Những chuyển biến về sở hữu ruộng đất

Một phần của tài liệu Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh thái nguyên (1988 - 2005) (Trang 60 - 100)

2.1.1. Một số chủ trƣơng của Đảng và các chính sách, pháp luật về ruộng đất

Bước vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến. Các nước tư bản chủ nghĩa sau khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng đã đi vào cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, biết điều chỉnh và sắp xếp cơ cấu sản xuất hợp lý. Từ đó làm cho nền kinh tế của các nước tư bản từng bước được phục hồi và sau đó tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao. Trong khi các nước tư bản đã thoát khỏi khủng hoảng và từng bước phát triển đi lên thì các nước xã hội chủ nghĩa mà trước hết là Liên Xô lại chủ quan cho rằng, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã được thiết lập vững chắc sẽ không bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới. Cho nên, Liên Xô chậm thích nghi, chậm sửa đổi cho phù hợp với tình hình. Trong điều kiện mới, những

nên không thích hợp, thậm chí trở thành vật cản đối với sự phát triển của xã hội. Hơn thế nữa, các hiện tượng vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, thiếu công bằng, dân chủ tiếp tục diễn ra. Điều này đã gây nên sự mất ổn định và dẫn đến khủng hoảng.

Tại Việt Nam, sau ngày miền Nam được giải phóng (1975), nước ta từ chỗ đồng thời phải thực hiện hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền Nam, Bắc đến chỗ chỉ thực hiện một chiến lược cách mạng duy nhất trên phạm vi cả nước - chiến lược Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trải qua 10 năm thực hiện cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa (1976 – 1985), đất nước ta có nhiều chuyển biến rất quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp phải rất nhiều khó khăn về kinh tế và đời sống. Những khó khăn đó ngày càng lớn làm cho đất nước lâm vào khủng hoảng gay gắt.

Để khắc phục khó khăn, đưa đất nước vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng, tất yếu chúng ta phải tiến hành đổi mới. Đáp ứng yêu cầu trên, Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần tứ VI được triệu tập từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986 tại Hà Nội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Trong đó, quan điểm của Đảng ta là: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những nhận thức đúng đắn về chủ xã hội, bằng những hình thức, bước đi đúng đắn và biện pháp thích hợp.

Xuất phát từ những nhiệm vụ bao trùm và mục tiêu tổng quát, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã xác định những mục tiêu cụ thể về kinh tế cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là:

1. Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ. Hướng mọi cố gắng vào việc đáp ứng những nhu cầu cấp bách và thiết yếu của xã hội, dần dần ổn định và tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, ổn định đời sống nhân dân phải đi đôi với đảm bảo yêu cầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân để đủ sức tiếp nhận và đưa vào tái sản xuất mở rộng vốn vay và viện trợ của nước ngoài.

61

2. Bước đầu tạo ra cơ sở kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất. 3. Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Củng cố thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm cả khu vực quốc doanh và khu vực tập thể một cách toàn diện, cả về chế độ sở hữu, chế độ quản lý, chế độ phân phối, làm cho thành phần kinh tế này giữ vai trò chi phối trong nền kinh tế quốc dân, thể hiện tính ưu việt về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, thu nhập của người lao động và tích luỹ cho sự nghiệp công nghiệp hoá.”[40, 389-390]

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được triệu tập là mốc mở đầu đánh dấu sự đổi mới toàn diện đất nước, mở ra bước ngoặt cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Cùng với vấn đề đổi mới toàn diện đất nước, vấn đề đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp được Đảng ta quan tâm và đề ra được những chủ trương đúng đắn. Trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, những chủ trương của Đảng ta mặc dù chỉ tập trung vào việc cải tiến cơ chế quản lý trong nội bộ các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, nhưng kết quả của quá trình thực hiện chủ trương đó lại dẫn tới những thay đổi lớn, thậm chí là thay đổi mang tính chất cách mạng về quan hệ ruộng đất trong nông nghiệp, nông thôn nước ta. Đó là mối quan hệ giữa con người với nhau về quan hệ ruộng đất. Tuy nhiên, ở nước ta nó lại được biểu hiện tập trung và trước hết ở quyền sử dụng ruộng đất- một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu về ruộng đất.

