Thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và sinh học hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên giai đoạn 1997

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở thái nguyên (giai đoạn 1997 - 2007) (Trang 62 - 65)

1. Trồng trọt

2.3.2. Thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và sinh học hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên giai đoạn 1997

sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên giai đoạn 1997 - 2007

Sự phát triển của công nghiệp, tiến bộ khoa học - công nghệ đã có tác động tích cực, sâu sắc và làm chuyển biến căn bản nền kinh tế nông nghiệp cũng như bộ mặt nông thôn của tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên trong thời gian vừa qua.

2.3.2.1. Cơ giới hóa nông nghiệp,

Trong những năm gần đây, tốc độ cơ giới hóa nông nghiệp tăng lên nhanh chóng, việc sử dụng máy móc thay thế lao động chân tay đã trở thành khá phổ biến ở nông thôn. Do kinh tế phát triển, thu nhập của nông dân tăng lên, nên trong các hộ nông thôn bước đầu có tích luỹ để đầu tư mở rộng sản xuất, mua sắm thêm máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường

Bảng 2.6. Các loại máy móc chủ yếu bình quân 100 hộ ở Thái Nguyên và trung du miền núi Bắc Bộ năm 2005

Đơn vị: cái, chiếc

Chủng loại Thái Nguyên Trung du miền núi

- Máy cày, máy kéo lớn 0,12 0,10 - Máy cày, máy kéo nhỏ 1,08 0,91 - Tàu, thuyền vận tải cơ giới 0,23 0,21 - Máy phát điện 0,07 0,07

- Động cơ điện 2,55 1,38

- Máy tuốt lúa động cơ 26,19 7,48

- Máy xay xát 3,32 1,56

- Máy cưa xẻ gỗ 2,06 0,90 - Bình phun thuốc trừ sâu 21,00 20,00 - Máy bơm nước 49,71 31,40 - Máy chế biến thức ăn gia súc 0,39 0,15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, qua phân tích trên cho thấy, các loại máy móc chủ yếu tính bình quân cho 100 hộ của tỉnh Thái Nguyên cao hơn so với các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ. Do đầu tư vào sản xuất nên số lượng máy móc trong các hộ tăng nhanh, nhiều công việc nặng nhọc trong sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa, nhất là trong khâu làm đất và tưới tiêu góp phần khắc phục tính chất thời vụ của sản xuất nông nghiệp.

Năm 1995, diện tích đất nông nghiệp được làm bằng máy chiếm 40,2%, tương ứng năm 2000 chiếm 45,1%, năm 2007 chiếm 72,2%. Các khâu công việc khác như tưới nước, phun thuốc trừ sâu, vận chuyển, tuốt lúa, xay xát lúa gạo, chế biến thức ăn gia súc, công việc sản xuất trong các làng nghề như cưa xẻ gỗ…cũng được cơ giới hóa nhanh ở mức cao hơn trước với sự phát triển của nguồn điện lực quốc gia. Theo thống kê của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện nay Thái Nguyên có121.448 máy nông nghiệp các loại, gồm: 1579 máy làm đất nhỏ, 41.280 máy bơm điện, 1471 máy vận chuyển, 5672 máy xay xát, 2378 máy nghiền, 306 máy tẽ ngô, 67.892 máy tuốt lúa, 1370 máy đập lúa liên hoàn và 54.000 máy sao chè cải tiến.

Bảng 2.7. Mức độ cơ giới hóa các khâu sản xuất ở Thái Nguyên

Đơn vị tính: %

Khâu canh tác 1990 1995 2000 2007

Làm đất 37,6 40,2 45,1 72,2

Cấy lúa 0 0 0 0

Tưới nước 68,4 72,8 78,5 84,7 Phun thuốc trừ sâu 52,1 55,7 65,6 73,1 Thu hoạch 55,8 62,5 71,0 78,2

Nguồn:Sở kế nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên 2007

Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn một mặt phải cơ giới hóa nông nghiệp, đồng thời phải đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp tạo điều kiện để đưa máy móc công nghệ tiên tiến vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sản xuất. Song, khó khăn của việc cơ giới hóa nông nghiệp Thái Nguyên hiện nay là quy mô ruộng đất quá manh mún, bình quân 12,2 thửa/hộ (180m2/thửa) nên máy kéo, xe vận tải và máy công nghiệp khó phát huy tác dụng, chi phí cao, hiệu quả thấp. Mặt khác, lao động trong nông nghiệp dư thừa nhiều nên nhiều chủ hộ (nhất là hộ khó khăn) không muốn hoặc không có điều kiện để sử dụng máy mà chỉ dùng sức kéo trâu, bò. Đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu của hiện đại hóa với lực lượng lao động dư thừa quá lớn ở nông thôn. Vì vậy cần phải sớm giải quyết mâu thuẫn này để chủ trương cơ giới hóa sớm đi vào thực tiễn nông nghiệp, nông thôn.

