ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA VKTTĐPN

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống Logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 73 - 75)

Từ những phân tích và đánh giá từng bộ phận cấu thành hệ thống Logistics đề tài xây dựng ma trận SWOT của toàn bộ hệ thống:

S: Strengths: Điểm mạnh:

• Hệ thống Logistics nằm trong VKTTĐPN là TT kinh tế lớn nhất cả nước.

• Hệ thống sông rạch tự nhiên hình thành các tuyến vận tải thủy của VKTTĐPN.

W: Weakness: Điểm yếu:

• Hệ thống cảng biển nằm sâu trong đất liền, mớn nước thấp. Mức đầu tư nhỏ, manh mún, không có sự liên kết với nhau, biểu cước cho hàng XNK cao.

• Các công nghệ thiết bị của cảng lạc hậu, không được chuyên môn hóa, năng suất thấp. Chi phí làm hàng cao.

• Hệ thống kênh phân phối yếu kém: Chủ yếu sử dụng đường bộ, thường xuyên bị ùn tắc, tải trọng chất lượng cầu đường không đáp ứng nhu cầu vận chuyển, giá cước nội địa cao. Đường sắt và đường sông chưa được quan tâm đầu tư.

• Các ICD và TT phân phối, hoạt động rời rạc, cạnh tranh lẫn nhau, chưa đóng góp được hiệu quả cho nền kinh tế, gây nhiều thiệt hại và lãng phí cho xã hội.

• Chưa hoạt động như một thể thống nhất, không có sự kết nối hệ thống có thể hỗ trợ nhau để phát huy tính đồng bộ và tổng lực. Chưa có TT Logistics ĐPT.

• Chi phí Logistics cao.

O: Opportunities: Cơ hội:

• Sản lượng hàng hóa tăng cao sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

• Nhiều hãng tàu và Logistics đang phát triển cụm cảng nước sâu Thị Vải- Cái Mép- Hiệp Phước thành cảng trung chuyển cho khu vực.

• Mở rộng thị trường vận tải và các kênh phân phối trên hệ thống sông Mekong.

T: Threatens: Đe dọa:

• Sự quá tải của giao thông đường bộ gây hậu quả nghiệm trọng đến toàn bộ nền kinh tế, xã hội.

• Các kênh rạch tự nhiên đang bị xuống cấp làm giảm chất lượng của vận chuyển.

• Quy hoạch Logistics không đồng bộ dẫn đến nền kinh tế hoạt động yếu kém, rời rạc và lãng phí tài nguyên.

Từ những cơ hội trên đề tài đề xuất phương hướng phát triển hệ thống Logistics lấy trung tâm là cụm Cảng Thị Vải đóng vai trò làm Cảng trung chuyển tầm khu vực, phát triển kênh phân phối theo dòng Mekong. Chuyển đổi công năng các cảng sâu trong nội địa thành các TT Logistics của VKTTĐPN và quan trọng nhất là phải liên kết theo cả chiều dọc và chiều ngang.

Phát triển hệ thống Logistics sẽ tận dụng điểm mạnh về hệ thống sông ngòi dày đặc như một kênh trung chuyển chính giúp giải tỏa sự quá tải của hệ thống giao thông đường bộ, lựa chọn lại các điểm có lợi thế tự nhiên có thể liên kết các phương tiện giao thông thành tập hợp các trung tâm Logistics ĐPT trong đó hợp nhất các tác nghiệp Logistics thành chuỗi cung ứng nội bộ để tối thiểu chi phí.

Chương 3

ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG LOGISTICS CHO VKTTĐPN

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống Logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)