Bộ phận đẩy chai vào hộp xích.

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ sản xuất Công ty Rượu Hà Nội (Trang 33 - 39)

Gồm một cơ cấu thanh song song chuyển động song phẳng.

Tác dụng chính là đẩy vỏ chai từ ngoài băng chuyền vào vị trí đặt chai trên xích. Qũy đạo chuyển động của các thanh sắt này là hình bình hành.

Khi chai được đưa vào trong cùng có một thanh sắt chuyển động theo chu kỳ từ dưới lên trên đẩy các chai từ ngoài vào trong các hộp chai trên xích. Có hai thanh hoạt động đồng thời đảm bảo sau một vòng quay của trục quay có hai lần chai được đưa vào trong hộp. Sau mỗi vòng quay, thanh này lại trở về vị trí ban đầu thực hiện một chu kỳ tiếp theo.

4.1.2. Xích gắn các hộp chứa chai.

Có cấu tạo tương tự một vòng xích lớn. Mỗi mắt xích ở đây là một thanh ngang chứa 15 hộp nhỏ, mỗi hộp để chứa một vỏ chai. Các hộp con trên cùng một thanh thì được gắn cứng với nhau, còn các thanh này nối lỏng với nhau và cùng chuyển động trên một cơ cấu bánh trượt.

Xích này là phần quan trọng nhất của máy rửa. Tác dụng của nó là bộ phận gắn các vỏ chai, vận chuyển chúng đến các vùng khác nhau trong máy rửa.

Là khu vực dưới của máy, vỏ máy chính là thành bể. Dịch ngâm được bơm vào. Dịch này có thể là nước máy qua xử lý (nếu chai mới), hoặc là xút hay axit loãng khi chai bẩn hoặc chai đựng rượu vang.

Bể ngâm được nối với 4 bơm tuần hoàn. Bơm chỉ được sử dụng khi ngâm chai bằng nước thường. Khi đó, bơm có nhiệm vụ hút nước từ bể ngâm bơm với áp suất cao nên giàn phun nước. Nước này xối vào phía trong chai rồi trở lại bể ngâm. Dưới đáy bể có cửa thoát dịch tràn ra ngoài liên tục. Nếu vỏ chai tái sử dụng thì cần rửa bằng tay sơ bộ, sau đó chuyển vào máy. Trường hợp này thường phải dùng xút hay axit với nồng độ 2÷3% để ngâm. Đôi khi nếu chai bẩn cần ngâm trong dịch xút 65oC. Lượng dịch trong bể ngâm luôn ổn định ở mức 4.5÷5m3.

4.1.3. Giàn phun nước rửa chai.

Được ghép bởi các ống dẫn nước tạo thành một giàn. Các ống này đặt song song với nhau, khoảng cách giữa hai ống liên tiếp chính bằng khoảng

cách giữa hai hàng chai liên tiếp trên xích. Trên mỗi ống có các lỗ nhỏ cách đều nhau một khoảng bằng khoảng cách giữa hai chai gần nhau trên cùng một hàng. Nước sạch được phun liên tục nhờ bơm qua các lỗ này tia với áp suất lớn có tác dụng làm sạch phần trong của chai vừa mới ngâm. Do chu trình chuyển động của xích mà mỗi chai lần lượt được phun ở từng vị trí khác nhau đến khi đi vào khoang sấy. Ngoài tác dụng phun nước lạnh thì giàn phun nước còn giữ nhiệm vụ phun nước nóng trong trường hợp cần thiết. Nước nóng được đưa vào từ một đường riêng bên ngoài nhờ áp suất cao phun vào các chai làm chúng sạch hơn.

4.1.4. Khoang sấy.

Công đoạn cuối cùng là sấy. Qúa trình sấy được tiến hành trong khoang sau cùng trước khi ra. Tác nhân sấy là hơi nóng trực tiếp. Tác dụng của sấy là làm khô phía trong chai trước khi chiết chai, tránh nhiễm tạp cũng như đảm bảo độ thuần khiết của sản phẩm. Phía trên khoang sấy là cột thoát hơi nước sau sấy nối ra ngoài không khí.

