Một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh thái nguyên (1988 - 2005) (Trang 100 - 125)

QUYỀN SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CHO NÔNG DÂN

2.3.1 Thực trạng ruộng đất ở Thái Nguyên

Những thành tựu của kinh tế nông nghiệp ở Thái Nguyên trong gần hai thập kỷ qua là một thực tế không thể phủ nhận do tác động của chính sách đổi mới trong quan hệ sở hữu và sử dụng ruộng đất mang lại. Tuy nhiên, thực trạng ruộng đất cũng như tình hình nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên trong những năm gần đây đang đặt ra những vấn đề cần được giải quyết thoả đáng và kịp thời.

Một là, tình trạng phân tán và manh mún của ruộng đất. Đây là một thực trạng về ruộng đất không chỉ riêng ở Thái Nguyên mà là hiện tượng phổ biến của nhiều địa phương khác trên cả nước. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này là do chính sách giao khoán ruộng đất được thực hiện theo nguyên tắc bình quân chủ nghĩa “có tốt, có xấu, có gần, có xa” dựa trên số nhân khẩu hoặc lao động của mỗi gia đình nhận ruộng. Việc giao khoán ruộng đất đến từng hộ gia đình nông dân theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ chính trị có tác động phát huy tính tự lực, tự cường của nông dân, khắc phục được tình trạng ruộng đất không có chủ cụ thể trong thời kỳ tập thể hoá nông nghiệp, làm cho ruộng đất bị xé nhỏ và trở nên manh mún. Theo đó, mỗi gia đình bình quân có khoảng trên dưới một mẫu ruộng và được chia làm nhiều thửa ruộng. Mỗi thửa ruộng rộng khoảng trên dưới một sào Bắc Bộ (khoảng 360 m2) và vị trí của mỗi thửa ruộng lại ở những xứ đồng khác nhau. Để thấy rõ được điều này, chúng tôi xin lấy ví dụ gia đình ông Trần Văn Thành

ruộng nhưng có tới 13 thửa ruộng khác nhau. Theo ông, thửa ruộng nhỏ nhất (còn gọi là đất trồng rau) rộng 5 thước (khoảng 105 m2), rộng nhất chỉ khoảng 1 sào 1 thước. Vị trí 13 thửa ruộng nhà ông Trần Văn Thành nằm ở 7 xứ đồng khác nhau. Hoặc trường hợp gia đình ông Ngô Quang Sơn thôn Hạnh Phúc xã Xuân Phương, huyện Phú Bình có 8 sào 6 thước ruộng được chia thành 8 thửa ruộng ở 4 xứ đồng khác nhau.

Tình trạng manh mún, nhỏ lẻ của ruộng đất ở Thái Nguyên như trên sẽ gây cản trở cho việc áp dụng những thiết bị máy móc trong sản xuất. Đây cũng chính là điều lý giải tại sao từ bao đời nay hình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau” vẫn tồn tại một cách phổ biến ở Thái Nguyên. Ngược lại, hình ảnh máy cày, máy kéo phục vụ làm đất, máy gặt phục vụ khâu thu hoạch ở Thái Nguyên là rất hiếm hoi. Giả sử, nếu có được đầu tư máy móc đi chăng nữa thì cũng rất khó thực hiện được bởi ruộng của mỗi gia đình không kề liền mảnh mà thuộc nhiều xứ đồng khác nhau, cho nên rất khó áp dụng. Rõ ràng, tình trạng manh mún ruộng đất như trên đã và đang ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của sản xuất và thực sự cản trở sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp. Bởi vì, “ Một nền nông nghiệp phát triển trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì không phải là nền nông nghiệp phát triển theo kiểu phân tán, manh mún được. Do đó, việc tìm giải pháp thích hợp để đẩy mạnh quá trình tập trung, tích tụ sản xuất, tạo tiền đề cho việc ứng dụng các thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật là cần thiết, nhưng vấn đề tạo ra động lực về quyền lợi kinh tế của nông dân, đảm bảo quyền làm chủ của họ trong quá trình tái sản xuất thực sự đã trở thành một yêu cầu cấp bách trong nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn”[100, 83]

