Nhận xét, đánh giá và kết quả giờ dạy thể nghiệm

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ thông trong giờ văn học sử (Trang 68 - 78)

II. NHỮNG BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

5 Nhận xét, đánh giá và kết quả giờ dạy thể nghiệm

Sau khi tiến hành dạy thể nghiệm giáo án trên đối với HS khối 12 của trƣờng THPT Công nghiệp và THPT Việt Trì, thay vì tiến hành khảo sát để có những số liệu cụ thể đánh giá giờ dạy thể nghiệm, chúng tôi đặt câu hỏi thăm dò đối với GV và HS.

Nội dung câu hỏi nhƣ sau:

+ Đối với GV: Theo thầy (cô) những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trong giờ dạy thể nghiệm đã có tác dụng nhƣ thế nào đối HS?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64

+ Đối với HS: Em hãy cho biết khả năng và mức độ lĩnh hội kiến thức của em sau bài giảng?

Nhận xét, đánh giá kết quả giờ dạy thể nghiệm. + Đối với HS: - Thái độ rất hào hứng tự tin. - Nắm kiến thức một cách chắc chắn.

+ Đối với GV: - Đa số GV thừa nhận sự tác động tích cực của giờ dạy thể nghiệm. Song vấn đề thời gian vẫn quá sít sao.

Một số vấn đề rút ra sau sau giờ dạy thể nghiệm

Thể nghiệm một giờ dạy học theo hƣớng tích cực hoá hoạt động của HS thông qua bài học tác gia Nguyễn Tuân đã khẳng định tính đúng đắn của việc phát huy vai trò chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo của HS trong học tập kiểu bài VHS tác gia thông qua sử dụng các biện pháp dạy học tích cực.

Bài VHS tác gia Nguyễn Tuân là bài học có rất nhiều vần đề cần khai thác và làm sáng tỏ trong phạm vi một tiết học. Do đó, trong giờ học thể nghiệm tài liệu cơ bản quan trọng nhất là SGK. Dƣới sự tổ chức và dẫn dắt của GV thông qua những biện pháp cụ thể, HS say sƣa, tìm tòi, chủ động trong quá trình tiếp cận, phát hiện và lĩnh hội tri thức. Dựa vào SGK, hiểu biết của bản thân và những câu hỏi gợi dẫn của GV, HS đã phát hiện đƣợc những nhận định khái quát, cốt lõi. Trên cơ sở đó, GV bổ sung khái quát hoá thành nội dung cơ bản của bài học. Cách làm này có tác dụng kích thích HS động não tƣ duy, say mê, hứng thú tìm hiểu tri thức mới. Không khí lớp học vui vẻ, dân chủ, HS tích cực hoạt động.

Giờ học thể nghiệm đƣợc thiết kế với mục đích tích cực hoá hoạt động của HS, trong đó đề cao vai trò của ngƣời học, phát huy vai trò năng động, sáng tạo của HS. Do vậy, GV rất công phu, nghiêm túc trong việc thiết kế giờ dạy để phù hợp đối tƣợng giảng dạy. GV quan tâm đến công việc chuẩn bị của cả thầy và trò.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65

Ở giờ dạy thể nghiệm này, GV sử dụng các biện pháp tích cực hoá hoạt động của HS nên HS rất hứng thú học bài, nhận thức hoàn toàn chủ động, con đƣờng đến với tri thức mới và lĩnh hội chúng đƣợc rút ngắn lại. GV rất chú trọng tới hoạt động bên trong của mỗi chủ thể bạn đọc HS, phối hợp linh hoạt và sáng tạo các phƣơng pháp trong quá trình dạy học.

Về hệ thống luận điểm và hệ thống câu hỏi trong bài học: Hệ thống luận điểm đƣợc xác định là yêu cầu quan trọng của bài VHS tác gia. Thiết kế bài thể nghiệm, ngƣời dạy đã lấy SGK làm điểm tựa, tuân thủ hệ thống luận điểm, nhận định SGK đƣa ra để HS thuận lợi khi tìm hiểu. Mỗi một luận điểm, một nhận định đƣa ra trong bài học đều đƣợc dƣới dạng thức khái quát nêu vấn đề. Vì vậy, luôn tạo đƣợc cho HS phản ứng thắc mắc,đòi hỏi phải đƣợc lý giải làm sao cho sáng tỏ. Những luận điểm, những nhận định có tính chất nêu vấn đề nhƣ vậy đòi hỏi HS phải luôn động não suy nghĩ, phải tự giác, tự lực tìm cách giải quyết vấn đề. Tự các em phải huy động vốn hiểu biết, phát hiện, liên tƣởng, so sánh, tìm tòi những dữ liệu để làm sáng tỏ vấn đề. Có thể nói hệ thống luận điểm, nhận định trong thiết kế thể nghiệm đã đặc biệt phát huy tác dụng trong việc khơi dậy hứng thú học tập của HS và hình thành, rèn luyện cho HS năng lực tự học, tự tham gia lĩnh hội và giải quyết vấn đề của bài VHS tác gia.

