- Khu công nghiệp Đồng Văn
b. Kết quả triển khai thực hiện dự án.
3.2.4. Kinh nghiệm của Khánh Hoà.
Tỉnh Khánh Hoà có một số cơ chế, chính sách ưu đãi liên quan đến đất đai và cơ sở hạ tầng như sau:
- Ngân sách Nhà Nước đảm bảo hỗ trợ vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN.
- Miễn tiền thuê đất nguyên thổ cho doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sơ hạ tầng.
- Miễn tiền thuê đất nguyên thổ cho các doanh nghiệp trong suốt thời gian hoạt động tại KCN.
Tóm lại: Qua nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của các tỉnh đã nêu trên ta thấy: qua kinh nghiệm của Đà Nẵng và Dung Quất có thể thấy vai trò hỗ trợ của chính quyền địa phương rất quan trọng, từ bảo lãnh vay vốn đến quảng bá hình ảnh và đơn giản hoá các thủ tục hành chính. Còn kinh nghiệm của Tân Tạo có thể thấy thành công của một mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ gần như trọn gói cho các doanh nghiệp đến đầu tư.
Còn với Hà Nam là tỉnh mới trong giai đoạn đầu xây dựng KCN thì theo tôi cần xây dựng các điều kiện sau để thu hút đầu tư vào KCN:
- Phải có một kế hoạch tốt trong xây dựng KCN bao gồm từ kế hoạch mục tiêu đến kế hoạch khuyếch trương, vận động, quảng cáo thu hút đầu tư.
- Phải mạnh dạn đầu tư xây dựng và đảm bảo cung cấp đủ các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp. Đó là cơ sở hạ tầng kinh tế thông tin giúp cho các doanh nghiệp cập nhật những thông tin, trao đổi với các doanh nghiệp khác về hợp đồng kinh tế …
- Xây dựng các KCN có vị trí hợp lý: Gần nguồn nguyên liệu, thuận tiện giao thông vận tải… Để các doanh nghiệp thuận tiện trong sản xuất và kinh doanh.
- Ngoài ra việc xây dựng KCN phải thống nhất giữa mục tiêu đặt ra và chính sách thực hiện. Ví dụ như mục tiêu trước mắt là xây dựng KCN nhằm đáp ứng việc giải phóng lao động ra khỏi nông nghiệp, thì các KCN phải thu hút các nhà đầu tư với các dự án cần nhiều lao động địa phương.