Quan điểm hiệu quả kinh tế xã hội trong thiết lập hệ thống Logistics

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống Logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 38 - 41)

Khi thiết lập hệ thống Logistics cho VKTTĐPN, tác giả sẽ đặt hiệu quả kinh tế xã hội lên trên khi phân tích chi phí Logistics. Trong cùng một thời điểm, với điều kiện bình thường của nền kinh tế thì các chi phí mua hàng, xử lý thông tin, dịch vụ khách hàng, và dự trữ có tác động ít đến chi phí Logistics. Tác giả sẽ tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và chi phí Logistics:

Chi Phí Vận tải Efre:

o Gọi FX là chi phí vận tải từ đầu hệ thống đến thị trường tiêu thụ X.

o FAX , FBX, FCX : Chi phí vận tải (Freight) từ TT A, B, C đến nơi tiêu thụ X.

Chi Phí kho bãi Estor: Gồm hai loại chi phí là lưu kho và tác nghiệp.

o HAX , HBX, HCX Chi phí tác nghiệp( Handling Cost) từ các TT A, B, C đến nơi tiêu thụ X. Phí này bao gồm các chi phí giám sát, xếp dỡ tương ứng với các hình thức phân phối của các TT A, B, C.

o SA, SB, SC Phí lưu kho (Storage Cost) tại A, B, C.

ELog: Logistics Expense: Chi phí Logistics.

ILog: Logistics Income: Thu nhập từ hoạt động Logistics.

LE: Economics Loss : Thiệt hại kinh tế xã hội là các chi phí mà nền kinh tế và xã hội phải trả khi phương thức phân phối nào đó ứng dụng

Є : Effectiveness : Hiệu quả kinh tế xã hội

Có nhiều cách lưu chuyển giữa A<->X nên phải tính toán đến chi phí Logistics: Phân phối trực tiếp : Dùng phương tiện vận chuyển trực tiếp từ TT A đến X: Chi phí Logistics ELog: Cho việc lưu chuyển trực tiếp sẽ là:

ELog = EAX = SA + HAX + FAX

Chi phí vận chuyển sẽ tăng dần tùy theo bán kính địa lý hay địa hình khó khăn… Đến lúc nào đó tính hiệu quả của TT A mất đi: Do tăng tổng chi phí, mất chủ động nguồn hàng, thì thay vào đó người ta sẽ chuyển sang sử dụng phương thức mới.

Phân phối gián tiếp:

Sử dụng TT Logistics B để điều tiết hàng, mối liên hệ giữa A và B là mối liên hệ hệ thống.

ELog = EABX= SB+( HAB + HBX)+ (FAB + FBX)

Sử dụng TT Logistics C để điều tiết hàng, mối liên hệ giữa A ,B, C là mối liên hệ hệ thống.

ELog = EABCX= SC+( HAB + HBC+ HCX)+ (FAB + FBC+ FCX).

Khi so sánh các phương án phân phối cho một tập hợp thị trường, người ta tính toán đến hiệu quả kinh tế mà phương án đó mang lại cho thị trường đó, hiệu quả này tính bằng thu nhập từ việc thực hiện quá trình phân phối sản phẩm đến điểm cuối trừ đi chi phí Logistics và thiệt hại kinh tế mà phương thức đó mang lại.

Є = ILog - ELog .- LE .

Mỗi TT sẽ hình thành lên một thị phần riêng mà tại khu vực đó hiệu quả kinh tế của TT là tối ưu, đồng thời thiết lập bán kính phân phối và đường giới hạn mà tại đó hiệu quả kinh tế của các phương thức bằng nhau (xem hình 1.4).

Mô hình hệ thống Logistics sẽ lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm nền tảng, ứng dụng quan điểm quản trị Logistics tích hợp để xây dựng các TT Logistics với vị trí tối ưu, có thể kết nối được nhiều phương thức vận chuyển nhất nhằm phát huy thế mạnh của từng phương thức. Tập trung được nghiệp vụ xử lý đơn hàng và thông tin, các tác nghiệp kho bãi để giảm thiểu tổng chi phí.

Trung tâm Logistics

cấp độ B Thị trường cung cấp của B1: KCN, nhà máy, NTD TT của hệ thống Logisticscs: Cảng biển – Trung tâm Logistic Thị truờng cung cấp của A: KCN, nhà máy, NTD – TT Logistics cấp độ B B1 B2 B3 B3 Giới hạn hiệu quả vận chuyển

Chương 2

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA VKTTĐPN

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống Logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 38 - 41)