Hệ thống câu hỏi trong thiết kế thể nghiệm đã bám sát phƣơng pháp dạy học mới theo hƣớng tích cực hoá hoạt động của ngƣời học. GV xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề để định hƣớng sự tìm tòi, phát hiện kiến thức của học sinh. Hệ thống câu hỏi đƣa ra trong bài đã chú ý đến tính vừa sức của học sinh, vừa có câu hỏi mang tính chất phát hiện, vừa có câu hỏi nêu vấn đê, câu hỏi liên hệ mở rộng, câu hỏi so sánh, lại vùa có câu hỏi đánh giá... Các câu hỏi này là phƣơng tiện, là chỗ dựa để HS xác định, phát hiện và cụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66

thể hoá những tri thức cơ bản trong bài, đồng thời tích cực hoá hoạt động của ngƣời học.

* Đề xuất của cá nhân sau giờ dạy thể nghiệm

Giờ dạy thể nghiệm cho thấy HS không quá yếu kém, thờ ơ trong việc lính hội kiểu bài này. Nếu GV biết cách thức tổ chức, hƣớng dẫn học tập bằng những phƣơng pháp tích cực, cùng với sự tận tình, sự theo dõi sát sao của GV học sinh đã bộc lộ tiềm lực và khả năng học bài VHS tác gia nói riêng, phân môn VHS nói chung tƣơng đối tốt. Khi đƣợc tham gia vào các tình huống học tập, HS biểu lộ sự say mê, niềm hứng khởi tham gia phát hiện và lý giải những điều bổ ích, lý thú trong học tập. HS không hẳn hoàn toàn thờ ơ, coi nhẹ kiểu bài này, mà cũng nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa riêng của nó trong chƣơng trình. Song hứng thú học tập của học sinh và vai trò của bài VHS tác gia chƣa đƣợc coi trọng đúng mực. Đôi khi GV vẫn còn tƣ tƣởng xem nhẹ kiểu bài này, GV chƣa có những trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lƣợng dạy bài VHS tác gia. Bởi thế, hứng thú học tập của HS chƣa đƣợc khơi nguồn và khai thác triệt để, chƣa đƣợc coi trọng một cách đứng mực. Hứng thú học tập của học sinh là một đòi hỏi, một yêu cầu mang tính sƣ phạm. Hứng thú ấy chỉ thực sự có đƣợc bằng sự tận tâm, tận lực, bằng cách thức tổ chức hƣớng dẫn, điều khiển các thao tác hoạt động của HS trong giờ học và bằng tính tích cực, tự giác của HS.

Giờ dạy thể nghiệm đã chứng minh dạy bài VHS tác gia theo hƣớng tích cực hoá hoạt động của HS là công việc không mấy khó khăn, có thể làm đƣợc và mang lại kết quả giáo dục cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67

PHẦN KẾT LUẬN

Cùng với xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học đang diễn ra mạnh mẽ ở mọi cấp học, môn học, bài học VHS, một bộ phận cấu thành của bộ môn văn học, cũng đã và đang vận động chuyển mình đi lên trong mối quan tâm của đông đảo những ngƣời làm công tác giáo dục, cũng nhƣ toàn thể GV và HS. Với ý nghĩa đó, luận văn “Những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh THPT trong giờ VHS (tác gia)” có ý nghĩa sâu sắc đối với công việc đổi mới PPDH văn học ở nhà trƣờng trung học phổ thông hiện nay.

1. Luận văn góp phần giải quyết một nhận thức chƣa đúng đắn về mối liên hệ giữa kiến thức và phƣơng pháp. Lâu nay, GV đã quen với việc dạy VHS chỉ nặng về cung cấp kiến thức mà không nghĩ đến mục tiêu quan trọng hơn là phát huy vai trò chủ thể của ngƣời học. Đồng thời, phá vỡ một định kiến cho rằng dạy VHS là phải thuyết giảng vì kiến thức nhiều, thời gian ít, hiểu biết và kỹ năng của học sinh hạn chế....

