Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện” (Trang 41 - 44)

Thực hiện theo kế hoạch, kết quả đánh giá trọng yếu và rủi ro được phản ánh trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. Trong bước công việc này các KTV thực hiện các thủ tục theo đúng những thiết kế, thủ tục được nêu trong kế hoạch.

Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết, KTV phát hiện được những sai phạm trọng yếu sau:

- Kết quả kiểm kê hàng tồn kho cho thấy hàng tồn kho được phản ánh trên sổ sách đơn vị ngày 31/12/2008 là có thật và được đánh giá đúng. Tuy nhiên, KTV phát hiện một hàng hóa của công ty ABC áp dụng sai phương pháp tính giá làm giá trị hàng tồn kho giảm đi so với kết quả tính theo phương

pháp đúng là 400.000.000 VNĐ, làm giá vốn hàng bán tăng lên tương ứng là 400.000.000 VNĐ.

- Kết quả kiểm tra cho thấy kế toán bán hàng bỏ sót một khoản doanh thu (chưa thu tiền) trị giá 810.200.000 VNĐ (chưa bao gồm VAT 10%). Giá vốn của lô hàng này là 490.000.000 VNĐ.

Đối chiếu với kế hoạch được đưa ra, KTV nhận thấy cần phải điều chỉnh lại việc đánh giá khoản mục doanh thu. Thủ tục bổ sung như sau:

Mô tả vấn đề Thủ tục bổ sung

Kế toán bỏ sót nghiệp vụ ghi nhận doanh thu

Kiểm tra chi tiết sổ cái sổ chi tiết các TGNH. Đối chiếu với phiếu thu. Soát xét chứng từ thu tiền.

Tiếp đó, KTV tổng hợp các bút toán điều chỉnh lớn hơn 2% mức trọng yếu kế hoạch:

 Với nghiệp vụ áp dụng sai phương pháp tính giá làm giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán giảm 400.000.000 VNĐ. Bút toán điều chỉnh được đưa ra:

Nợ TK 156 : 400.000.000 Có TK 632 : 400.000.000

Nghiệp vụ này làm ảnh hưởng đến các khoản mục trên báo cáo tài chính như sau:

- Báo cáo kết quả kinh doanh: Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán tăng 400.000.000 VNĐ làm Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm tương ứng 400.000.000 VNĐ; Lợi nhuận kế toán trước thuế giảm

400.000.000 VNĐ; Thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 100.000.000 VNĐ; Lợi nhuận sau thuế giảm 300.000.000 VNĐ.

- Bảng Cân đối kế toán: Bên Tài sản giá trị khoản mục Hàng tồn kho giảm 400.000.000 VNĐ; bên Nguồn vốn Lợi nhuận chưa phân phối giảm 300.000.000 VNĐ, Thuế và các khoản phải nộp giảm 100.000.000 VNĐ.

 Với nghiệp vụ kế toán không ghi nhận doanh thu, bút toán điều chỉnh như sau: (a) Nợ TK 632 : 490.000.000 Có TK 157 : 490.000.000 (b) Nợ TK 131 : 891.220.000 Có TK 511 : 810.200.000 Có TK 3331 : 81.200.000

Nghiệp vụ này ảnh hưởng đến:

- Báo cáo kết quả kinh doanh: Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 810.220.000, Giá vốn hàng bán giảm 490.000.000 VNĐ làm Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm tương ứng 320.220.000 VNĐ; Lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 320.220.000 VNĐ; Thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 80.055.000 VNĐ; Lợi nhuận sau thuế giảm 240.165.000 VNĐ.

- Bảng Cân đối kế toán: Bên Tài sản giá trị khoản mục Hàng tồn kho tăng 490.000.000 VNĐ, Phải thu khách hàng giảm 891.220.000 VNĐ; bên Nguồn vốn Lợi nhuận chưa phân phối giảm 240.165.000 VNĐ, Thuế và các khoản phải nộp giảm 161.255.000 VNĐ.

Tổng hợp sai phạm phát hiện của KTV cho hai nghiệp vụ trên: 1.291.220.000 VNĐ nhỏ hơn mức trọng yếu kiểm toán kế hoạch là 5.440.000.000 VNĐ. Do đó ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài chính là không trọng yếu.

Tiếp đó, KTV yêu cầu khách hàng ABC thực hiện điều chỉnh theo các bút toán trên. Khách hàng ABC chấp nhận điều chỉnh theo KTV.

Do phát hiện ra sai phạm nhưng ảnh hưởng không trọng yếu và khách hàng chấp nhận điều chỉnh, KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện” (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w