Tuy nhiên xét từ thực tế sản phẩm mà có thực hiện công đoạn này hay không. Thường chỉ sấy vỏ chai chứa rượu vang do sản phẩm này đòi hỏi cao về chất lượng vệ sinh và chất lượng cảm quan. Các sản phẩm khác như: rượu cao độ, rượu pha chế…không nhất thiết phải sấy vỏ chai.

4.1.5. Bộ phận đẩy chai ra ngoài.

Về cơ bản, bộ phận này hoạt động ngược nhưng tương tự với bộ phận đẩy chai vào. Chỉ khác ở chỗ khi chai được thanh sắt hạ xuống thì có một tấm làm nhiệm vụ đẩy các chai ra băng tải bên ngoài.

4.1.6. Các công đoạn phụ khác.

Vỏ chai trước khi vào và sau khi ra khỏi máy đều được dẫn bởi hệ thống băng chuyền. Trước khi vào cần phải có công nhân vận chuyển chai từ bãi tập chung đến băng và xếp chai vào băng. Trên đường vaò băng, các chai đi

qua một vòi phun nước sơ bộ với mục đích rửa bên ngoài chai. Tại chỗ cửa vào và ra của vỏ chai có công nhân với nhiệm vụ kiểm soát chai vào, ra đều và liên tục, ngừng chạy máy nhờ hộp điều khiển mỗi khi có sự cố trên dây chuyền.

 Kiểm tra chai sau khi rửa: nhờ ánh sáng của đèn, người công nhân có nhiệm vụ kiểm tra bằng mắt thường các loại chai chạy qua để loại ra các chai có dấu hiệu chưa sạch. Những chai này được đưa trở về rửa lại.

 Nhận xét:

- Máy được thiết kế cho loại chai tiết diện ngang là hình tròn, dung tích nhỏ hơn 65ml. Trong sản xuất còn tận dụng dùng rửa loại chai có tiết diện hình chữ nhật (chai Nếp mới 650) nên thường bị kẹt chai tại cửa vào và ra, công nhân thường phải sử lí thủ công.

- Đương nhiên các loại chai co kích cỡ khác nhau như chai Nếp mới 20ml, chai nhựa…đều phải rửa thủ công, không thể sử dụng máy này. Do đó, chất lượng vệ sinh khó có thể đảm bảo.

- Thực tế, rất ít khi rửa bằng hóa chất nước nóng.

- Mức độ tự động hóa cao, chỉ cần 6 công nhân cho một ca sản xuất. Việc kiểm tra chai sau khi rửa bằng nước thường nên độ chính sác chưa cao. Máy tuy không gây nguy hiểm nhiều với công nhân nhưng gây tiếng động lớn.

- Năng suất: 6000chai/h . 4.2. Chiết chai.

Chai sau khi rửa sạch được băng tải chuyển đến khu vực chiết chai tư động. Ở đây rượu được chiết vào chai theo phương pháp hút chân không kết hợp với thủy lực.

Nguyên tắc làm việc của máy: Khi vào khu vực chiết, bánh xe hình sao chuyển chai đặt vào vị trí của áp đầu trên.Theo vòng quay của rulô chai quay đến vị trí rốt, ở vị trí này máy nén thủy lực nén đầu áp với áp suất khoảng 10atm nâng chai nên tiếp xúc với áp đầu trên mở supap, không khí trong chai được hút ra ngoài qua hệ thống hút chân không và rượu từ thùng chứa chảy vào trong chai. Chai rượu đày, theo phương vòng quay của rulô tới vì trí mà máy nén hút đầu chai khỏi áp đầu trên. Sau đó chai được chuyển ra ngoài nhờ một bánh xe hình chai khác.