Những văn bản tác động trực tiếp đến quan hệ ruộng đất trong nông nghiệp của Đảng và Chính phủ ta làm thay đổi căn bản quan hệ ruộng đất ở nước ta từ thập niên 80 của thế kỷ thứ XX đến nay phải kể đến một số văn bản chủ yếu sau:

Trước hết chúng ta phải kể đến Chỉ thị 100 – CT/TW ra ngày 31/1/1981 về Cải tiến công tác Khoán, mở rộng Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã. Đây chính là “Bước đột phá mở đường cho

đã hợp thức hoá hiện tượng Khoán chui của số hợp tác xã, xoá bỏ tình trạng cấp trên ngăn cấm, cấp dưới làm chui về Khoán gọn từng khâu công việc cho người lao động chủ động thực hiện.”[100, 40]

Ngày 5/4/1988, Bộ chính trị đã ra nghị quyết 10 (khoá VI) về tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, khẳng định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ và chuyển kinh tế nước ta từ trạng thái tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hoá cũng như sự tồn tại khách quan lâu dài của nền kinh tế nhiều thành phần trong đó có kinh tế tư nhân, cá thể trong nông thôn. Theo tinh thần đó, Đảng ta chủ trương giao đất ổn định, lâu dài cho hộ nông dân. Chủ trương này của Đảng thực sự đã hợp với lòng dân, tạo ra động lực to lớn trong phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Nghị quyết 10 của Bộ chính trị ra đời là mốc đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, khi thực hiện chủ trương ấy đã bộc lộ dần những bất hợp lý về quản lý ruộng đất trong nông thôn trước đây. Điều này đã dẫn đến những phức tạp về vấn đề ruộng đất.

Trước tình hình đó, ngày 31/8/1988, Bộ chính trị đã ra chỉ thị số 47 – CT/TW về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất. Phương hướng giải quyết vấn đề ruộng đất được nêu ra trong Chỉ thị là:

- Đảm bảo phát triển sản xuất hàng hoá, ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong nông dân.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất gắn với việc làm trong sạch đội ngũ cán bộ, Đảng viên.

Từ những phương hướng giải quyết vấn đề ruộng đất như trên, Bộ chính trị chủ trương giải quyết vấn đề ruộng đất như sau:

- Không dũ rối, không dỡ ra toàn bộ vấn đề ruộng đất. Chỉ xem xét và giải quyết từng vấn đề, từng trường hợp cụ thể một cách thấu đáo.

- Phát huy tinh thần dân chủ công khai để giải quyết vấn đề ruộng đất trong nông thôn. Đảm bảo ổn định sản xuất, ổn định chính trị và xã hội trong nông thôn.

63

- Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm luật đất đai năm 1988. [100, 44-45]

Các biện pháp trên của Chỉ thị 47 – CT/TW đã góp phần giải quyết được một cách cơ bản những rối ren về ruộng đất trong nông thôn ở một số tỉnh trung du miền núi và các tỉnh phía Nam. Trên thực tế, các hộ nông dân về cơ bản đã có ruộng đất. Đất đai được giao cho những người thực sự có nhu cầu cũng như có khả năng sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.

Cùng với những nội dung đổi mới trong Nghị quyết 10 của Bộ chính trị thì Nghị quyết của Hội nghị Trung ương (khoá VI, tháng 3/1989) “đã tiến một bước dài trong việc xác định lại vị trí của kinh tế hộ gia đình, vai trò, quyền lợi của người lao động. Hộ gia đình được coi là đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân dần dần đóng vai trò chủ thể trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Điều đó hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp, với trình độ của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp hiện nay”[83, 21]

Bên cạnh những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng ta như trên đã thể hiện rõ chủ trương, đường hướng của Đảng ta về vấn đề ruộng đất. Để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước ta cũng có nhiều chính sách để giải quyết về vấn đề ruộng đất.

Ngày 8/1/1988, Nhà nước đã ban hành Luật Đất đai. Luật này một lần nữa khẳng định quyền sở hữu tối cao của Nhà nước. Nhà nước giao ruộng đất lâu dài và ổn định cho các nông, lâm trường, hợp tác xã, cá nhân. Trong luật Đất đai năm 1988 có một số nội dung thể hiện sự thay đổi cơ bản quan hệ ruộng đất về mặt pháp lý như:

- Nhà nước không chỉ giao đất cho các tổ chức, mà còn giao đất cho cả các cá nhân sử dụng lâu dài và ổn định.

- Cho phép người được giao quyền sử dụng được bán thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất.

Nhìn chung, Luật đất đai được ban hành ngày 8/1/1988, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế. Bởi vì, một số nội dung của luật này còn chưa theo kịp được so với những thay đổi tất yếu về quan hệ ruộng đất.

Đến tháng 7/1993, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật đất đai mới. Theo đó, Chính phủ cùng các cơ quan có thẩm quyền đã có một số văn bản dưới luật để triển khai luật đất đai. Trong đó, quan trọng nhất là Nghị định 64- CP của Chính phủ về giao đất cho hộ gia đình nông dân. Với Luật đất đai, Nhà nước ta đã chính thức giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân (cây ngắn ngày: 20 năm; cây dài ngày: 2 chu kỳ sản xuất- 50 năm). Người nông dân không chỉ được quyền sử dụng mà còn được quyền thừa kế, thế chấp, chuyển nhượng, cho thuê đất đai. [83, 21]

Trên cơ sở nắm vững những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề ruộng đất, nông nghiệp như trên, tỉnh Thái Nguyên đã vận dụng một cách sáng tạo cho phù hợp với đặc thù của tỉnh. Điều này được thể hiện rõ nét qua một số Chỉ thị, Nghị quyết của tỉnh.

