tìm hiểu đều đã được trang bị từ 1 đến 3 phòng máy tính trung bình khoảng 20 đến 26 máy tính trên phòng. Các máy tính đều được kết nối mạng Lan và nối mạng Internet phục vụ dạy học. Mỗi trường có từ một đến hai phòng trang bị hệ thống máy chiếu dùng chung cho cả trường. Nhưng đa phần các phòng máy tính sắp xếp chưa hợp lý cho việc học toán. Không có phòng máy trang bị tốt như phòng máy HI CLASS V…

Như vậy, về trang thiết bị phòng máy cơ bản đảm bảo. Vấn đề cần quan tâm là việc ứng dụng ICT được GV và HS tiếp nhận như thế nào.

Để tìm hiểu sâu vào vấn đề đó, trước tiên chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng việc ứng dụng ICT vào dạy và học giải bài tập toán hình học phẳng.

Qua tọa đàm, trao đổi cho thấy các cấp quản lý giáo dục đã đánh giá việc ứng dụng ICT trong dạy học là quan trọng và cần thiết. Tất cả các trường đều đưa ra chỉ tiêu về số tiết học ứng dụng ICT trong một tháng, một học kỳ để tất cả các GV đều phải nỗ lực tiếp cận việc ứng dụng ICT trong dạy học. Các trường đều đã tổ chức các đợt tập huấn về phần mềm dạy học cho GV. Kết quả về khả năng ứng dụng ICT của GV các trường như sau:

STT Mức độ Nội dung Tổng số phiếu điều tra Tổng số phiếu trả lời Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ

1 Sử dụng ICT trong dạy học 25 phiếu 5 12 8

2 Sử dụng bài giảng điện tử 25 phiếu 3 16 6

3 Sử dụng phần mềm trong dạy học 25 phiếu 3 15 7

Bảng số1.1:Bảng điều tra về khả năng ứng dụng ICT trong dạy học của GV toán ở một số trường THPT.

Qua bảng số liệu cho thấy phần nhiều GV toán ở các trường THPT đến điều tra đều đã tiếp cận và sử dụng ICT trong dạy học. Số GV sử dụng bài giảng điện tử nhiều. Tuy nhiên, các hình thức ứng dụng ICT trong dạy học như sử dụng phần mềm trong dạy học còn ít. Chủ yếu vẫn dừng lại ở mức trình diễn thay cho viết bảng.

Để làm rõ thông tin về nguyên nhân sử dụng phần mềm dạy học còn chưa phổ biến chúng tôi điều tra về kỹ năng sử dụng phần mềm đối với các GV, HS, kết quả như sau:

STT Mức độ Sử dụng phần mềm Tổng số phiếu điều tra Tổng số phiếu trả lời SD thành thạo chƣa thành thạo Chƣa bao giờ SD

1 Sketchpad hoặc Cabri 2D 25 phiếu 5 15 5

2 Cabri 3D hoặc Geospacw 25 phiếu 3 6 16

3 Maple 25 phiếu 0 5 20

4 Graph 25 phiếu 3 7 15

5 Sử dụng ít nhất một loại phần

mềm toán. 25 phiếu 7 6 12

Bảng số 1.2: Bảng điều tra về kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học của GV toán ở một số trường THPT

STT Điều tra việc học tập có sự hỗ trợ của ICT Số phiếu điều tra Số phiếu trả lời Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 1 Sử dụng máy tính trong học tập 964 phiếu 172 346 446 2 Áp dụng phần mềm 964 phiếu 37 150 777

3 Tìm tài liệu học tập trên

mạng

964 phiếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

73 59 832

Bảng số 1.3: Bảng điều tra về khả năng ứng dụng ICT của HS trong việc tự học.

Nhận xét: Từ số liệu trên cho thấy kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học đối với các GV toán ở các trường THPT đã điều tra còn hạn chế. Nhiều GV chưa sử dụng bất kỳ một phần mềm dạy học toán nào. Kết quả đó cho thấy số GV sử dụng thành thạo một trong các phần mềm hỗ trợ dạy học môn toán còn chưa nhiều. Số GV chưa biết sử dụng bất kỳ một phần mềm toán nào còn chiếm con số đáng kể. Có thể nói việc ứng dụng ICT trong dạy học ở các trường THPT mới chỉ dừng lại ở mức độ truyền đạt thông tin, chưa thực sự phát huy được sự tương tác của HS với nội dung bài dạy. HS phổ thông có tư duy phát triển, năng động, dễ dàng tiếp cận với cái mới, cái tiến bộ. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong đó CNTT đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý của HS. Qua thực tế thăm dò cho thấy đa số học đều có tâm lý sẵn sàng đón nhận việc ứng dụng ICT trong học tập. Với các giờ học có ứng dụng ICT HS tỏ ra hào hứng, thích thú.

Bảng số 1.3 trên sơ bộ cho thấy HS đã tiếp cận với ICT. Tuy nhiên còn nhiều HS chưa coi ICT là phương tiện học tập hữu ích. Nếu định hướng tốt cho các em thì việc tự học của các em có sử dụng ICT sẽ có nhiều triển vọng.

Như vậy, mặc dù số GV phổ thông khai thác và sử dụng một loại phần mềm toán còn ít nhưng hầu hết GV ở phổ thông đã được tiếp cận với ICT. Điều đó cũng cho thấy việc đổi mới PPDH theo hướng ứng dụng ICT đã làm thay đổi nhanh chóng phong cách làm việc của GV ở các trường THPT đã điều tra.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 đã trình bày về định hướng đổi mới PPDH toán ở trường THPT. Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học giải bài tập như vai trò của việc giải bài tập trong quá trình dạy học, các yêu cầu với lời giải của bài tập. Ứng dụng ICT và những tác động của nó trong đổi mới PPDH. Đồng thời đưa ra thực trạng việc dạy học giải bài tập hình học phẳng có sự hỗ trợ của phần mềm toán ở một số trường THPT.

Chương 1 cũng đã trình bày tổng quan về tổ chức dạy học toán trong môi trường CNTT và quy trình dạy học toán với sự hỗ trợ của ICT để làm cơ sở nghiên cứu việc thiết kế, xây dựng mô hình bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới nhằm đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường THPT.

Từ đây cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu việc thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới.

CHƢƠNG II: THIẾT KẾ CÁC PHƢƠNG ÁN DẠY HỌC BÀI TẬP HÌNH HỌC PHẲNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM VI THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu Thiết kế một số bài giảng giúp học sinh giải bài tập hình học phẳng ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm vi thế giới (Trang 30 - 35)