2. Tích cực hoá hoạt động của HS phải đƣợc thấu triệt trong mọi môn học và kiểu bài. Bởi, HS vừa là đối tƣợng, vừa là chủ thể của quá trình giáo dục. Trong khi, các hoạt động khác thƣờng hƣớng vào thay đổi đối tƣợng khách thể thì hoạt động học tập làm cho chính chủ thể hoạt động thay đổi. Bằng hoạt động học tập mỗi HS tự hình thành và phát triển nhân cách của mình.

Luận văn khẳng định bài học VHS rất thuận lợi cho việc tổ chức các biện pháp tích cực hoá hoạt động của HS. Mỗi bài VHS (tác gia) đều chứa khối lƣợng kiến thức lớn, trìu tƣợng, có tính chất liên môn, liên cấp. Nắm vững kiến thức của kiểu bài này, học sinh mới có tiền đề lĩnh hội tác phẩm văn chƣơng. Đối với bài VHS (tác gia) khả năng tích cực hoá hoạt động học tập chính là mắt xích quan trọng giúp các em hoàn thành quá trình học tập và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68

giải quyết nghịch lý giữa thời gian có hạn trên lớp với dung lƣợng kiến thức sâu rộng, phức tạp của kiểu bài này. Mặt khác, kiến thức học sinh thu nhận đƣợc sẽ bền vững sâu sắc hơn. Cùng với kiến thức, phƣơng pháp và kỹ năng học tập của học sinh ngày càng hoàn thiện. Muốn vậy, ngƣời GV phải nhận rõ vai trò, trách nhiệm, phải phát huy trí tuệ cùng với việc vận dụng linh hoạt, hài hoà các phƣơng pháp, biện pháp để tích cực hoá hoạt động của HS.

3. Thực thi phƣơng pháp dạy học mới chứng tỏ HS là trung tâm trong bài học VHS. Bài VHS (tác gia) đã chú trọng tạo mọi cơ hội và sử dụng nhiều hình thức để HS đƣợc hoạt động, đƣợc phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.

Trong cơ chế dạy học này, ngƣời học phải giải quyết triệt để mối quan hệ giữa thu nhận tri thức với phƣơng pháp và kĩ năng thu nhận tri thức đó ở HS. Từ đó tạo đƣợc sự phát triển toàn diện về trí tuệ, tâm hồn và năng lực của học sinh.

Bằng cách sử dụng các biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh đã tạo đƣợc sự đồng hành giữa đổi mới phƣơng pháp dạy học với đổi mới quan niệm, nội dung, chƣơng trình và SGK khi thực hiện quy trình dạy học văn nói chung và dạy học kiểu bài VHS (tác gia) nói riêng.

Trong nhà trƣờng THPT, tích cực hoá hoạt động của HS có tác dụng khơi dậy và kích thích HS tƣ duy độc lập, sáng tạo, hứng thú tìm tòi và phát hiện. Học tập thông qua con đƣờng tích cực hoá sẽ đem lại tác dụng và hiệu quả lớn hơn rất nhiều so với cách học tập và tiếp thu một chiều trƣớc đây. Hơn nữa, tích cực hoá hoạt động của HS, nghĩa là HS chủ động, phát huy năng lực tƣ duy năng động, sáng tạo nắm bắt và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống.

4. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục đào tạo, từ yêu cầu bức thiết của thực tế dạy học văn trong nhà trƣờng THPT, tác giả luận văn đã phân tích khái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69

quát lý luận về khả năng tổ chức học tập của lứa tuổi HS THPT một cách có cơ sở kết hợp với hoạt động lĩnh hội tri thức trong học tập để đƣa ra các biện pháp tích cực hoá hoạt động của HS qua bài VHS (tác gia). Qua luận văn chúng tôi hy vọng những luận chứng dã nêu góp phần khẳng định tính đúng đắn khoa học của cuộc đổi mới phƣơng pháp dạy.

Phần thử nghiệm của luận văn là phần kiểm chứng hiệu quả của việc vận dụng những biện pháp đã đặt ra, đồng thời bƣớc đầu góp tiếng nói thể hiện tính bức thiết và định hƣớng đúng đắn của luận văn.

Song, do điều kiện thời gian và trình độ của bản thân, chúng tôi mong muốn những suy nghĩ bƣớc đầu của luận văn sẽ đƣợc tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô, của đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu và sách chuyên khảo

1. Nguyễn Duy Bình: Dạy văn- dạy cái hay. cái đẹp. NXB Giáo dục 1983.

2. Hoàng Hữu Bội: Thiết kế dạy học Ngữ Văn 10, 11, 12. NXB Giáo

dục 2008.