Ngay sau khi nhận được dự thảo Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, vào đầu năm 1988, Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã tiến hành tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 100 và ra Nghị quyết 05- NQ/BT Về hoàn thiện cơ chế Khoán sản phẩm trong hợp tác xã nông nghiệp. Trong đó, Nghị quyết 05 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã nêu rõ về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất là:

- Đối với đất đai :

+ Phải cho người dân hiểu rõ sự khác nhau giữa chế độ sở hữu đất đai và chế độ sở hữu kinh doanh đất đai, hiểu và làm đúng luật đất đai vừa ban hành, ổn định cả về diện tích và mức khoán cho người lao động ít nhất là 5 năm đối với đất nông nghiệp. Đất đồi, rừng theo chu kỳ từng loại cây trồng. Người lao động khi được giao đất đồi và đất rừng để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày, cây rừng được quyền tự tiêu thụ, được thừa kế những sản phẩm trồng trên đất đó và được Nhà nước bảo hộ như những tài sản riêng khác.

65

+ Việc điều chỉnh đất đai đối với những hộ sản xuất kém, nợ nần dây dưa để giao cho những người sản xuất giỏi, kinh doanh tốt là rất cần thiết nhưng phải đưa ra Đại hội xã viên quyết định. Ở những vùng mà đất canh tác bình quân đầu người cao có thể giao thêm cho những hộ có khả năng vốn, lao động và kinh doanh giỏi nhiều hơn, không giao kiểu bình quân. Về nguyên tắc, đất đai phải được kinh doanh có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích. [68, 2]

Trên cơ sở vận dụng Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (5/4/1988) và Nghị quyết 05- NQ/BT của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, ngày 25/8/1988, Ban thường vụ tỉnh uỷ ra Nghị quyết số 08- NQ/BT Về một số biện pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết Bộ chính trị “Đổi mới quản lý kinh tê nông nghiệp”. Trong Nghị quyết 08- NQ/BT của Ban thường vụ tỉnh uỷ có những nội dung liên quan đến vấn đề ruộng đất, nông nghiệp của tỉnh như sau:

1. Đối với các hợp tác xã nông nghiệp:

- Ở những nơi ruộng ít, rừng và đất rừng nhiều, bình quân lương thực dưới 200 kg/ người hướng các hợp tác xã đi vào kinh doanh rừng và đất rừng là chính, sản phẩm hàng hoá từ rừng và đất rừng là chủ yếu, sản xuất lương thực tại chỗ để tự trang trải.

- Trong quá trình phân công lao động, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, từng bước thực hiện “ai giỏi việc gì làm nghề đó”. Những nơi ruộng ít và đất nhiều có thể áp dụng hình thức đấu thầu sản xuất, trước hết ở những nơi ruộng đất, ao hồ đang bị hoang hoá và nơi sản xuất khó khăn.

- Tổ chức học tập kỹ luật đất đai trong nhân dân, làm rõ quyền sở hữu và sử dụng đất đai, để cán bộ và nhân dân hiểu và làm đúng theo pháp luật.

- Giải quyết khẩn trương tình trạng tranh chấp đất đai hiện nay trên cơ sở Luật đất đai của Nhà nước bằng cả 3 biện pháp hành chính, kinh tế và giáo dục. Những người cố tình vi phạm Luật đất đai phải được xử lý kịp thời theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước quy định.

mô nhưng phải do Ban thường vụ huyện uỷ xét duyệt và Đại hội xã viên quyết định. Những nơi núi rừng xa xôi, điều kiện sản xuất tập thể khó khăn, hợp tác xã chỉ là hình thức, các huyện phải trực tiếp chỉ đạo củng cố, sau khi tổ chức lại sản xuất vẫn không có hiệu quả thì lựa chọn hình thức quản lý thích hợp với đặc điểm của từng vùng.

- Từ nay đến kết thúc thu hoạch vụ mùa, các huyện phải chỉ đạo các cơ sở kết thúc thực hiện Nghị quyết 05 của Ban thường vụ tỉnh uỷ trên cả ba mặt: chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và phân phối trong hợp tác xã, chế độ quản lý và phân phối trong hợp tác xã nông, lâm nghiệp để có biện pháp uốn nắn kịp thời những lệch lạc trước khi triển khai vụ Đông - Xuân tới.

2. Đối với kinh tế gia đình

- Khuyến khích kinh tế gia đình theo đúng chính sách của Trung ương quy định, hướng các gia đình phát triển vườn cây ăn quả, cây công nghiệp, vườn rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm làm tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm sản, dịch vụ… Sản phẩm làm ra, gia đình được quyền sử dụng và bán ở những nơi có lợi nhất, các tổ chức kinh tế Nhà nước và tập thể tăng

Một phần của tài liệu Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh thái nguyên (1988 - 2005) (Trang 60 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)