Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và đô thị hóa nông thôn, đƣa nông thôn Thái Nguyên phát triển ngày càng văn minh, hiện đạ

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở thái nguyên (giai đoạn 1997 - 2007) (Trang 70 - 75)

1. Trồng trọt

2.3.4.Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và đô thị hóa nông thôn, đƣa nông thôn Thái Nguyên phát triển ngày càng văn minh, hiện đạ

thôn, đƣa nông thôn Thái Nguyên phát triển ngày càng văn minh, hiện đại

2.3.4.1. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

Nhờ có sự đầu tư của nhà nước, sự đóng góp của dân và các thành phần kinh tế, sau những năm tiến hành công cuộc đổi mới, đặc biệt từ sau khi tái lập tỉnh (1997) và tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tiếp tục được xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Nét nổi bật là những công trình phục vụ nông nghiệp, nông thôn như giao thông, thủy lợi, điện, bưu chính viễn thông…

Về giao thông nông thôn: ngay sau khi tái lập, tỉnh đã có chủ trương, (Tỉnh ủy đã có Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 26 tháng 1 năm 1997) về cải tạo nâng cấp đường giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm 2000 – 2007 toàn tỉnh đã đầu tư 1.829.651 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 20%, nhân dân đóng góp 20% và hàng triệu ngày công lao động, đến nay 100% số xã, thôn có đường ô tô đến trung tâm xã và đến các thôn xóm trong tỉnh. Tỷ lệ đường nhựa, bê tông chiếm hơn 80%, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế và nâng cao dân sinh nông thôn.

Tỉnh Thái Nguyên là vùng có hệ thống thủy nông tương đối đồng bộ, có công ty thủy nông lớn của tỉnh là Công ty khai thác công trình thủy nông Hồ Núi Cốc và Công ty khai thác công trình thủy nông Nam Phổ Yên. Trong những năm qua với sự đầu tư của Nhà nước và công sức của nhân dân cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ tưới tiêu nước cho nông nghiệp, toàn tỉnh hiện có 391 trạm bơm lớn nhỏ, 1.157 máy bơm được duy tu bảo dưỡng, đầu tư mới tăng thêm năng lực tưới tiêu, chủ động hơn theo yêu cầu bơm tưới cũng như chống úng, chống hạn, đảm bảo cho sản xuất nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp phát triển vững chắc hơn, góp phần rất quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất các loại cây trồng, vật nuôi. Hệ thống thủy nông Thái Nguyên đảm bảo tưới cho 103,5 nghìn ha gieo trồng (bằng 85% tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh). Những năm qua đã xây dựng 356 công trình trong đó lĩnh vực nông nghiệp 10 dự án, thủy lợi 21 dự án, 325 công trình kiên cố hóa kênh mương và hàng chục dự án tu bổ đê điều với tổng mức đầu tư 596,7 tỷ đồng. Các dự án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp đã phát huy hiệu quả, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, năng suất cây trồng, vật nuôi ngày càng cao, đóng góp tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

2.3.4.2. Nước sạch và vệ sinh môi trường

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tiếp tục được triển khai thực hiện. Hoàn thành công suất cấp nước giai đoạn II nhà máy nước Thái Nguyên 16.000m3

/ngày đêm, một số các thị trấn trong tỉnh có trạm cấp nước sạch phục vụ cho trên 600 nghìn người, một số thị trấn, xã đang triển khai thực hiện dự án nước sạch nông thôn. Năm 2007 tỷ lệ dân nông thôn có nước sạch để sử dụng là 37,3% so với tổng số dân, 61,33% số dân nông thôn Thái Nguyên dùng nước hợp vệ sinh.

Thực hiện Nghị định 02/2003 NĐ-CP của Chính phủ, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp 74 chợ, trong đó chợ nông thôn chiếm 82%, góp phần làm giảm bớt khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, mở mang thị trường nông thôn.

2.3.4.3. Thông tin liên lạc những năm qua phát triển mạnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống. Những năm qua điện thoại trong nông thôn phát triển mạnh, tính đến cuối năm 2007 có 72.736 máy chiếm 83,5% tổng số máy điện thoại cố định trong toàn tỉnh, nâng mật độ sử dụng thuê bao điện thoại ở nông thôn đạt 116 máy/1000 dân. Ở những vùng kinh tế phát triển nhất là trong các làng nghề có tới 80-90% số hộ có điện thoại, ngoài ra còn chưa tính điện thoại di động đã phủ sóng đầy đủ. 100% số xã, 21,4% số thôn có điểm bưu điện vănhóa và có truy cập Internet. Hệ thống phát thanh đã phủ 100% lãnh thổ, diện phủ sóng truyền hình đạt 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.3.4.4. Phát triển kết cấu hạ tầng văn hóa - xã hội, phát triển nguồn nhân lực

Phát triển kết cấu hạ tầng văn hóa - xã hội và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là hai mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Sự nghiệp giáo dục được quan tâm ở tất cả các cấp học, ngành học. Năm 2004 đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, mạng lưới giáo dục ngày càng phát triển đa dạng, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Cơ sở vật chất trang thiết bị trường học được tăng cường, đến nay đã có 85% số phòng học được kiên cố, công tác xã hội hóa giáo dục có nhiều tiến bộ. Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn. Nhiều địa phương rất quan tâm khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức đoàn thể du nhập nghề mới, tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là lứa tuổi thanh niên nhằm phát triển ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ.

