Đối với Nhà Nước

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện” (Trang 66 - 70)

Đầu tiên là ban hành các văn bản pháp lý về trách nhiệm của các công

ty kiểm toán như Luật Kiểm toán độc lập, các quy định về bảo hiểm nghề nghiệp bắt buộc, tăng cường các chế tài xử phạt hành vi vi phạm đạo đức hành nghề của KTV.

Sau 17 năm hoạt động (từ năm 1991 đến nay), kiểm toán độc lập ở VN đã phát triển nhanh về số lượng, quy mô, các công ty kiểm toán độc lập và số lượng KTV từng bước nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp. Hầu hết các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng được tín nhiệm, được xã hội thừa nhận.

Luật KTĐL phải đáp ứng được đầy đủ vai trò, vị trí hoạt động KTĐL trong nền kinh tế quốc dân.

Nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh, nhiều quy định trong Nghị định về kiểm toán độc lập không còn phù hợp với thực tế, đặc biệt là một số quy định mang tính hành chính, bao cấp về trách nhiệm, cứng nhắc về thủ tục, không phù hợp với thông lệ quốc tế nên rất khó khăn khi triển khai trong thực tế như quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về kiểm toán độc lập là Bộ Tài chính. Theo đó, Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán và cập nhật kiến thức hàng năm, thực hiện đăng ký và quản lý hành nghề hoạt động kiểm toán, kiểm tra chất lượng hoạt động kiểm toán…

Để thích ứng với sự phát triển phong phú và đa dạng của các hoạt động kinh tế, tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường và tăng cường công tác quản lý nhà nước, hệ thống pháp luật kinh tế đã được xây dựng và hoàn thiện

như: Luật DN, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán,…Trong điều kiện đó Luật KTĐL cần đáp ứng được yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường, đảm bảo được hiệu lực pháp lý đầy đủ để thực hiện đúng vị trí, vai trò cung cấp sự “chứng thực” cho xã hội của hoạt động KTĐL và đồng bộ với hệ thống pháp luật kinh tế hiện hành.

Quy định trong Luật KTĐL phải phù hợp và đầy đủ so với thông lệ quốc tế và đòi hỏi của thị trường Việt Nam, cụ thể:

Qua kiểm tra hàng năm cho thấy chất lượng hoạt động kiểm toán của nhiều DNKT nhỏ nói chung còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, vì vậy Luật KTĐL cần quy định các nội dung liên quan đến chất lượng hoạt động kiểm toán (như bắt buộc hồ sơ kiểm toán phải qua 3 cấp độ soát xét, về kiểm tra chất lượng hoạt động kiểm toán của từng DNKT…)

Theo thông lệ các nước, KTV hành nghề phải là hội viên, phải đăng ký và chịu sự quản lý hành nghề bởi 1 tổ chức nghề nghiệp mà cơ quan nhà nước không quản lý hành nghề. Ở Việt Nam, các quy định về đăng ký và quản lý hành nghề cũng như kiểm soát chất lượng hành nghề còn khác biệt so với thông lệ quốc tế, đó là phân theo từng hoạt động dịch vụ. Theo đó, 1 KTV hành nghề muốn thực hiện các dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải đăng ký, chịu sự quản lý, kiểm tra chất lượng hành nghề của các tổ chức khác nhau làm tăng thủ tục hành chính không cần thiết và đi ngược với chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Nhà nước. Do vậy, các quy định liên quan đến quản lý nhà nước đối với các hoạt động: KTĐL, hành nghề kế toán, làm đại lý thuế và thẩm định giá phải được phối hợp nghiên cứu một cách đồng bộ để quản lý có hiệu quả các hoạt động trên đồng thời phải đảm bảo đơn giản thủ tục hành chính và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đối tượng áp dụng Luật KTĐL cần bao quát, đầy đủ và toàn diện hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng được các bước chuyển đổi về nghề nghiệp kiểm toán trong thời kỳ đổi mới, nhằm đảm bảo cho kiểm toán Việt Nam hội nhập với kiểm toán khu vực và quốc tế.

Theo Nghị định về kiểm toán độc lập, Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về kiểm toán, nhưng theo thông lệ quốc tế, kiểm toán độc lập là hoạt động độc lập, khách quan, cần được hành nghề theo những thông lệ, chuẩn mực do các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán công bố. Do đó, trong tương lai gần, ngoài Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về kiểm toán độc lập cần được luật hoá để giảm bớt công việc của cơ quan quản lý nhà nước. Việc luật hoá các quy định liên quan đến trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán độc lập làm cơ sở pháp lý để chuyển giao dần các công việc quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán cho Tổ chức nghề nghiệp đồng thời cũng là công việc phải triển khai để thực hiện các cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

Nghị định về kiểm toán độc lập chưa quy định việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện đối với các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, các vấn đề này phải được xem xét thận trọng và quy định chặt chẽ, rõ ràng các điều kiện thành lập, trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp kiểm toán, của khách hàng (đơn vị được kiểm toán).

Nội dung Luật KTĐL cần quy định kiểm toán bắt buộc

Cho tới nay, qua thực tế hoạt động kiểm toán, DN và Nhà nước đều thấy cần thiết phải kiểm toán để góp phần thực hiện công khai, minh bạch BCTC và làm lành mạnh hoá môi trường đầu tư và nền tài chính quốc gia, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các DN. Mặt khác, lực lượng các DNKT

hiện nay đã đủ đáp ứng nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng hiện nay. Do đó, Nhà nước cần có quy định kiểm toán bắt buộc đối với tất cả những DN có quy mô lớn hoặc vừa cho tất cả các loại hình DN và phù hợp với thông lệ chung của các nước để đáp ứng trong quá trình hội nhập.

Các quy định hiện hành về đối tượng kiểm toán bắt buộc chưa thực sự đáp ứng đầy đủ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đối với việc xây dựng nền tài chính lành mạnh, công khai và minh bạch. Theo Luật KTNN thì mọi tổ chức đơn vị quản lý và sử dụng NSNN, công quỹ và tài sản nhà nước đều phải được kiểm toán của KTNN. Nhưng tất cả các DN có quy mô lớn và vừa thuộc các loại hình DN TNHH, hợp danh, tư nhân có tác động rất lớn đối với nền tài chính quốc gia chưa thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán BCTC.

Thực trạng đó đã ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTĐL. Để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn hoạt động kiểm toán và khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về KTĐL đòi hỏi phải ban hành Luật KTĐL nhằm điều chỉnh tổ chức hoạt động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các DNKT và KTV cũng như các đối tượng phải và cần được kiểm toán một cách đầy đủ, toàn diện hơn, tương xứng với vai trò, vị trí của KTĐL trong xã hội.

Tiếp đó là, thúc đẩy tiến trình thành lập Hiệp hội KTV và giao cho

Hiệp hội thêm nhiệm vụ đánh giá và kiểm tra chất lượng kiểm toán của các công ty, chất lượng của các nhân viên chuyên nghiệp trong các công ty kiểm toán và hỗ trợ đào tạo nhân viên cho các công ty.

Tiếp nữa là, hướng tới việc quốc tế hoá chứng chỉ KTV hành nghề của

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện” (Trang 66 - 70)