Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam đến 2010.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.DOC (Trang 56 - 57)

- Khu công nghiệp Đồng Văn

3.1.1.Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam đến 2010.

b. Kết quả triển khai thực hiện dự án.

3.1.1.Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam đến 2010.

Hà Nam đang trong giai đoạn đầu thực hiện chủ trương chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, mà trọng tâm là phát triển các khu công nghiệp địa bàn tỉnh. Mặt khác, do làm công nghiệp nên phần lớn diện tích đất nông nghiệp dã chuyển đổi, vấn đề trước mắt đặt ra là giải pháp giải quyết lao động dôi dư và áp lực về giải quyết việc làm cho người lao động đến tuổi lao động không có việc làm. Trong thời gian đầu phát triển công nghiệp, chủ trương của tỉnh ưu tiên phát tiển các nghành công nghiệp tạo ra nhiều công ăn việc làm, tập trung phát triển những ngành có lợi thế và có thể cạnh tranh trong và ngoài nước như: Dệt may, da giầy, chế biến, thực phẩm, sản xuất, vật liệu chịu lửa… và một số ngành công nghiệp khác: công nghiệp lắp ráp thiết bị điện, điện tử. Công nghiệp không khói (phát triển du lịch sinh thái)… Định hướng cụ thể các ngành công nghiệp chính của Hà Nam đến 2010 trong danh mục cần thu hút của tỉnh giai đoạn 2006 – 2010.

+ Sản xuất vật liệu chịu lửa: Tỉnh đang có chủ trương xây dựng một nhà

máy sản xuất các loại vật liệu chịu lửa có công suất 15.000- 20.000 tấn / năm. Trên địa bàn huyện Kim Bảng để phục vụ nhu cầu các tỉnh lân cận.

+ Sản xuất, lắp giáp thiết bị điện, điện tử: Với chủ trương xây dựng các nhà

máy, xí nghiệp sản xuất lắp giáp cơ khí thiết bị điện, điện tử có công suất 5-6 triệu sản phẩm/ năm tại các khu công nghiệp tỉnh.

+ Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu: với chủ trương đẩy mạnh các đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh đưa chăn nuôi trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. Tỉnh có chủ trương cải tạo đàn gia cầm 1 triệu con/năm và toàn bộ đàn lợn của tỉnh. Xây dựng nhà máy chế biến thịt xuất khẩu 10.000 tấn / năm

+ Phát triển du lịch sinh thái: Để khai thác triệt để sự thiên phú về vị trí địa lý, về quang cảnh thiên nhiên với cửa sông Châu Giang và 585ha mặt nước Hồ Tam Trúc, 600 ha khu sinh thái trên địa bàn huyện Kim Bảng. Tỉnh đang chủ trương xây dựng khách sạn, khu vui chơi giải trí thể thao, các dịch vụ du lịch nghỉ ngơi, sân quần vợt, sân tennit, bến du thuyền…

Ngoài ra tỉnh cũng chủ trương phát triển các làng nghề, các ngành tiểu thủ công nghiệp để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

Khuyến khích phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nguồn vốn tư nhân, tạo ra mạng lưới vệ tinh sản xuất, gia công cho các công ty lớn.

Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2010 với tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 50% GDP và giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 20,5%/ năm. Tỉnh đã có quan điểm phát triển lại KCN như sau : Xây dựng các KCN cần được luận chứng và chuẩn bị kỹ về mọi mặt. Trứơc hết tập trung vào KCN có điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng, có nguồn nguyên liệu thuận lợi có sức hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước, có tác động nhanh chóng phát triển kinh tế Hà Nam.

Cụ thể với các KCN hiện nay: ưu tiên phát triển nghành công nghiệp được coi là chủ đạo của Hà Nam : Công nghiệp xi măng, công nghiệp sản xuất vật liệu chịu lửa, công nghiệp dệt .

Các KCN cần xem xét, phát triển thực hiện chuyển một bộ phận lao động từ nông thôn ra thành thị, thu hút mạnh bộ phận nông nghiệp .

Đi đôi với phát triển các KCN thì xây dựng đồng bộ các khu dân cư đô thị, trung tâm thương mại và dịch vụ các công trình văn hóa.

Dự kiến đến năm 2010 có 5 KCN và 7 cụm công nghiệp, 10 cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề .

(Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVII)

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.DOC (Trang 56 - 57)