3. Nguyễn Viết Chữ: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại

thể. NXB Đại học quốc gia HN 2001.

4. Hồ Ngọc Đại: Tâm lý học dạy học- NXB Giáo dục 1983.

5. Phạm Văn Đồng: Thư gửi Hội thảo “Nghiên cứu và phát triển năng lực tự

học-Tự đào tạo”. Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 2-1998.

6. Nguyễn Trọng Hoàn: Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm

văn chương- NXB Giáo dục

7. Nguyễn Trọng Hoàn: Tiếp cận văn học. NXB khoa học xã hội 2002.

8. Trần Bá Hoành: Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. NXB Đại học sƣ phạm.

9. Trần Bá Hoành: Phương pháp tích cực. NCGD, 8-1996.

10.Trần Bá Hoành: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm. NCGD 1-1994.

11. Lê Văn Hồng: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Tài liệu dùng

cho các trƣờng ĐHSP và CĐSP- 1995.

12. Nguyễn Thanh Hùng: Sự tồn tại của phương pháp là cụ thể,

NCGD 8-1992

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71

14. Nguyễn Thanh Hùng: Cơ cấu chuyển vào trong và tư duy đồng hiện. Tạp

chí Nghiên cứu giáo dục số 2- 1996.

15. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng: Dạy học văn ở nhà trường phổ thông. NXB

ĐHQG Hà Nội 2001.

16. Nguyễn Sinh Huy: Tiếp cận xu thế đổi mới PPGD trong giai đoạn hiện

nay, NCGD, 3-1995.

17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học.

NXB Giáo dục 1997.

18. Nguyễn Kỳ: Phương pháp giáo dục tích cực, NCGD, 2-1993.

19. Nguyễn Kỳ: Thời đại và PPGD, NCGD, 7-1994.

20. Nguyễn Kỳ: Mô hình dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung

tâm,Trƣờng bồi dƣỡng cán bộ Quản lí giáo dục, H. 1996.

21. Phan Trọng Luận: Xã hội, Văn học, Nhà trường, NXB GD- 1996.

22. Phan Trọng Luận: Con đường nâng cao hiệu quả dạy học văn, NXB GD

1978.

23. Phan Trọng Luận: Phương pháp dạy học văn- 2 tập NXB Giáo dục 2001.

24. Phan Trọng Luận: Văn học giáo dục thế kỷ XXI. NXB ĐHHQG Hà Nội

2002.

25. Phan Trọng Luận- Nguyễn Thanh Hùng: Phương pháp dạy học văn.

NXB ĐHQG Hà Nội 1998.

26. Phan Trọng Luận: Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học. NXB Giáo dục

HN- 1983.

27. Phan Trọng Luận (chủ biên): Thiết kế bài học Ngữ văn 10, 11, 12. NXB

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72

28. Đoàn Thị Kim Nhung: PPDH Ngữ Văn ở trường THCS theo hướng tích

hợp và tích cực, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.

29. Ngữ Văn 10. (Tập I,II) NXB Giáo dục.

30. Ngữ Văn 11. (Tập I,II) NXB Giáo dục.

31. Ngữ Văn 12. (Tập I,II) NXB Giáo dục

32. Ngữ Văn 10- Nâng cao (Tập I,II) NXB Giáo dục.

33. Ngữ Văn 11- Nâng cao (Tập I,II) NXB Giáo dục.

34. Ngữ Văn 12- Nâng cao (Tập I,II) NXB Giáo dục.

35. Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội: Một số vấn đề về phương pháp dạy-

học văn trong nhà trường, NXB GD, 2001.

36. Trƣơng Đức Thành: Hiện trạng về đổi mới dạy và học Văn. NCGD 8- 1992.

37. Trần Trọng Thuỷ: Một lý thuyết hoạt động học tập. NCGD 2-1992.

38. Phạm Toàn: Công nghệ dạy văn. NXB ĐHQG Hà Nội 2000.

39. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên): Biển học vô bờ. NXB Thanh Niên 2000.

40. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên): Học và dạy cách học. NXB ĐHSP Hà Nội

2000 và nghiên cứu khoa học. NCGD 9-1996.

41. Nguyễn Cảnh Toàn: Phương pháp giáo dục tích cực- Bàn về học và

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ thông trong giờ văn học sử (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)