So sánh hiệu quả xử lý theo ba cách vận hành thiết bị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải của làng nghề sản xuất miến dong Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước (Trang 62 - 68)

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.4. So sánh hiệu quả xử lý theo ba cách vận hành thiết bị.

* Chạy tuần hoàn hai cột kị khí và hiếu khí: Cho hiệu quả xử lý tương đối

tốt, nhưng phương pháp này không thuận lợi với sự phát triển của vi sinh vật vì trong quá trình bơm tuần hoàn, có một phần lớp màng vi sinh ở cột kị khí bị bong ra rồi lại sang cột hiếu khí (có sục oxi không khí) sẽ làm chết vi sinh vật kị khí và ngược lại.

* Chạy tuần hoàn hiếu khí: Sự giảm nồng độ các chất xảy ra đều hơn nhưng

thời gian xử lý lâu hơn (33h chạy tuần hoàn hiếu khí). Phương pháp này cần chi phí đầu tư cho xử lý cao hơn vì phải dùng máy sục khí trong thời gian xử lý, lượng bùn hoạt tính sinh ra lớn.

* Xử lý gián đoạn ngâm kị khí 12h sau đó chạy tuần hoàn hiếu khí.

Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp trên vì kết hợp được xử lý kị khí và hiếu khí. Chính giai đoạn ngâm kị khí đã giảm được thời gian chạy tuần hoàn hiếu khí (chỉ mất 10h), nên giảm được kinh phí đầu tư cho xử lý vì ta có thể ngâm kị khí vào ban đêm.

Từ các kết quả trên, với mong muốn đạt được hiệu quả xử lý nước thải miến cao hơn, sơ đồ công nghệ được đề nghị như sau:

Hình 33: Đề suất sơ đồ công nghệ cho xử lý nước thải sản xuất miến

Bể nước thải

Lọc cặn

Ngâm kị khí Tuần hoàn

Hiếu khí

Lọc cát Nước sạch

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu xử lý nước thải của làng nghề sản xuất miến dong Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước chúng tôi đã

thu được một số kết quả sau:

1. Đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của các mẫu nước thải sản xuất miến . Kết quả cho thấy nước thải sản xuất miến có chứa các chất hữu cơ với hàm lượng khá cao: COD = 4000-6000 mg/l, tỉ số BOD5/COD ~ 0.6, độ đục cao (~ 400 ÷ 600 NTU), hàm lượng NH4+ ~ 40-80 mg/l, hàm lượng NO2-, PO43- không đáng kể. Đây là loại nước thải thuận lợi cho việc xử lý bằng phương pháp sinh học.

2. Đã tiến hành nuôi cấy vi sinh vật hiếu khí và kị khí trên hai cột lọc với chất mang là các hạt vật liệu xốp polystyren. Kết quả chụp SEM cho thấy màng sinh học được tạo thành có độ dày khoảng 125μm.

3. Đã tiến hành xử lý nước thải sản xuất miến bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước trên hệ thống thiết bị gồm 2 cột lọc kị khí và hiếu khí theo ba cách khác nhau. Kết quả nước thải sau khi xử lý có giá trị COD, độ đục, NH4+, NO2-, PO43- đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp cho phép thải vào môi trường.

4. Đối với nước thải sản xuất miến nếu xử lý riêng kị khí trước sau đó mới xử lý hiếu khí cho kết quả xử lý tốt hơn so với việc xử lý tuần hoàn qua cả 2 cột kị khí và hiếu khí, hay chỉ chạy tuần hoàn hiếu khí.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Đình Bảng(2004), Giáo trình các phương pháp xử lý nước, nước thải, ĐHKHTN, Hà Nội.

2. Lê Văn Cát (1999), Cơ sở hóa học và kĩ thuật xử lý nước, NXB Thanh Niên, Hà Nội

3. Hoàng Huệ (1996), Xử lý nước thải, NXB Xây Dựng,Hà Nội.

4. Nguyễn Xuân Nguyên, Phạm Hồng Hải.(2003), Lý thuyết và mô hình hóa quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. NXB KHKT

5. Trịnh Lê Hùng(2006), Kỹ thuật xử lý nước thải., NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Trịnh Xuân Lai (2000), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây dựng, Hà Nội.

7. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2005), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB KHKT.

8. Lương Đức Phẩm (2002), Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội..

9. Trần Tứ Hiếu, Phạm Hùng Việt, Nguyễn Văn Nội (1999), Hóa học môi trường cơ sở, Khoa Hóa Học ĐHKHTN, Hà Nội..

10. NXB KHKT(1996), Tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường.

11. Trung tâm đào tạo ngành nước và môi trường (2005), Sổ tay xử lý nước, NXB Xây dựng, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

12.Aoyi Ochieng , John O. Odiyo, Mukayi Mutsago (2003), “Biological treatment of mixed industrial wastewaters in a fluidised bed reactor”, Journal of Hazardous Materials B96, pp 79–90.

13. APHA (1985), “Standard Methods for the Examination of Water and

14. AWWA( American Water Works Association) and ASCE ( American Society of Civil Egineers) (1999), “Water Treatment Plant Design”,Mc.Graw- Hill . 3rd Edition, New York..

15. Berthold Gunder, Ph.D (2001), “The Membrane-Coupled Activated Sludge Prosses in Municipal Wastewater Treatment Institute of Sanitari Egineering Water Quality and Solid Waste Management’’,University of Stuttgart Germany 16. Bruce.E.Rittmann – Perry.L.McCarty (2001), “Environmental Biotechnology

Principles and Applications’’, Published by Mc Graw – Hill, an imprint of The Mc Graw – Hill Companies..

17. G. Andreottla et al (2002), “Treatment of Winery”, Water science And Technology, pp 347-354.

18. M.Anis Al-Layla, Shamim Ahmad, E. Joe Middlebrooks (2002) “Handbook of Wastewaster Collection and treatment, Principles and Practice’’, Garland STPM Press/ New York and London.

19..Omar Sánchez, Estrella Aspé, María C Martí and Marlene Roeckel(2005),“Rate of ammonia oxidation in a synthetic saline wastewater by a nitrifying mixed- culture”, Journal of Chemical Technology and Biotechnology, 80, pp 1261-1267.

20. Robert M. Durborow, David M. Crosby and Martin W. Brunson (1997), “Nitrite in Fish Ponds”, SRAC Publication No. 462.

21. Ramanlh, Ruben (1997), “Introduction to Wastewater treatment proceeses’’sette. Copyright

22.Ruth Francis-Floyd, Craig Watson (1990), “Ammonia, Department of Fisheries and Aquatic Sciences, Florida Cooperative Extension Service, Institute of Food and Agricultural Sciences, University of Florida, First published, February 2005, pp 4.

23. R.E. McKinney (1967), “Biological treatment systems For Refinery waste”, JwPCF, pp 39, 348- 359.

24.Tunick, M H. A. Friedman and D.G. Bailey (1981), “ Treatment of Tannery Bearnhouse waste with a Bench- cales Anaerobic Reator’’, Proc. 13th Mid- Athlantic Ind. Waste conf, Ann Arbor science Publishers, Inc.pp 197-207

24.Website: http://edis.ifas.ufl.edu 25. Website:http://www. biofilters.com.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải của làng nghề sản xuất miến dong Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w