Sự nghiệp y tế, văn hóa cho nhân dân có nhiều chuyển biến. 5 năm qua đã đầu tư trên 134 tỷ đồng cho hệ thống khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, hầu hết các trạm y tế cơ sở được kiên cố hóa, 100% số trạm y tế xã có bác sĩ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,22% năm 2001 xuống còn 1,05% năm 2007. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 31,1% năm 2000 xuống còn 5% năm 2007. Đầu tư cơ sở vật chất cho sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao ở cơ sở từng bước được tăng cường, hầu hết các thôn làng có nhà văn hóa. Toàn tỉnh có 68% số làng đạt danh hiệu làng văn hóa. Mạng lưới truyền thanh nông thôn được đầu tư, cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục, đài phát thanh - truyền hình tỉnh phủ sóng đến tất cả địa bàn trên toàn tỉnh.

Công tác xóa đói, giảm nghèo là thành tựu nổi bật nhất, đạt kết quả tích cực. Tỷ lệ nghèo giảm nhanh từ 26,85% năm 2005, 23,74% năm 2006 xuống còn 20,65% vào năm 2007 (theo tiêu chí mới). Toàn tỉnh không còn hộ có nhà xiêu vẹo, dột nát, tranh tre, nứa, lá.

Giải quyết việc làm là một trong những vấn đề xã hội bức xúc, là mối quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Đây còn là yếu tố quyết định đến thu nhập của mỗi hộ gia đình và sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. 10 năm qua, bình quân mỗi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năm Thái Nguyên đã giải quyết được việc làm cho 14 nghìn lao động vượt 16,7% so mục tiêu đề ra. Năm 2004 có 16 nghìn lao động, năm 2007 có 18 nghìn lao động có thêm việc làm và việc làm mới. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 4,9% năm 2003 xuống còn 4,23% năm 2004 và 4,0% năm 2007. Hệ số sử dụng thời gian lao động của khu vực nông thôn từ 70,8% năm 2000 lên 81,38% năm 2007. Công tác xuất khẩu lao động có cố gắng, hàng năm xuất khẩu lao động từ 2000 đến 2500 người. Các trung tâm dịch vụ việc làm tích cực giới thiệu tư vấn, đào tạo lao động cung cấp cho các doanh nghiệp. Các ngân hàng chuyên doanh trên địa bàn tỉnh đã huy động nhiều nguồn vốn cho vay để mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, hình thành thêm cơ sở dạy nghề, bước đầu tổ chức tốt hội chợ việc làm ở trung tâm tỉnh và một số huyện.

Đời sống nông dân Thái Nguyên không ngừng cải thiện. 10 năm qua, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp liên tục phát triển với tốc độ khá cao trên 5%/năm, các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn tăng khá tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Đời sống nông dân ở phần lớn các vùng nông thôn được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân tăng từ 1,6 triệu đồng năm 1997 lên 2,4 triệu đồng năm 2003 và 3,1 triệu đồng/người năm 2007 (xếp thứ 3 trong vùng). Điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh đựoc cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ nghèo ở nông thôn từ 26,85% năm 2005, 23,74 năm 2006 xuống còn 20,65% năm 2007. Nhiều làng, xã đã trở thành làng văn hóa, kinh tế phát triển, văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc được phục hồi và phát triển; trình độ dân trí được nâng lên.

2.3.4.5. Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh

Ngay sau khi tái lập, tỉnh đã dành phần lớn số vốn cho việc đầu tư phát triển thành phố Thái Nguyên, đồng thời tỉnh có chủ trương quy hoạch các thị xã, thị trấn, thị tứ và thực hiện đầu tư theo quy hoạch. Trong quy hoạch đã chú trọng đến phát triển công nghiệp, các khu đô thị mới, khu dân cư, hình thành các thị trấn, thị tứ mới. Đồng thời quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nông nghiệp, nông thôn một cách đồng bộ. Thành phố Thái Nguyên đã được công nhận là đô thị loại II, tiến tới đề nghị công nhận đô thị loại I. Thị xã Sông Công đang trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quá trình xây dựng và phát triển đề nghị lên đô thị loại III. Các thị trấn trong tỉnh đang được quy hoạch mở rộng, chất lượng đô thị đã được nâng lên một bước. Quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh ở nhiều vùng dân cư nông thôn, các khu vực ven đường quốc lộ, tỉnh lộ, các vùng nông thôn có nền kinh tế phát triển.

Như vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên những năm 1997 - 2007 đã và đang tạo ra sự tăng trưởng cao những chuyển biến tích cực trong ngành kinh tế nông nghiệp cũng như bộ mặt nông thôn Thái Nguyên. Việc đánh giá đúng mức những thành tựu, ưu diểm và thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Thái Nguyên sẽ giúp chúng ta có được bài học kinh nghiệm và hệ thống giải pháp phù hợp để đẩy nhanh hơn nữa sự nghiệp này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở thái nguyên (giai đoạn 1997 - 2007) (Trang 70 - 75)