2.3.2.2. Điện khí hóa

Những năm qua được sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng đầu tư phát triển điện lưới đi trước một bước, tạo tiền đề phát triển các ngành sản xuất và phục vụ đời sống dân sinh. Đến nay đã có 100% huyện, thành phố, thị xã có lưới điện quốc gia, 100% số xã, phường, thị trấn có điện, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 100%. Năm 2004, Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên trong cả nước ngành điện lực quản lý toàn bộ lưới điện hạ áp và bán điện trực tiếp cho 100% các hộ sử dụng điện, giá bán thực hiện theo biểu giá quy định hiện hành của thủ tướng Chính phủ. Sản lượng điện thương phẩm năm 2007 đạt 667,7 triệu KWh. Nhờ có mạng lưới điện quốc gia nên các vùng nông thôn trong tỉnh đã khởi sắc trên nhiều mặt và đi vào khai thác chiều sâu nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nông dân. Trước hết, điện phục vụ đắc lực cho tưới tiêu, thâm canh tăng năng suất cây trồng, mở rộng vụ đông, tăng cường đầu tư máy móc phục vụ cho nông nghiệp, chế biến thức ăn, xay xát, vận chuyển, nhất là điện phục vụ sản xuất trong các làng nghề, khu, cụm công nghiệp.

2.3.2.3.Thuỷ lợi hóa

Nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi hóa đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn 1997 - 2007, hệ thống kênh mương, thuỷ lợi nội đồng tiếp tục được quan tâm đầu tư và nâng cấp, thêm nhiều diện tích được tưới tiêu chủ động góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. Hiện nay toàn tỉnh có 389 trạm bơm các loại, với 1157 máy bơm có công suất tưới 80,04m3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

276,78m3/s, vì vậy tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp hàng năm được tưới tiêu chủ động chiếm 80%, trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm được tưới tiêu chủ động chiếm 85%, riêng diện tích lúa là 90%.

Tuy nhiên, so với yêu cầu thâm canh, tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi thì công tác thuỷ lợi hóa của Thái Nguyên vẫn có những bất cập. Chất lượng một số công trình thuỷ lợi xuống cấp nghiêm trọng nhất là các trạm bơm đầu mối, không đáp ứng được năng lực thiết kế nên hàng năm vẫn còn diện tích đất canh tác bị hạn, hay ngập úng. Mặt khác, không đảm bảo được tính đồng bộ giữa công trình đầu mối và hệ thống kênh dẫn nên chưa phát huy hết hiệu quả, tình trạng lãng phí nước còn nhiều, vấn đề giữa giá điện cao và giá thuỷ lợi thấp dẫn đến các công ty thuỷ nông luôn trong tình trạng nợ nần, nên không đủ vốn để duy trì bảo dưỡng, nâng cấp.

2.3.2.4. Hóa học hóa, sinh học hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp

Những năm vừa qua ở Thái Nguyên quá trình hóa học hóa sản xuất nông nghiệp có nhiều khởi sắc: lượng phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ tăng lên, chủng loại đa dạng, cơ cấu được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu sản xuất. Tuy lượng phân hóa học bình quân trên 1 ha còn ở mức thấp (100 kg/ha), nhưng cơ cấu các loại NPK đã được điều chỉnh theo hướng giảm tỷ lệ đạm, tăng tỷ lệ phân lân và Kali đã đáp ứng yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Ngoài ra thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích cây trồng và vật nuôi khá đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, giá phân bón và giá thuốc hóa chất quá cao không có lợi cho người sản xuất nông nghiệp, giá thành cao nên không kích thích sản xuất phát triển, thiếu sự hướng dẫn sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và chế phẩm hóa học khác trong nông dân nên gây mất an toàn sản xuất và vệ sinh thực phẩm.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở thái nguyên (giai đoạn 1997 - 2007) (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)