Hai là, tình trạng ruộng trồng cấy được một vụ trên một năm ở Thái Nguyên chiếm tỷ lệ đáng kể dẫn đến làm lãng phí tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp. Thái Nguyên do đặc thù là một tỉnh bán sơn địa, địa hình phức tạp, chỉ có các huyện phía Nam tỉnh như: Phú Bình, Phổ Yên là mang tính chất đồng bằng, cho nên có diện tích đất gieo cấy lúa một vụ trên năm ở đây chiếm

101

một tỷ lệ không nhỏ. Để nắm được điều này, chúng tôi xin dẫn ra biểu số liệu sau đây:

Biểu 29: Đất ruộng lúa, lúa màu ở Thái Nguyên năm 2005 [93, 19] Đơn vị tính: ha

Loại đất Diện tích Tỷ lệ %

Đất ruộng lúa, lúa màu 43 240,19 100,00

- Ruộng ba vụ 4,373,55 10,11

- Ruộng hai vụ 25 190,89 58,09

- Ruộng một vụ 13 192,80 30,5

- Đất chuyên mạ 582 95 1,3

Từ biểu số liệu trên cho thấy diện tích đất lúa, lúa màu cấy 3 vụ trên năm đạt 4 373,55 ha chiếm 10,11% là tương đối ít. Còn diện tích lúa, lúa màu chỉ trồng cấy một vụ trên năm đạt 13 192,80 ha chiếm 30,5% là tương đối nhiều. Lẽ ra, diện tích trồng cấy một vụ trên năm có nhiều khả năng để nâng lên thành hai vụ, ba vụ trên một năm. Có một số địa phương diện tích đất lúa, lúa màu trồng cấy một vụ trên năm chiếm tỷ lệ rất lớn như: huyện Võ Nhai có 1 989,22 ha diện tích chỉ cấy được một vụ trên năm chiếm 68,2%. [93, 95] và cũng không có diện tích nào trồng cấy được ba vụ trên một năm, huyện Phú Lương diện tích đất lúa, lúa màu chỉ trồng cấy được một vụ đạt 1 856,88 ha chiếm 45,22%... [93, 82] Theo Báo cáo Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh, Bổ sung quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 thì đến năm 2005, Thái Nguyên vẫn có khoảng hơn 30% đất trồng cấy một vụ lúa, lúa màu trên một năm. Từ thực tế này đã dẫn đến tình trạng để lãng phí tiềm năng đất đai. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do địa hình ở Thái Nguyên phức tạp, hệ thống giao thông thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, các công trình thuỷ lợi của tỉnh được xây dựng từ những thập niên 60, 70 và có tới 75% là công trình tạm. Qua thời gian dài sử dụng do tác động của thiên nhiên cũng như các hoạt động của con người, đến nay

đa số các công trình thuỷ lợi bị xuống cấp, diện tích tưới tiêu chỉ đạt 37 084 ha vụ mùa, 26 707 ha vụ chiêm, mới đáp ứng được 65,6% yêu cầu tưới.[2, 26] Ba là, Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển các loại cây trồng hàng năm, nhưng việc sử dụng nguồn đất này chưa hợp lý dẫn đến tình trạng để lãng phí tiềm năng đất đai. Sở dĩ chúng tôi coi đây là một thực trạng vì như phần trước đã đề cập Thái Nguyên là một tỉnh có nguồn đất đai rất phong phú và đa dạng. Là tỉnh bán sơn địa nên diện tích đất đồi, gò, đất vườn chiếm diện tích lớn, cho phép phát triển một số loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao như: Đậu tương, lạc, vừng. Nhưng trên thực tế, việc phát triển các loại cây này ở Thái Nguyên chưa được chú trọng đúng mức, diện tích không ổn định và phụ thuộc rất nhiều vào thị trường nông sản. Do đó, việc sử dụng loại đất này chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

Bốn là, hiện tượng mua bán, tích tụ, tập trung ruộng đất một cách tự do đang có xu hướng gia tăng. Đây là một thực trạng không phải chỉ có riêng ở Thái Nguyên mà là hiện tượng phổ biến trên phạm vị cả nước. Mặc dù đây là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường hiện nay nhưng trên thực tế, quá trình tích tụ ruộng đất đang làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp do quá trình chuyển nhượng ruộng đất không thực hiện đúng như các quy định của pháp luật. Không phải là toàn bộ nhưng phần lớn các hộ chuyển nhượng ruộng đất theo phương thức mua bán trao tay mà không làm thủ tục tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các gia đình bán ruộng đất phần lớn là các hộ có con cái đi thoát li, ruộng đất không có lao động canh tác nên phải bán ruộng hoặc cho thuê. Đối với những người có ruộng cho thuê, sau mỗi một vụ thu hoạch, người đi thuê ruộng phải trả cho người có ruộng từ 40 đến 60 kg thóc trên một sào Bắc Bộ. Tuy nhiên, hiện tượng trao đổi, mua bán này chỉ diễn ra bằng phương thức trao tay giữa người mua và người bán chứ không hề làm thủ tục tại các cơ quan có thẩm quyền. Sở dĩ họ có thể mua bán trao tay được là do người mua và người bán đã quen biết nhau nên họ không nhất thiết