4.3. Xiết nút chai.

 Thiết bị xiết tự động:

- Chai sau khi được xiết ở thiết bị chiết chai được đặt nút nên miệng chai theo cách thủ công rồi nhờ băng tải dẫn đến khu vực xiết nút. - Đối với các loại chai có vỏ nhựa bọc trên cổ như rượu Thanh Mai,

Vang chát… chai được chuyển qua ba hộp chứa hơi. Đây là các hộp rỗng bằng kim loại. Hơi được cấp vào liên tục. Nhiệt được truyền qua thành hộp làm vỏ nhựa trên cổ chai co lại.

- Các chai tiếp tục chuyển nên băng tải rồi nhờ một bộ phân đặc biệt 3 và 4 đưa chai vào thiết bị xiết nút chai 5.

- Đây là một thiết bị cơ học. Bộ phận chính là một trục quay 5.4 gắn cứng với bộ phận dỡ và nâng chai 5.1. Chúng được gắn trên mình các ổ quay 5.5. Mỗi ổ này có gắn hai cặp vòng kim loại xiết nắp 5.3. Các ổ quay này vừa quay quanh trục quay để vận chuyển chai, lại vừa tự quay quanh mình nó. Chính chuyển động tự động quay này làm cho các vòng kim loại xiết chặt theo đường ren trên cổ chai. Khi trục quay chuyển động được một vòng cũng là lúc mỗi chai được xiết nắp và đi ra ngoài nhờ bộ phận 3 và 4.

- Chai đã xiết nút tiếp tục trên băng chuyển đi đến bộ phận kiểm tra nút chai.

- Tương tự như việc kiểm tra vỏ chai sau khi rửa, công việc này được thực hiện thủ công với sự trợ giúp của đèn chiếu và một gương phản chiếu. Công nhân dùng mắt thường để loại bỏ các chai có náp bị rách.

4.4. Thiết bị phun mực – dán nhãn. Được đặt sau thiết bị xiết nút.

Mục đích: In ngày sản xuất trên nắp chai

Đây là thiết bị điện tử gồm có một cảm biến quang để nhận biết sự xuất hiện của chai, chuyền tín hiệu để bộ phận phun mực in ngày sản xuất nên năp chai. Thiết bị này mới được đưa vào áp dụng, đang ở trong giai đoạn thử nghiệm.

Chai sau khi được phun mực tiếp tục qua hệ thông đăng tải, dẫn vào hệ thông dán nhãn. Tại đây, trục quay dẫn chai đến vị tri 4. Mặt trái của nhãn được áp vào vị trí một của rulô giữ nhãn, vị trí này được phết hồ khi qua vị trí 2. Theo vòng quay của rulô nhãn được chuyển đến vị trí 3. Lúc này mặt trái của nhãn được lật ra và đến vị trí 4 thì nhãn được dính vào chai. Hai mép ngoài của nhãn được miết bằng hai cặp chổi. Sau khi đã được dán nhãn, chai được bộ phận dẫn đưa ra ngoài.

Sau mỗi vòng quay, có 6 chai được dán nhãn.

Tuy nhiên máy này chỉ được sử dụng với loại chai tròn (650ml và 500ml) còn các loại chai khác đều thao tác thủ công.

4.5. Chọn rượu.

Chai rượu sau khi đã dán nhãn được đưa đến bộ phận chọn rượu, soi chai. Ở bộ phận này chai được kiểm tra một cách thủ công (bằng mắt thường), dưới ánh đèn. Chai đục hoặc có cặn bẩn sẽ bị loại ra. Song song với

thao tác này công nhân còn dùng khăn lau bề ngoài của chai, tăng giá trị thẩm mỹ của chai rượu. Sau khi đã được dán nhãn, chai rượu được xếp vào thùng cactông chuyển vào kho. Công đoạn này làm tủ công nên cần khá nhiều công nhân cho một vài công đoạn khác nhau.

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ sản xuất Công ty Rượu Hà Nội (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w