Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ thông trong giờ văn học sử (Trang 51 - 53)

II. NHỮNG BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề

Trong thực tế giảng dạy ở nhà trƣờng THPT, bài VHS tác gia là tổng thể, ở đó có sự kết hợp giữa cái chung và cái riêng, giữa tri thức khái quát và cụ thể, giữa con ngƣời và tác phẩm, nhân cách và tài năng, lý luận và thực tiễn sáng tác. Do đó câu hỏi nêu vấn đề theo hƣớng lịch sử – chức năng và hệ thống cấu trúc là hệ thống các câu hỏi phù hợp với trình độ và nhu cầu giải quyết vấn đề thực tế của ngƣời học.

Câu hỏi nêu vấn đề thƣờng có tính chất phức tạp về nội dung. Nó gợi lên những mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chƣa biết, giữa cái cũ và cái mới trong nhận thức của HS, mâu thuẫn giữa nhận thức của HS với tác giả, giữa HS với HS về một vấn đề nào của bài học. “Tƣ duy con ngƣời chỉ bắt đầu từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ một sự ngạc nhiên hay sự thắc mắc, từ một mâu thuẫn”[26; tr208]. Cho nên tình huống có vấn đề sẽ có tác dụng lôi kéo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47

HS vào quá trình tƣ duy. Tác gia nào cũng có vấn đề nhƣng không phải bất cứ vấn đề nào của tác gia cũng tự mình trở thành tình huống có vấn đề đối với chủ thể đọc- trò [26; tr208]. Vấn đề đƣợc đặt ra nhƣng chỉ có thể có ý nghĩa khi đƣợc chủ thể tiếp nhận. Ngƣợc lại, khi đƣợc chủ thể tiếp nhận và hứng thú tìm tòi, khám phá chính là vì thực tại đã đặt ra những điều kiện cho phép giải quyết vấn đề. Vì thế khi xây dựng câu hỏi nêu vấn đề ngƣời ta phải chú ý đến những mối liên hệ, những cấu trúc có vấn đề của tác gia. Có nhƣ thế câu hỏi mới biến thành tình huống có vấn đề. Khi ấy nó sẽ đƣa mỗi cá thể- trò vào những tình huống có vấn đề và buộc HS phải giải quyết. Trên cơ sở đó mà năng lực, phẩm chất, tài năng, nhân cách của trò đƣợc bộc lộ

Bài VHS tác gia cung cấp những kiến thức về qui luật của lịch sử văn học, về các chặng đƣờng sáng tác, về hình thành tác gia, về nhân cách đặc biệt của ngƣời nghệ sĩ. Mỗi tác gia văn học đều là một cá tính sáng tạo. Kiến thức bài VHS tác gia là kiến thức về qui luật lịch sử của văn học, về các chặng đƣờng sáng tác, về hình thành tác gia... HS thƣờng cho rằng kiến thức của bài này khó, rắc rối, nên không mấy hứng thú khi tìm hiểu. Vì vậy, khi xây dựng câu hỏi nêu vấn đề GV cũng phải tính đến hứng thú của cá thể- trò. Phải đặt ra những tình huống có vấn đề để khêu gợi hứng thú tìm tòi của HS. Những tình huống có vấn đề đƣợc đƣa ra phải phù hợp với khả năng và nhận thức của HS, không quá khó nhung cung không quá dễ, tránh gây nhàm chán cho HS. Có thể nêu ra vấn đề một cách trực tiếp hoặc cũng có thể đƣa ra dƣới dạng một “trò chơi” văn chƣơng...Nếu xây dựng đƣợc nhƣ vậy sẽ tạo ra những câu hỏi độc đáo, sáng tạo và có khả năng tích cực hoá hoạt động của HS trong giờ học VHS ở nhà trƣờng THPT.

VD: Học bài VHS tác gia Tố Hữu trong phần tìm hiểu phong cách thơ Tố Hữu GV đƣa câu hỏi:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48

Phong cách là những đặc điểm có tính chất hệ thống về tƣ tƣởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của nghệ sĩ. Vậy phong cách thơ Tố hữu bao gồm những đặc điểm gì?

Với câu hỏi này, HS dựa vào SGK sẽ dễ dàng nhận ra những đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu:

- Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hƣớng thơ trữ tình chính trị. - Thơ Tố Hữu mang đậm cảm hứng sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Thơ Tố hữu có giọng điệu riêng- giọng tâm tình ngọt ngào, tha thiết. - Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ thông trong giờ văn học sử (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)