103

phải qua giấy tờ trước cơ quan có thẩm quyền. Việc cho thuê ruộng đất cũng diễn ra tương tự như vậy. Để nắm được điều này chúng tôi xin lấy dẫn chứng gia đình ông Trần Văn Thành ở thôn Hoà Bình, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình có tổng số 8 sào ruộng, do con cái ông thoát ly làm công chức nên toàn bộ gia đình chuyển lên thành phố Thái Nguyên sinh sống. Tổng số 8 sào ruộng của gia đình ông Thành cho 5 người thuê gồm: gia đình chị Nguyễn Thị Thiết (2 sào), gia đình chị Dương Thị Tuyết (1,5 sào), gia đình chị Dương Thị Quý (2 sào), gia đình chị Dương Thị Hải (1 sào), gia đình ông Hoàng Văn Nhân (1,5 sào). Theo ông Thành, mỗi một sào thuê như vậy, người đi thuê phải trả cho người có ruộng( cụ thể là ông Thành) là 2,5 nồi trên một sào (mỗi nồi là 25 Kg), tức là một sào người thuê phải trả 62,5 kg. Tuy nhiên, ông Thành phải đóng các khoản thuế ruộng, các loại phí khác cho uỷ ban nhân dân xã Xuân Phương.

2.3.2 Một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho nông dân

Dưới tác động của chính sách giao khoán ruộng đất đến từng hộ nông dân theo tinh thần Nghị Quyết 10 của Bộ chính trị, ruộng đất đã bị manh mún, nhỏ lẻ. Đây là tình trạng của nhiều địa phương trên cả nước, không phải chỉ riêng ở Thái Nguyên. Do đó, vấn đề đặt ra là phải tìm ra những giải pháp tối ưu để khắc phục tình trạng này. Trong những năm trở lại đây, một số nơi trên địa bàn tỉnh, nông dân đã thực hiện biện pháp dồn điền đổi thửa để ruộng nhà mình vẫn giữ nguyên số lượng nhưng nó sẽ quy ruộng về một mối ở một xứ đồng nhất định. Theo đó, số thửa ruộng sẽ ít đi nhưng tổng số sào vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, phong trào dồn điền đổi thửa ở Thái Nguyên diễn ra còn chậm do nhận thức của đa số người nông dân ngại bị xáo trộn, tâm lý “an phận thủ thường” đã làm cản trở tiến trình dồn điền đổi thửa ở Thái Nguyên. Hơn thế nữa, địa hình Thái Nguyên phức tạp, có xứ đồng ở những chân ruộng cao, có những xứ đồng ở chân ruộng trũng nên nông dân không ai muốn lấy

dồn ghép ruộng của mình lấy phần ruộng trũng để đào ao thả cá, trên bờ làm trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp việc trồng một vụ lúa, một vụ cá. Bằng biện pháp này, chủ trang trại đã tiến hành sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng đất, mở ra hướng đi mới ở nông thôn, tạo thu nhập cho nông dân, thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn. Thiết nghĩ, nông dân Thái Nguyên cần phải xem xét giải pháp dồn điền đổi thửa để áp dụng vào từng địa phương cho phù hợp với đặc thù của địa phương đó. Bởi vì, một nền nông nghiệp phát triển trong điều kiện đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước không phải là một nền nông nghiệp phát triển theo kiểu phân tán, manh mún như hiện tại. Để phát triển và kinh tế trong nông thôn ở Thái Nguyên theo hướng hàng hoá, cần phải giải quyết một loạt các vấn đề về kinh tế, tổ chức, kỹ thuật và chính sách, trong đó, vấn đề tích tụ tập trung ruộng đất là một trong những vấn đề cần được quan tâm trước hết. Bởi vì, điều kiện Thái Nguyên hiện nay, tích tụ và tập trung ruộng đất là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá.

Thái Nguyên là một tỉnh bán sơn địa, cho nên, việc dồn điền đổi thửa, tích tụ tập trung ruộng đất để hình thành các trang trại theo mô hình V-A-C- R(Vườn-Ao-Chuồng-Rừng) là rất hợp lý. Bởi vì, với mô hình này sẽ cho phép nông dân có thể khai thác tốt hơn những tiềm năng, lợi thế vốn có của tỉnh, góp phần tạo công ăn việc làm cho nông dân, xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn, có tác dụng thúc đẩy tinh chất hàng hoá trong nông nghiệp ngày càng phát triển bền vững hơn. Do đó, nông dân Thái Nguyên cần phải nhanh chóng chọn lựa những giải pháp thích hợp mà trước hết là giải pháp dồn điền đổi thửa để ruộng liền ruộng, có điều kiện để phát triển nông nghiệp theo tính chất hàng hoá phục vụ cho yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Thái Nguyên là một tỉnh bán sơn địa, do đó, ở đây có tới 30,5% diện tích đất trồng lúa và lúa màu chỉ trồng cấy được một vụ trên một năm. Điều này đã gây ra tình trạng lãng phí nguồn đất đai. Vấn đề đặt ra cho tỉnh Thái

105

Nguyên là phải tìm ra những giải pháp để đưa diện tích đất trồng lúa và lúa màu từ chỗ chỉ trồng, cấy được một vụ trên một năm đến chỗ có thể trồng được hai vụ hoặc ba vụ trên một năm. Muốn làm được điều này, tỉnh Thái Nguyên phải đẩy mạnh đầu tư để phát triển đồng bộ hệ thống giao thông thuỷ lợi, tiến hành tu sửa lại những công trình thuỷ nông đã cũ, hiệu quả phục vụ thấp để đưa vào sử dụng, tiến hành nạo vét và sửa chữa hệ thống kênh mương nội đồng mà hướng chính là kiên cố hoá kênh mương để có thể tưới, tiêu cho cây trồng. Mặt khác, tỉnh Thái Nguyên cần phải rà soát, thống kê một cách cụ thể những diện tích đất lúa, lúa màu chỉ trồng cấy được một vụ trên một năm. Trên cơ sở đó, nếu diện tích đất nào địa hình trũng khó tiêu nước thì tốt nhất chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình trang trại. Ngược lại, diện tích đất trồng lúa, lúa màu mà địa hình quá cao có thể chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, đậu tương, vừng, … Đây là những loại cây có khả năng chịu hạn, phù hợp với những diện tích đất cao. Bằng những biện pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng như trên, chúng ta có thể khai thác tốt hơn tiềm năng đất nông nghiệp, khắc phục được tình trạng để lãng phí tiềm năng đất đai, tạo thu nhập cho nông dân, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.

Là một trong những tỉnh miền núi nên diện tích đất đồi, gò, đất vườn ở tỉnh Thái Nguyên chiếm số lượng tương đối lớn. Loại đất này rất thích hợp cho các loại cây công nghiệp hàng năm, nhất là cây đậu tương, lạc, vừng, … Đây là loại cây có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu. Tuy nhiên, một thực tế ở Thái Nguyên là diện tích trồng các loại cây này còn rất khiêm tốn, lại không ổn định, phụ thuộc vào thị trường nông sản. Sự không ổn định về diện tích của loại cây trồng này chúng tôi đã trình bày ở phần trước. Do đó, vấn đề đặt ra là tỉnh Thái Nguyên phải tìm ra những giải pháp để khắc phục tình trạng này. Theo chúng tôi, trước mắt tỉnh Thái Nguyên cần phải đẩy mạnh xây dựng hệ thống giao thông thuỷ lợi đồng bộ để đáp ứng được nhu

trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội, trường Đại học Nông- Lâm Thái Nguyên để giúp bà con nghiên cứu ra những giống cây mới có năng suất cao, phù hợp với thổ nhưỡng ở Thái Nguyên để khai thác tốt hơn tiềm năng và lợi thế đất sản xuất nông nghiệp ở đây. Đặc biệt, tỉnh Thái Nguyên cũng phải có những quy hoạch mang tính chất chiến lược, phải tính toán đầu ra cho

Một phần của tài liệu Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh thái nguyên (1988 - 2005) (Trang 100 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)